Về kinh tế chính sách và thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 26 - 28)

Cùng với đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách về quản lý rừng như Luật đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng; các Nghị định 01/CP [4]; 02/CP [5]; 163/CP [6] về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp; các chính sách về đầu tư, tín dụng như luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Nghị định 43/1999/NĐ-CP, Nghị định 50/1999/NĐ-CP, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, chính sách thuế, chính sách hưởng lợi… Các chính sách trên đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là TRSX.

Nhìn chung, những nghiên cứu về kinh tế và chính sách phát triển TRSX ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều hơn, song cũng mới chỉ tập trung vào một số vấn đề như: phân tích và đánh giá hiệu quả

18

kinh tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp và một số nghiên cứu nhỏ về thị trường. Có thể kể đến các nghiên cứu của các tác giả:

- Võ Nguyên Huân (1997) [24], đánh giá hiệu quả giao đất, giao rừng ở Thanh Hóa; từ việc nghiên cứu các loại hình chủ RSX đưa ra khuyến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nội lực của chủ rừng trong quản lý và sử dụng bền vững. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế của chính sách giao đất khoán rừng đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng.

- Đỗ Doãn Triệu (1997) [58], với nghiên cứu xây dựng một số luận cứ khoa học và trực tiếp góp phần hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.

- Lê Quang Trung và cộng sự (2000) đã nghiên cứu và phân tích các chính sách khuyến khích trồng rừng Thông nhựa đã đưa ra 10 khuyến nghị mang tính định hướng để phát triển loại rừng này [60]

- Vũ Long (2000) [35] đã đánh giá hiệu quả sự dụng đất sau khi giao và khoán đất lâm nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung (2003) đã đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp ở Việt Nam.

- Phạm Xuân Phương (2003) [42], 2004 [44] đã rà soát các chính sách liên quan đến rừng như chính sách về đất đai, đầu tư tín dụng. Tác giả cũng chỉ rõ các chủ trương, chính sách là rất kịp thời và có ý nghĩa nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều bất cập. Tác giả cũng định hướng hoàn thiện các chính sách để có quy hoạch tổng thể cho vùng trồng rừng nguyên liệu, chủ rừng có thể vay vốn trồng rừng đảm bảo có lợi nhuận, đảm bảo rừng được trồng với tập đoàn giống tốt.

- Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (2003) [45] đã đánh giá thực trạng trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong thời

19

gian qua; Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát (2003) [20] đánh giá thực tế triển khai thực hiện về quyền hưởng lợi (QĐ 178).

Nghiên cứu thị trường lâm sản cũng được nhiều tác giả quan tâm vì đây là vấn đề có quan hệ mật thiết với trồng rừng, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu như sau:

- Nguyễn Văn Tuấn (2004) [56] đã nghiên cứu hiện trạng và xu hướng phát triển thị trường gỗ nguyên liệu giấy vùng Trung tâm Bắc Bộ; Nguyễn Văn Dưỡng (2004) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến định giá sản phẩm gỗ và LSNG tại Hoành Bồ và Ba Chẽ - Quảng Ninh [15].

- Ngô Văn Hải (2004) [19] trong nghiên cứu về yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông lâm sản hàng hóa ở miền núi phía Bắc, tác giả đã phân tích những lợi thế cũng như bất lợi và hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hóa ở miền núi.

- Võ Đại Hải (2003-2005) khi tiến hành nghiên cứu về thị trường lâm sản rừng trồng miền núi phía Bắc đã tổng hợp lên các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng cũng như LSNG. Tác giả cũng chỉ ra rằng để phát triển thị trường lâm sản rừng trồng cần phát triển công nghệ chế biến lâm sản cũng như hình thành được phương thức liên doanh liên kết giữa người dân và xí nghiêp lâm nghiệp [16], [17], [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 26 - 28)