Các giai đoạn phát triển rừng trồng và rừng trồng sản xuất của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 46 - 48)

4.1. Tìm hiểu quá trình phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Lạc Thủy,

4.1.1.Các giai đoạn phát triển rừng trồng và rừng trồng sản xuất của

Thủy, tỉnh Hòa Bình

4.1.1. Các giai đoạn phát triển rừng trồng và rừng trồng sản xuất của huyện Lạc Thủy huyện Lạc Thủy

Công tác trồng rừng nói chung và trồng rừng sản xuất ở huyện Lạc Thủy nói riêng về cơ bản có thể chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn trước 1990: Trong giai đoạn này công tác TRSX được thực hiện theo kế hoạch Nhà nước giao, quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ rải rác với diện tích không lớn với mục tiêu phủ xanh là chủ yếu, mục tiêu trồng rừng phòng hộ và sản xuất lúc này chưa được đặt ra. Nguồn vốn trồng rừng trong giai đoạn này chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước cấp.

- Giai đoạn từ 1990 đến nay:

Thời kỳ đầu của giai đoạn này (1990 – 1994), RTSX được xây dựng vẫn ở quy mô nhỏ, được thực hiện chủ yếu bởi lâm trường Lạc Thủy từ nguồn vốn vay ưu đãi. Trong giai đoạn này chương trình trồng rừng PAM đã tài trợ trồng rừng đặt nền móng cho công tác TRSX ở huyện Lạc Thủy. Song song với việc thực hiện dự án này, lâm trường Lạc Thủy bắt đầu TRSX bằng vốn vay ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển. Mục tiêu của dự án là “Hỗ trợ cho các hộ gia đình nông dân nghèo trồng rừng trên đất trống đồi trọc, giải quyết nhu cầu chất đốt, gỗ gia dụng và nâng cao năng lực phòng hộ của rừng, chống xói mòn, bảo vệ đất và cải thiện môi trường sinh thái”. Đầu tư trồng rừng của dự án không phải là tiền mặt mà là cấp gạo trực tiếp cho người dân. Theo cơ chế quản lý của dự án PAM thì trồng 1 ha rừng người dân được nhận 500 kg gạo và được hỗ trợ cây con, phân bón để trồng rừng. Người dân bỏ công sức của

38

mình ra để đào hố, trồng và chăm sóc cây trồng. Xong mỗi công đoạn thực hiện đều có nghiệm thu và đánh giá, trên cơ sở đó cấp gạo cho dân. Mục tiêu trồng rừng lúc này chủ yếu là phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nên chưa có sự phân định rõ ràng trồng rừng sản xuất hay rừng phòng hộ.

Loài cây chủ yếu là các loài Keo tai tượng và Bạch đàn trắng với nguồn giống không được chọn lọc kỹ. Phương thức trồng rừng chủ yếu là thuần loài với mật độ trồng 3.000 cây/ha.

Từ năm 1994 – 1998: Công tác trồng rừng của huyện được thực hiện theo chương trình 327 và được chia thành 2 giai đoạn:

+ 1994 – 1996: Công tác trồng rừng tập trung vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Trong giai đoạn này rừng trồng chủ yếu được xây dựng theo phương thức thuần loài, các loài cây rừng trồng chủ yếu là Keo lá tràm, Keo tai tượng và Bạch đàn trắng.

+ Từ 1996 đến cuối năm 1998: Chương trình trồng rừng được thực hiện theo quyết định số 556/TTg ngày 12/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Điều chỉnh bổ sung Quyết định số 327-CT”, thực chất là tập trung tạo mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng ở những vùng xung yếu. Rừng trồng được xây dựng theo phương thức hỗn giao giữa cây bản địa gỗ lớn, cây lấy quả, cây đặc sản có tác dụng phòng hộ lâu dài với các loài cây phù trợ.

Từ cuối năm 1999 đến nay: Trồng rừng và phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện được thực hiện theo Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661). Vấn đề TRSX mới được chú ý và được tập trung đầu tư khi Dự án vùng nguyên liệu nhà máy MDF (chế biến gỗ nhân tạo ván sợi ép) được xây dựng. Công ty lâm nghiệp Hòa Bình được giao thực hiện Chương trình xây dựng vùng nguyên liệu tập trung cho nhà máy MDF, kết quả đạt được có nhiều tiến bộ. Theo thống kê năm 2010, diện tích rừng trồng của huyện Lạc Thủy là

39

9.692,6 ha. Ngoài loài cây trồng rừng chính vẫn là Keo tai tượng và Keo lai, lâm trường Lạc Thủy đã đưa vào trồng thêm Bạch đàn Urophylla (nguồn giống do trường Đại học lâm nghiệp cung cấp) năng suất cao đã qua khảo nghiệm và được nhân giống bằng phương pháp nuôi cây mô, giâm hom, hứa hẹn cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 46 - 48)