Thực trạng tổ chức quản lý, sản xuất lâm nghiệp trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 43 - 46)

nghiên cứu.

3.2.6.1. Về tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất

- Công tác tổ chức quản lý: có Hạt kiểm lâm, Trạm khuyến nông – khuyến lâm, Ban quản lý dự án rừng phòng hộ và Ban quản lý hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất cấp huyện, lâm trường, ban lâm nghiệp xã.

- Chỉ đạo sản xuất: xã có cán bộ lâm nghiệp, ban phát triển rừng; huyện có cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án.

3.2.6.2. Thực trạng sản xuất lâm nghiệp

Trong những năm qua toàn huyện trồng mới, chăm sóc được 6170,3 ha, trong đó: Rừng trồng: 6170,3 ha, rừng tự nhiên đã được cải tạo trồng mới thay thế cơ bản xong.

35

- Khai thác rừng và chế biến lâm sản: Chủ yếu khai thác rừng trồng bình quân 700 – 800 ha/năm với trữ lượng bình quân 80 m3 gỗ/ha cho sản lượng gỗ khai thác hàng năm khoảng 53.000 m3.

- Nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước đầu tư và vốn tự có của dân

* Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

- Thuận lợi:

+ Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế; Đảng bộ và chính quyền từ huyện đến xã luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân về mọi mặt, đặc biệt là trong phát triển kinh tế. Nhân dân được quyền chủ động phát triển kinh tế trên diện tích đất lâm nghiệp được giao khoán.

+ Đời sống nhân dân trong khu vực nghiên cứu trong những năm qua đã được nâng lên về mọi mặt. Bình quân lương thực: 346kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/người/năm.

+ Về xã hội: Do kinh tế những năm gần đây phát triển nên đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn được giữ vững. Phát huy sức mạng tổng hợp toàn dân tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

+ Tiềm năng: Nhìn chung khu vực nghiên cứu có đất đai, khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp sinh trưởng, phát triển tốt. Diện tích đất trồng phân bố khá tập trung, độ dốc không lớn tạo điều kiện cho tập trung đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh phát triển vốn rừng. Với địa hình, địa thế huyện Lạc Thủy cần phát triển nhanh diện tích RTSX để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, phòng hộ và môi trường bền vững.

36

Đất trống đồi núi trọc của huyện còn nhiều thích hợp cho nhiều loài cây trồng lâm nghiệp, nguồn lao đồng dồi dào, lực lượng cán bộ làm công tác kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo, quản lý các dự án. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, huyện Lạc Thủy đã thực hiện thắng lợi như: Dự án 3352, 327, 661, dự án vay vốn trồng rừng nguyên liệu nên nhân dân cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng rừng.

- Khó khăn:

+ Về cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn.

+ Sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, nhân dân chưa có tích lũy nhiều.

+ Khả năng huy động vốn thấp, dân số giảm chậm, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, vốn phục vụ cho sản xuất còn thiếu.

+ Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh nghề rừng còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược lâu dài; thủ tục hành chính trong khai thác, tiêu thụ sản phẩm còn phiền hà cho nhân dân. Lao động thiếu việc làm phải đi tìm việc làm tại nhiều địa phương khác.

37

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 43 - 46)