Loài cây trồng rừng sản xuất và các loại mô hình rừng trồng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 57 - 61)

4.2. Tổng kết và đánh giá các mô hình trồng rừng sản xuất ở huyện Lạc

4.2.1.Loài cây trồng rừng sản xuất và các loại mô hình rừng trồng sản

xuất đã có ở huyện Lạc Thủy

Các loài có mặt trong rừng trồng của huyện Lạc Thủy bao gồm cả những loài cây gỗ sinh trưởng nhanh cung cấp gỗ nhỏ và củi cùng những loài cây gỗ lớn, được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8. Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng ở Lạc Thủy Tên loài

Các giai đoạn

Cung cấp gỗ lớn Cung cấp gỗ

nhỡ, gỗ nhỏ Ngoài gỗ

Trước 1990 Lát hoa, Sấu, Trám trắng, Lim xanh, Bồ đề, Trẩu Xoan ta, Bạch đàn trắng Nhựa: Trám, Thông mã vĩ, Quả: Trám Từ 1990 – nay Lát hoa, Sấu,

Thông mã vĩ, Lim xanh, Bồ đề,... Các loài Keo, Bạch đàn các loại, Xoan ta

Tre, Luồng, Mây, Măng tre luồng, sa nhân, mộc nhĩ...

(Nguồn: Công ty lâm nghiệp Hoà Bình – 2011)

Theo danh mục các loài cây trong bảng 4.8 và qua khảo sát thực tế, trên địa bàn huyện Lạc Thủy có khá nhiều mô hình RTSX. Bao gồm các loại:

- Rừng trồng cây gỗ lớn như là Thông mã vĩ, Xoan ta, Thông...được trồng vào trước những năm 1990 với mục đích ban đầu là phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

- Rừng trồng cây gỗ nhỏ như là Keo, Bạch đàn. Trong đó Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn được trồng nhiều và đã phát triển thành hàng hóa, được

49

lựa chọn để trồng trong chương trình 5 triệu ha rừng. Trong loại mô hình này, xét về mặt nguyên tắc thì Keo tai tượng có thể sản xuất gỗ lớn. Tuy vậy, do nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn huyện Lạc Thủy và tính toán hiệu quả kinh tế nên người dân sử dụng ở dạng gỗ nhỡ và nhỏ.

- Rừng trồng LSNG như Luồng, Tre lấy măng, mộc nhĩ, sa nhân... quy mô chưa lớn. Từ các mô hình trên cho thấy các loài cây rừng trồng sản xuất chưa đa dạng, tập trung chủ yếu vào các loài cây trồng rừng mọc nhanh như Keo, Bạch đàn. Các mô hình này cũng chỉ mới được phát triển với diện tích lớn trong những năm gần đây (chủ yếu là từ năm 2004). Có rất ít mô hình trồng cây bản địa, chủ yếu dừng lại ở thử nghiệm và chưa phát triển đại trà. Về phương thức trồng rừng chủ yếu là thuần loài hoặc hỗn giao trên diện hẹp (quy mô nhỏ), chưa thấy có mô hình hỗn giao quy mô lớn.

Cũng từ khảo sát thực tế cho thấy trên địa bàn hiện có 4 dạng mô hình phổ biến và đang có xu hướng nhân rộng:

+ Keo lai trồng thuần loài (diện tích chiếm 15%).

+ Keo tai tượng trồng thuần loài (diện tích chiếm 80%). + Bạch đàn Urophylla trồng thuần loài (diện tích chiếm 3%). + Mô hình rừng trồng Luồng. (diện tích chiếm 2%).

Các loại mô hình này đã có được vị trí và vai trò nhất định trong phát triển lâm nghiệp và kinh tế xã hội của huyện. Chính vì vậy luận văn đi sâu đánh giá hiệu quả 4 loại mô hình trên.

50

Biểu đồ 4.2. Diện tích các loài cây trồng rừng sản xuất

Với mỗi mô hình đều có đặc điểm đặc trưng về kỹ thuật, về hiệu quả kinh tế xã hội, về hiệu quả bảo vệ môi trường, bảo vệ đất... song do điều kiện nghiên cứu của đề tài nên về môi trường chỉ giới hạn trong nhận xét ban đầu.

Hình 4.1. Rừng keo tai tượng

80% 15%

3% 2%

Keo tai tượng Keo lai Bạch đàn Uro Luồng K e o t a i t ư ợ n g

51

Hình 4.2. Rừng keo lai

Hình 4.3. Rừng luồng

52

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 57 - 61)