Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 28 - 30)

Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Các công trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai tương đối toàn diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ kỹ thuật cho tới kinh tế - chính sách,… Để nâng cao năng suất và chất lượng gỗ, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú trọng quan tâm đến những giải pháp đầu tư theo chiều sâu. Họ đã đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực về trồng rừng thâm canh và thâm

20

canh rừng trồng. Trồng rừng thâm canh là một trong những giải pháp khoa học công nghệ nhằm để nâng cao năng suất rừng trồng. Thâm canh rừng trồng là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh bao gồm từ khâu chọn, tạo giống, chọn đất, làm đất, trồng rừng, bón phân, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng trồng cho đến khi khai thác. Đó là cơ sở khoa học cho phát triển trồng rừng sản xuất ở các nước, đặc biệt với quy mô công nghiệp, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội từ nhiều năm nay.

Ở Việt Nam, nghiên cứu phát triển TRSX mới thực sự được quan tâm chú ý trong những năm gần đây, nhất là khi chúng ta có chủ trương phát triển các nhà máy giấy và các khu công nghiệp lớn. Các công trình nghiên cứu trong những năm qua cũng khá toàn diện về các lĩnh vực, từ nghiên cứu chọn, tạo và nhân giống cây trồng rừng cho tới các biện pháp kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật gây trồng và chính sách, thị trường thúc đẩy phát triển rừng trồng sản xuất. Nhờ những kết quả nghiên cứu này mà công tác TRSX ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể, trong một số lĩnh vực chúng ta đã đạt trình độ khu vực. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách cũng như giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả của rừng trồng sản xuất vẫn còn là vấn đề đáng lưu tâm xem xét. Đề tài “Đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện Lạc

Thủy, tỉnh Hòa Bình” đặt ra nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn nêu

21

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 28 - 30)