4.1. Tìm hiểu quá trình phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Lạc Thủy,
4.1.2. Nguồn vốn và mục tiêu trồng rừng sản xuất ở huyện Lạc Thủy
4.1.2.1. Nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuất
Bảng 4.1. Nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuất ở huyện Lạc Thủy
Nguồn vốn Thời gian Vùng trồng (xã) Đối tượng
1. Vốn ngân sách Nhà nước trước chương trình 327 1975 – 1989 Rải rác ở các xã trong huyện Trồng rừng tập trung quy mô nhỏ
theo kế hoạch 2. Vốn ngân sách
Chương trình PAM (giai đoạn đầu) và 661 (vốn vay) 1990 – 1994 Rải rác ở các xã trong huyện Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc 3. Vốn dự án 327 1994 – 1998 Cao Phong, Lạc Thủy, Lương Sơn...
Đầu tư trồng rừng cho các hộ dân 4. Nguồn vốn dự án 661 1999 – 2010 Rải rác ở các xã trong huyện Đầu tư trồng rừng cho các hộ dân 5. Nguồn vốn tư nhân 2000 – nay Cao Phong, Lạc
Thủy, Kim Bôi... Một số trang trại
(Nguồn: Đoàn điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình)
Có thể thấy rằng nguồn vốn TRSX ở huyện Lạc Thủy không đa dạng lắm, tuy nhiên nguồn vốn lớn và tập trung nhất là nguồn vốn từ các dự án
40
trồng rừng nguyên liệu. Bên cạnh những nguồn vốn khác trong nước như ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch trồng rừng hàng năm (giai đoạn trước 1990) và vốn của chương trình 327 (giai đoạn 1994 – 1998), nguồn vốn dự án hỗ trợ nước ngoài cũng đã đầu tư trồng rừng sản xuất cho huyện Lạc thủy như dự án PAM đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển RTSX của huyện. Nguồn vốn tư nhân đầu tư vào trồng rừng sản xuất cũng bắt đầu được thực hiện từ những năm 2000 đến nay, tuy nhiên số lượng chưa nhiều và quy mô chưa lớn.
4.1.2.2. Mục tiêu trồng rừng sản xuất
Qua điều tra, khảo sát ở huyện Lạc Thủy cho thấy mục tiêu TRSX có thể chia thành 2 nhóm chính:
+ Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ: vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, nguyên liệu giấy dăm,...
+ Nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ: tre, luồng, mây, măng, mộc nhĩ, sa nhân,...
Với quy mô khối lượng sản phẩm tạo ra lớn và tập trung nên nhóm cung cấp sản phẩm gỗ RTSX có vai trò quan trọng hơn nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ. Tuy vậy, nhóm cung cấp LSNG cũng giữ vai trò không kém phần quan trọng đối với đời sống hàng ngày của một bộ phận người dân.
Hiện nay, rải rác ở các tỉnh chúng ta đã quy hoạch và xây dựng được một số các nhà máy giấy, dăm và chế biến lâm sản khác, những cơ sở chế biến này đã tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm RTSX. Mục tiêu trồng rừng cung cấp cho các nhu cầu về vật liệu xây dựng, gỗ gia dụng ở Lạc Thủy chưa rõ ràng, đặc biệt trên quy mô nhỏ.
Mục tiêu trồng rừng sản xuất của huyện Lạc Thủy được trình bày ở bảng 4.2.
41
Bảng 4.2. Mục tiêu trồng rừng sản xuất ở huyện Lạc Thủy Mục tiêu, sản phẩm trồng
rừng sản xuất Loài cây trồng chính
I/ Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ
1. Nguyên liệu giấy, dăm, bóc,... Các loại Bạch đàn, Keo,... 2. Vật liệu xây dựng Các loại Keo, Bạch đàn,...
3. Gỗ gia dụng Các loại Keo, Xoan ta, Sấu, Lát hoa, Lim,...
II/ Nhóm cung cấp sản phâm ngoài gỗ
1. Thân tre, luồng, mây - Tre - Luồng - Mây
2. Nhóm thực phẩm Măng tre, măng luồng, mộc nhĩ, sa nhân...
(Nguồn: Đoàn điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình)
Có thể thấy rằng mục tiêu TRSX ở huyện Lạc Thủy đã được định hình khá rõ ràng, cụ thể nhằm cung cấp nguyên liệu giấy, dăm, bóc,... với loài cây chủ yếu là Bạch đàn, Keo các loại, Thông đuôi ngựa (nhưng rất ít),...
Về LSNG các sản phẩm như măng, tre, mây, mộc nhĩ, sa nhân... giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và tạo thêm thu nhập cho người dân.
42