Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2016 – 2018

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ của Công ty TNHH một thành viên hữu cơ Huế Việt (Trang 70 - 72)

ĐVT: Triệu đồng %

Chỉ tiêu

Thời gian So sánh

2016 2017 2018 2016/2017 2017/2018 2018/2016

Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu +/- % +/- % +/- %

Tổng số tài sản 1250 100 1600 100 1950 100 350 28 350 21,9 700 56

1. Tài sản ngắn hạn 1000 80 1120 70 1300 66,7 120 12 180 16,1 300 30

Tiền 70 5,6 90 6 100 5,1 20 28,6 10 11,1 30 42,9

Các khoản phải thu 120 10 130 8,1 140 7,2 10 8,3 10 7,7 20 16,7

Hàng tồn kho 780 62 900 56,3 1150 59 120 15,4 250 27,8 370 47,4

Tài sản lưu động khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2. Tài sản dài hạn 250 20 480 30 650 33,3 230 92,0 170 35 400 160

Tài sản cố định 250 20 480 30 650 33,3 230 92,0 170 35,4 400 160

Tài sản dài hạn khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

-Tài sản ngắn hạn:

Các khoản phải thu: Năm 2016 các khoản phải thu là 120 triệu đồng, năm 2017 là 130 triệu đồng (tăng 8,3%), năm 2018 là 140 triệu đồng, tăng 16,7% so với năm 2106. Hiện tại với các khoản phải thu chiếm đến 7,2% tổng tài sản. Trong quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có thêm nhiều kênh phân phối và thị trường, dẫn đến việc thanhtoán sau khi nhận các đơn hàng mà công ty xuất bán và nợ tiền hàng từ các kênh phân phối đầu ra tăng lên. Điều công ty làm tốt là duy trì được các khoản phải thu ở mức vừa phải và khá ổn định. Công ty cũng không thể không quan tâm đến vấn đề này bởi vì công ty phải kiểm soát chặt chẽ hơn việc giao nhận và thanh toán, với các đơn hàng mà công ty xuất bán, hạn thánh toán các đơn bán sỉ kéo dài từ 15 ngày đến một tháng, việc phát sinh công nợ dài hạn luôn được hạn chế. Tuy nhiên điều này cũng gặp phải một vướng mắc khi doanh nghiệp không có các chính sách tốt sẽ dẫn đến dễ mất khách hàng do công ty phải đối mặt với việc canh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tương đương. Đối với hoạt động kinh doanh việc tiêu thụ hàng hóa cần giảm thiểu lượng nợ càng thấp càng tốt và cần có các hình thức tranh thủ vốn của người bán để duy trì các khoản phải thu ngày càng nhỏ hơn.

+ Hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho năm 2016 là 780 (chiếm 62% tổng tài sản), năm 2017 là 900 (chiếm 56,3% tổng tài sản) và tăng lên so với năm 2016 là 15,4%, năm 2018 giá trị hàng tồn kho kho là 1150 (chiếm 59% tổng tài sản) và tăng lên so với năm 2017 là 27,8%. Lượng hàng tồn kho của công ty có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên điều này không phải là một yếu tố quá bất lợi đối với công ty, ngoài nguyên nhân hàng hóa bán chậm do gặp nhiều khó khăn của buổi đầu kinh doanh thì việc dự trữ nguồn nguyên vật liệu để sản xuất làm cho giá trị hàng tồn kho tăng lên. Việc thu mua nguyên liệu của công ty mang tính chất thời vụ, do đó để nguồn nguyên liệu luôn sẵn sàng cung cấpvừa tạo thuận lợi vừa tạo nên gánh nặng cho chi phí và áp lực thanh khoản.

- Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty có xu hướng ngày càng tăng lên. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty cần đầu tư về trang thiết bị, công cụ,

dụng cụ để thuận tiện cho công tác sản xuất và kinh doanh, với xu hướng mở rộng và nâng caohơn nữachất lượng sản phẩm cũng như quy trình, công ty luôn nổ lực để đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng, vât chất, trang thiết bị. Tuy nhiên ckhông thể không tính đến chi phí khấu hao tài sản, do đó với những tài sản với giá trị cao, công ty luôn cố gắng khai thác đúng công suất.

2.1.7.3. Vốn

Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách triệt để những nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, đó là mục tiêu trung gian tất yếu để đạt được mục tiêu cuối cùng bởi vốn có vai trò mang tính quyết định đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn làm được điều này thì sau từng chu kỳ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá lại kết quả đạt được để từ đó rút ra những mặt tồn tại thiếu sót cũng như những ưu điểm của doanh nghiệp, có kế hoạch khắc phục kịp thời những mặt hạn chế hay phát huy hơn những ưu điểm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ của Công ty TNHH một thành viên hữu cơ Huế Việt (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)