Đánh giá ảnh hưởng của thị trường lâm sản đến phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 96 - 103)

4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách và thị trường tới phát triển

4.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của thị trường lâm sản đến phát triển rừng

trồng sản xuất ở huyện Lạc Thủy

Thị trường gỗ RTSX ở huyện Lạc Thủy về cơ bản có thể chia ra thành các loại sau đây:

- Thị trường nguyên liệu giấy, dăm.

- Thị trường gỗ nguyên liệu xây dựng cơ bản dân dụng. - Thị trường chế biến hàng mộc dân dụng.

Ngoài thị trường gỗ, còn có thị trường về lâm sản ngoài gỗ - đây cũng là thị trường rất sôi động và luôn có sự thay đổi như Tre, Luồng, măng Tre/Luồng, mây, mộc nhĩ, sa nhân,....

4.3.2.1. Đặc điểm chung thị trường lâm sản rừng trồng huyện Lạc Thủy

Kết quả điều tra, khảo sát thị trường lâm sản RTSX huyện Lạc Thủy cho thấy có một số đặc điểm chung sau đây:

- Thị trường lâm sản RTSX ở huyện Lạc Thủy phát triển chủ yếu không đồng đều giữa các vùng, những nơi thị trường phát triển mạnh là thị trấn Chi Nê, khu đông dân cư mở rộng đường quốc lộ, tỉnh lộ. Yếu tố chủ yếu chi phối thị trường lâm sản RTSX là các cơ sở chế biến, xí nghiệp chế biến lâm sản lớn trong và ngoại tỉnh cũng như các cơ sở chế biến nhỏ sản xuất đồ dân dụng,...

- Diện tích RTSX phát triển đã kéo theo sự hình thành khá nhiều các cơ sở chế biến lâm sản quy mô nhỏ xuất hiện ở thị trấn và cả trong các xã. Các cơ sở chế biến lâm sản này đã góp phần giải quyết đầu ra cho RTSX, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy trồng rừng – đây là vấn đề được nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

88

- Đối với lâm sản ngoài gỗ, một lượng tre luồng thường được các tư thương thu mua tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận cũng như xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Thị trường lâm sản ngoài gỗ nhìn chung cũng bình ổn không sôi động do quy mô sản xuất không lớn, toàn bộ được bán dưới dạng nguyên liệu thô hoặc qua sơ chế đơn giản.

- Trước đây công tác trồng rừng và chế biến lâm sản của huyện Lạc Thủy gặp rất nhiều khó khăn do lâm trường Lạc Thủy không có xưởng chế biến tại chỗ nên sản phẩm từ rừng trồng khó đưa ra thị trường. Nay nhờ cơ chế đổi mới lâm trường đã biết kết hợp với các hộ kinh doanh, các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn và các tỉnh lân cận nên đã góp phần giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm RTSX.

- Giá gỗ rừng trồng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là cự ly từ rừng trồng tới nhà máy. Hiện nay phần lớn gỗ rừng trồng sau khai thác được công ty Lâm nghiệp Hòa Bình mua và tiêu thụ tại Quảng Ninh (xí nghiệp băm dăm Cái Lân), Hải Phòng (nhà máy giấy HAPACO liên doanh với Đài Loan), Ninh Bình. Gỗ nguyên liệu được vận chuyển đến 3 tỉnh này bằng đường sông Bôi vì vậy, giá thu mua sản phẩm còn phải chịu cả cước phí vận chuyển khoảng từ 200.000 – 220.000 đồng/tấn gỗ (với gỗ nhỏ vận chuyển đường sông). Còn với gỗ sử dụng dân dụng được vận chuyển và sử dụng trong địa bàn huyện nên chi phí không đáng kể. Do đó, giá thu mua luôn thấp hơn giá mua tại các cơ sở chế biến lâm sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chi phí vận chuyển lâm sản (gồm cả tiêu cực phí) từ nơi trồng rừng đến nơi tiêu thụ chiếm gần 50% giá thành nguyên liệu. Đây cũng là vấn đề rất cần được sự quan tâm và giải quyết của các cấp, các ngành. Sau đây là giá một số loại gỗ rừng trồng sản xuất:

+ Gỗ Keo lai và Bạch đàn là 700.000 – 800.000 đồng/m3. + Gỗ Keo tai tượng là 1.000.000 – 1.200.000 đồng/m3. + Luồng giá 10.000 – 12.000 đồng/cây.

89

(Đây là giá tại xưởng chế biến, còn giá bán tại rừng chỉ khoảng 50% giá trên).

Hình 4.5. Sản phẩm gỗ tròn từ rừng trồng

4.3.2.2. Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường

Bảng 4.21: Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường.

Loại nguyên liệu Đầu mối Dạng sản phẩm Thị trường Phương thức tiêu thụ I. Nhóm sản phẩm gỗ:

I.1. Gỗ nhỏ, gỗ nhỡ (Keo, Bạch đàn, Thông đuôi ngựa, Xoan ta,...)

Lâm trường, các trang trại lớn, tư thương Cột, cọc chống, nguyên liệu giấy,... Nội, ngoại tỉnh Qua trung gian, có hợp đồng hoặc tự do. I.2. Gỗ lớn

(Muồng đen, Lim xanh, Lát hoa, Sấu,...) Chủ yếu là tư nhân Đồ mộc gia dụng, vật liệu xây dựng cơ bản.

Nội tỉnh Qua trung gian, có hợp đồng hoặc tự do.

II. Ngoài gỗ:

II.1. Tre, Luồng Tư nhân Xây dựng cơ bản, giấy, dăm, măng. Nội, ngoại tỉnh Thị trường tự do. II.2. Sa nhân, mộc nhĩ

Tư nhân Còn tươi hoặc đã qua sơ chế.

Nội, ngoại tỉnh

Thị trường tự do.

Từ bảng 4.21 ta có thể thấy thị trường lâm sản RTSX tại huyện Lạc Thủy vận động theo 3 hình thức gắn với dạng sản phẩm và nguyên liệu:

- Nguyên liệu thô (gỗ nhỏ và một số sản phẩm ngoài gỗ): do lâm trường và tư nhân thu mua và tiêu thụ chủ yếu ở ngoại tỉnh.

90

- Nguyên liệu sơ chế gồm gỗ xây dựng cơ bản, dân dụng do lâm trường, tư nhân tiêu thụ nội tỉnh.

- Nguyên liệu tinh chế (đồ mộc): do xưởng đồ mộc tư nhân trực tiếp hoặc qua trung gian để tiêu thụ trong tỉnh. Nhưng do các xưởng đồ mộc tư nhân này hoạt động với quy mô nhỏ nên sản phẩm tinh chế chưa đa dạng và chưa nhiều.

Sơ đồ các kênh tiêu thụ lâm sản rừng trồng được trình bày ở các sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 4.1. Các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng huyện Lạc Thủy

Sơ đồ 4.2. Các kênh tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ

SD nội tỉnh SD ngoại tỉnh Rừng Chế biến Sơ chế Nhà máy LSNG Chế biến SD nội địa Xuất khẩu

91

4.3.2.3. Kết quả điều tra, khảo sát một số đơn vị chế biến lâm sản và sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng ở huyện Lạc Thủy

Hiện nay ở lâm trường Lạc Thủy không có xưởng chế biến lâm sản mà ở huyện chỉ có các xưởng tư nhân. Các thông tin và dữ liệu đã điều tra được ghi ở bảng 4.22.

Bảng 4.22. Kết quả điều tra khảo sát một số cơ sở chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng tại huyện Lạc Thủy.

Một số thông tin dữ liệu Các xưởng tư nhân

1. Địa điểm Tập trung chủ yếu ở thị trấn Chi Nê (10 xưởng), thị trấn Thanh Hà (7 xưởng), xã An Bình (7 xưởng), An Lạc (8 xưởng).

2. Quy mô Quy mô nhỏ.

3. Cơ sở vật chất Mặt bằng sản xuất hẹp, thiết bị nhỏ. 4. Lao động 5 – 8 lao động

5. Loại gỗ rừng trồng sử dụng

Các loài Keo, Bạch đàn, cây trồng phân tán,cây ăn quả,...

6. Sản phẩm Đồ mộc gia dụng dạng sơ chế và tinh chế, nguyên liệu dăm, giấy.

7. Khó khăn Đầu ra, giá thành nguyên liệu cao.

Từ thông tin bảng 4.22 ta có thể rút ra một số nhận xét chung sau đây: - Ở huyện Lạc Thủy hiện nay chưa có xưởng chế biến lâm sản quy mô lớn, hầu hết các cơ sở sản xuất hiện nay đều có quy mô nhỏ, số lượng công nhân làm việc không nhiều, chủ yếu là hợp đồng theo thời vụ và công việc, đặc biệt là khi có các hợp đồng. Hầu hết các xưởng tư nhân được nâng cấp từ các hộ gia đình làm thợ mộc.

- Trang thiết bị chưa hiện đại, chủ yếu là thiết bị nhỏ của Trung Quốc, các xưởng hoạt động hiện nay bán cơ giới.

92

- Chủng loại gỗ rừng trồng được sử dụng khá phong phú, từ các loài Keo tai tượng, Keo lai, Bạch đàn,... cho đến các loài cây trồng phân tán như Xoan ta, Lim xanh, Lát hoa, cây ăn quả,...

- Sản phẩm gỗ rừng trồng được sử dụng tại chỗ chủ yếu dưới dạng gỗ nhỏ và gỗ nhỡ, vì vậy chỉ được dùng để chế biến một phần trong các sản phẩm của xưởng chế biến như chân và khung bàn ghế, khung cánh cửa, các bộ phận khác như mặt bàn, mặt ghế,...

Hình 4.6. Gỗ rừng trồng qua sơ chế

93

Hình 4.8. Xưởng sản xuất đồ mộc tư nhân thị trấn Chi Nê

* Nhận xét và đánh giá chung về thị trường lâm sản RTSX huyện Lạc Thủy:

- Thị trường gỗ rừng trồng đã được hình thành và phát triển trong nhiều năm, chủ yếu được sử dụng trong nội tỉnh và một số tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình. Tuy nhiên mới chỉ bó hẹp trong sản xuất đồ gỗ gia dụng chưa mở rộng sản xuất các sản phẩm như ván bao bì, gỗ trụ mỏ.

- Các loại sản phẩm tinh chế đơn điệu do công nghệ chế biến còn thấp, chủ yếu là đồ mộc gia dụng như bàn, ghế, giường, tủ phục vụ sinh hoạt gia đình, bàn ghế học sinh,... Thị trường lâm sản tập trung chủ yếu ở khu vực đông dân cư (thị trấn Chi Nê) và một số xã, thị trấn ven đường quốc lộ có giao thông đi lại thuận tiện (thị trấn Thanh Hà, xã An Bình, xã An Lạc).

- Thị trường LSNG khá đa dạng nhưng quy mô phát triển còn hẹp (măng tre/luồng, sa nhân, mộc nhĩ,..).

94

Hình 4.9. Măng tre Hình 4.10. Mộc nhĩ

Hình 4.11. Sa nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 96 - 103)