1.Kết luận
Với thị trường đầy cạnh tranh và với một ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm hữu cơ đang chiếm nhiều sự quan tâm của thị trường. Các hoạt động và giải pháp tiêu thụ sản phẩm mang tính chất sống còn đối với doanh nghiệp. Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp phát triển tạo ra nguồn doanh thu lợi nhuận ngày càng cao cho công ty, đồng thời các hoạt động tiêu thụtạo điều kiện cho doanh nghiệp có động lực và kế hoạch thật tốt cho hoạt động sắp tới. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm là công tác mà công ty cần quan tâm thường xuyên.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt đã triển khai các công tác nhằm phát triển thị trường tiêu thụ và đạt được những thành tựu khả quan và tích cực, luôn vượt qua những chỉ tiêu đề ra, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận qua các năm đề đạt số dương và tiếp tục tăng lên trong những năm qua.
Thương hiệu các sản phẩm từ gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt ngày càng chiếm được sự tin tưởng của khách hàng trên thị địa phương và ngoài tỉnh. Ngoài ra công ty đã đạt được một số kết quả, song vẫn tồn tại những vấn đề về giải pháp tiêu thụ như:
- Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt lập các kế hoạch kinhdoanh dựa trên báo cáo kết quảcủa năm trước và dựa vào chủ quan của người lập, công ty chưa có các nghiên cứu thị trường trực quan và chính xác và các kế hoạch chưa đi sâu vào cụ thể chi tiết. Các đối thủ cạnh tranh có nhiều tiềm lực do đó công ty cũng cần có thêm những đánh giá khách quan hơn, xem xét các hoạt động, các chính sách của đối thủ như các chính sách về chất lượng sản phẩm, chất lượng mẫu mã, giá cả, chương trình xúc tiến để có những thay đổi nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt.
- Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm có mức tăng trưởng khá ổn định, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại chưa thực sự có sự tăng trưởng tốt. Nguyên nhân là
ngày càng có nhiều sản phẩm cạnh tranh, nhiều công ty có nguồn lực mạnh đầu tư vào các sản phẩm tương tự các sản phẩm của công ty đồng thời việc thay đổi thói quen người tiêu dùng là một vấn để hết sức khó khăn khi người tiêu dùng chưa thấy được những mặt lợi mặt hại khi sử dụng các sản phẩm khác so với việc sử dụng các sản phẩm từ gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, Một phần nữa đến từ việc công ty phải cân đối các khoản chi phí đến mức tối ưu nhất khi mà điều kiện sản xuất khó khăn dễ dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng.
- Hệ thống phân phối của công ty đi theo hai kênh chính là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Công ty chủ động được việc phân phối trực tiếp nhờ quản lí tốt kênh bán lẻ thông qua hai cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại địa bàn thành phố Huế. Tuy nhiên công ty chưa đạt được hiệu quả từ việc tiếp hị và phân phối qua kênh online như website hay facebook vì công ty chưa chú trọng đầu tư vào hai kênh này và các công tác hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị các kênh phụ trợ này vẫn còn yếu kém.
Với kênh phân phối gián tiếp thông qua các công ty, cửa hàng kinh doanh thực phẩm, các địa lý gạo sạch thì mức độ tăng trưởng chưa có điểm vượt trội. Công ty còn phụ thuộc vào các kênh phân phối này khi mà chưa có quá nhiều chính sách giá và các mức chiết khấu hiệu quả và hấp dẫn đối với người bán.
- Đối với thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ của công ty đều là thị trường trong nước với thị trường theo địa lý cụ thể là thành phố Huế, và số huyện/thị xã lân cận. Ngoài ra công ty phân phối các sản phẩm từ gạo hữu cơ và thực phẩm cho các trường mầmnon trong khu vực cũng như các nhà hàng ẩm thực tại thành phố Huế. Với việc phân phối các đại lý, công ty, cửa hàng kinh doanh thực phẩm, công ty cùng đó cung cấp các sản phẩm từ gạo hữu cơ cho họ, các đối tác nàyở Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh..tuy nhiên do sự cạnh tranh cao do đó thị trường bị chia sẽ khá nhiều.
- Với chất lượng sản phẩm: Công ty thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng đầu vào khi liên kết với vùng sản xuất nguyên liệu tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty cung cấp giống, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật trồng
lúa, quản lí quy trình và hướng dẫn nông dân suốt thời gian chăm sóc đến khi thu hoạch lúa. Công ty bao tiêu sản phẩm và kiểm định tốt chất lượng đầu vào, áp dụng nững tiến bộ khoa học kỹ thuật để sơ chế, bảo quản nguyên liệu và chế biến thành phẩm. Các sản phẩm có hạn sử dụng hạn chế do đó không thể bán ở các thị trường xa. Chất lượng các sản phẩm đóng gói chưa đồng đều do trạng thái sản phẩm khô, giòn, dễ bị vỡ vụn khi vận chuyển.
- Về mẫu mã, bao bì sản phẩm các sản phẩm từ gạo của công ty đều cóý kiến đánh giá từ không có ý kiến trở lên, tuy nhiên bao bì nhãn mác của công ty chưa có sự thay đổi nhiều, không quá nỗi bật, chưa gây được nhiều ấn tượng với người tiêu dùng. Cần có những điều chỉnh và khắc phục để sản phẩm được hoàn thiện hơn.
- Về giá cả: Mức giá mà công ty đưa ra được khách hàng đánh giá là có khả năng cạnh tranh, khách hàng có thể sẵn sàng chi trả đối với mức giá đó. Tuy nhiên với mức giá mà công ty đề xuất có những sản phẩm vẫn bị đánh giá thấp vì giá còn hơi cao so với thị trường.
- Về các hoạt động xúc tiến bán hàng: Với tình hình cạnh tranh găy gắt như hiện tại, công ty cần có các hoạt dộng xúc tiến tốt hơn khi mà hình ảnh của công ty xuất hiện chưa nhiều, chưa có nhiều khácbiệt và gâyấn tượng đối với khách hàng. Về phân phối cần nghiên cứu lại vị trí đặt cửa hàng hoặc có thêm địa chỉ phân phối thuận tiên cho khách hàng hơn.
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị đối với công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt
2.1.1. Về công tác nghiên cứ u thị trư ờ ng:
- Công ty nên thành lập thêm phòng Marketingđể thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, xác định lại nhu cầu thị trường liên tục để có các chiến lược phù hợp vào từng khu vực thị trường, chương trình cho từng sản phẩm, chương trình theo mùa,…
bán hàng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiếp thị, bán hàng, nhất là những nhân viên có kỹ năng cần thiết cho các hoạt động được đảm nhiệm.
- Có các hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm phát hiện những đoạn thị trường, những khu vực tập trung đông người có nhu cầu để có các chiến lược phân phối đáp ứng nhu cầu và giúp công ty chiếm thêm thị phần.
- Cần có các chiến lược cụ thể trong việc phát triển hoạt động tiêu thụ.
2.1.2. Về xây dự ng chiế n lư ợ c tiêu thụ sả n phẩ m:
- Về chất lượng sản phẩm:
+ Làm việc và cam kết tốt với các hộ nông dân trong mô hình, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc nhằm kiểm tra chất lượng đầu vào nguyên liệu, kiểm soát tốt quy trình và chất lượng sản phẩm đầu ra cho công ty.
+Công ty đảm bảo các sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng, chất lượng các sản phẩm phải đồng đều và đúng với những cam kết mà công ty đã cam kết.
+ Tăng cường các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Về mẫu mã sản phẩm:
+ Công ty nên thiết kế lại các nhãn mác cho thật nổi bật, tích hợp được thông tin đầy đủ.
+ Các sản phẩm cần thay đổi về mặt hìnhảnh và bao gói.
+ Cần thiết kế lại bao bì đáp ứngnhu cầu mua tiêu dùng và làm quà của khách hàng.
- Về giá cả:
+Công ty nên đề xuất các mức giá phù hợp và tăng giảm bằng cách hỗ trợ thêm các sản phẩm kèm theo.
phối ngoài công ty nhằm tăng ượng hàng bán ra tại các điểm bán này. - Về phân phối và các hoạt động xúc tiến:
+ Công ty cần tập trung nguồn lực để hỗ trợ hệ thống bán hàng hiên tại của công ty đồng thời tạo mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên trong hệ thống phân phối.
+Nâng cao hơn nữa trong việc chiêu thị, quảng bá sản phẩm đối với thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại.
+ Công ty cần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giao nhận khi phân phối cho các đơn vị.
+ Tăng cường phương tiện vận chuyển để đảm bảo cung cấp kịp thời nhu cầu của thị trường, nhất là thị trường xa.
+ Làm tốt hơn nữa công tác tiếp thị, tăng cường thông tin quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tổ chức đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
+ Công ty cần phải xây dựng niềm tin đối với khách hàng, muốn vậy thì khâu tuyên truyền phải thật tốt, đặc biệt tập trung vào marketing truyền miệng- đây là cách hiệu quả nhất, mọi người thường có xu hướng tin người thật việc thật hơn.
+Công ty cần tăng hiệu quả lan truyền bằng cách dựa vào mạng Internet, có rất nhiều phương thức Marketing Online, tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,…các diễn đàn và đặc biệt là tự lập một website bán hàng chuyên nghiệp.
2.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương
- Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Ủy ban Nhân dân các phường trên địa bàn nói riêng cần có những chính sách quan tâm đến hoạt động kinh doanh của công ty trên địa bàn như: tạo điều kiện thuân lợi cho công ty về các thủ tục pháp lý khi thực hiện hoạt động kinh doanh, có các chương trình hỗ trợ cho các hoạt động phát triển thị trường.
- Chính quyền địa phương và các cơ quan cấp trên cần có các chính sách phù hợp trong sản xuất các sản phẩm từ gạo hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác thế mạnhcủa địa phương.
- Chính quyền địa phương cần kết hợp với cán bộ khuyến nông theo dõi hoạt động sản xuất, hỗ trợ người dân thông qua các buổi tập huấn hội thảo, thực địa đồng ruộngtrồng lúa hữu cơ nhằm cung cấp các thông tin, kỹ thuật cần thiết.
- Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước cần quản lí tốt chất lượng các sản phẩm trên thị trường, tránh tình trạng gian lận thương mại trong kinh doanh đó là hiện tượng đưa hàng kém chất lượng với giá thấp vào bán kèm với sản phẩm có uy tín và chất lượng gây mất thương hiệu và các hình thức cạnh tranh không lành mạnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn để công ty có thể phát triển hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho doanh nghiệp có cơ hội quảng bá hìnhảnh sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp, tìm kiếm các cơ hội hợp tác và đầu tư.
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội kết nối với chính quyền và các sở ban ngành nhiều hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doãn Trí Tuệ (2018) “Xu thế và tình hình sản xuất lúa hữu cơ hiện nay”,Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ Nghệ An.
2. Hoàng Hữu Hòa (2005), “Tài liệu môn học Quản trị kinh doanh thương mại”.
Trường Đại học Kinh tế Huế.
3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích Dữ liệu nghiên cứu
với SPSS,tập 1 và 2, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh
4. Hội nghị tổng kết Ngành (2017),“Báo cáo tổng kết công tác chế biến và phát triển
thị trường năm 2017 và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2018”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
5. https://huucohueviet.vn/
6. https://www.facebook.com/thucphamhuucohueviet/
7. Kotler Philip (2009), “Quản Trị Marketing”. Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
8. Lại Xuân Thủy (2015) “Giáo trình Quản trị chiến lược”.Trường Đại học Kinh tế Huế.
9. Nguyễn Thị Liên Diệp (1997),“Chiến lược và chính sách kinh doanh”. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Minh Hòa (2015), “Quản trị Marketing” Trường Đại học Kinh tế Huế.
11. Phùng Thị Hồng Hà (2003), “Tài liệu môn học Quản trị sản xuất và tác nghiệp”.
TrườngĐại học Kinh tế Huế.
12. Phùng Thị Hồng Hà (2015), “Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp,
Trường Đại học Kinh tế Huế.
13. Số liệu thống kê qua các năm của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt. 14. Trần Minh Đạo (2002), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục.
15. Trường Đình Chiến (2002),“Quản trị Marketing trong doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
16. TS, Phạm Văn Dược – Đặng Thị Kim Cương (2005), “Phân tích hoạt động kinh doanh”,Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
17. Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011), “Phân tích tác động chính
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU
Gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 38 38,0 38,0 38,0 Nu 62 62,0 62,0 100,0 Total 100 100,0 100,0 Do tuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tu 18 den 25 8 8,0 8,0 8,0 Tu 26 den 35 32 32,0 32,0 40,0 Tu 36 den 50 44 44,0 44,0 84,0 Tren 50 16 16,0 16,0 100,0 Total 100 100,0 100,0
Nghe nghiep
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Hoc sinh, sinh vien 9 9,0 9,0 9,0
Cong nhan vien chuc 47 47,0 47,0 56,0
Noi tro 29 29,0 29,0 85,0 Tu kinh doanh/buon ban 10 10,0 10,0 95,0 Lao dong tu do 4 4,0 4,0 99,0 Khac 1 1,0 1,0 100,0 Total 100 100,0 100,0 Thu nhap
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tu 2 den 4 trieu 19 19,0 19,0 19,0 Tu 4 den 6 trieu 24 24,0 24,0 43,0 Tu 6 den 8 trieu 50 50,0 50,0 93,0 Tren 8 trieu 7 7,0 7,0 100,0 Total 100 100,0 100,0
Descriptive Statistics N Minimu m Maximu m Mean
San pham co huong vi thom ngon 100 1,00 5,00 3,8500
San pham de dang su dung 100 2,00 5,00 3,5100
San pham an toan va khong gay cam
giac kho chiu 100 2,00 5,00 4,1400
San pham de bao quan 100 1,00 5,00 3,8600
Hinh dang bat mat 100 2,00 5,00 3,6000
Nhan mac bao bi doc dao 100 1,00 5,00 3,7300
Khoi luong dong goi hop li 100 1,00 5,00 3,2800
Mau ma thu hut 100 1,00 5,00 3,6200
Gia ca phu hop voi chat luong san pham 100 1,00 5,00 3,3800 Gia ca duoc nguoi tieu dung chap nhan 100 1,00 5,00 3,0700 Gia ca co tinh canh tranh so voi cac san
pham cung loai tren thi truong 100 1,00 5,00 3,1600
Vi tri cua hang thuan tien cho viec mua
san pham 100 1,00 5,00 2,9100
Cac san pham thuong xuyen co chuong
trinh khuyen mai 100 1,00 5,00 3,0600
Cac san pham thuong xuat hien tai cac
hoi cho trien lam 100 1,00 5,00 3,3300
Website va fanpage cua cong ty cung cap
Nhan vien nhiet tinh, chu dao 100 2,00 5,00 4,0900 Nhan vien luon lang nghe va giai dap
thac mac 100 1,00 5,00 3,4300
Nhan vien thuc hien thanh toan va xu li
dich vu khac mot cach nhanh chong 100 1,00 5,00 3,3400 Nhan vien giao hang dung thoi gian va
dia diem 100 1,00 5,00 3,8500
Anh/chi hai long ve chat luong san pham
va dich vu cua cong ty 100 2,00 5,00 3,8800