PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt
2.1.6. Thị trường và cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh có lợi cho nền kinh tế và người tiêu dùng như vậy đem đến những bất lợi cho nhà kinh doanh. Nó là nguy cơ triệt tiêu bất kì doanh nghiệp nào nếu không đầu tư và nổ lực trong việc duy trì vị thế trên thị trường. Hữu Cơ Huế Việt không năm ngoài quy luật, các đối thủ cạnh tranh gồm cả tiềm ẩn và hiện hữu, sự tranh giành khách hàng diễn ra hằng ngày, hằng giờ và vô cùngkhắc nghiệt giữa các công ty kinh doanh. Thực tế cho thấy chi phí cho việc lôi kéo khách hàng mới sẽ lớnhơn việc giữchân khách hàng, vì vậy công ty phải có các chính sách để thu hút đồng thời giữ chân khách hàng, tăng tỉ lệ khách hàng quay trở
lại.
Tại thành phốHuế, trong vòng hai năm trởlại đây, người tiêu dùng trên địa bàn bắt đầu làm quen với các cửa hàng thực phẩm sạch, nông sản sạch, thực phẩm hữu cơ đặc biệt là gạo và các sản phẩm từ gạo như Đồng Xanh, Vườn Quê, Nông dân Huế, Thực phẩm bốn mùa, rau sạch Quảng Điền, Mai Organic, Rơm Vàng, Susu Xanh, Siêu thị nông sản hữu cơ Quế Lâm của Tập đoàn Quế Lâm tại Huế… đặc điểm chung của các thực phẩm ở đây là đều được trồng theo phương pháp hữu cơ, không chất hóa học, chất kích thích sinh trưởng. Trong khoảng thời gian đó đã có gần 20 cửa hàng rau sạch, thực phẩm sạch lớn nhỏtiến hành hoạt dộng kinh doanh tại Huế.
Công ty đang phải cạnh tranh với các loại gạo và các loại sản phẩm từ gạo phong phú và đa dạng trên thị trường.Vềcác doanh nghiệp sản xuất gạo hữu cơ có thể kể đến điểm hình như:
Gạo Hữu cơ Quế Lâm của tập đoàn Quế Lâm có Siêu thị NSHC tại 101 Phan Đình Phùng, TP.Huế được đầu tư khá quy mô, hiện đại với tổng kinh phí trên 50 tỷ đồng. Đi vào hoạt động từtháng 1/2017, Siêu thị NSHC QuếLâm cung cấp sản phẩm gạo hữu cơ. Đây là sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo quy trình hữu cơ, thân thiện với môi trường, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hoá chất, chất bảo quản nhằm phục vụ người dân những sản phẩm tốt, an toàn.
Các thương hiệu gạo Hữu cơ đã có thương hiệu trên thị trường như: Gạo Việt với vùng nguyên liệu sản xuất được chọn lựa kỹ lưỡng từ vị trí địa lý, thổ nhưỡng, vùng canh tác,…tại Long An, Đồng Tháp, Bình Thuận và đang được nghiên cứu mở rộng sang các vùng khác trong cả nước, với tổng diện tích sản xuất lên đến 1000 ha. Gạo hữu cơ Hoa Nắng được trồng theo mô hình vuông tôm tự nhiên, 6 tháng trồng lúa, 6 tháng nuôi tôm. Vân dụng nước thủy triều để trồng lúa vì vậy mỗi khi lúa gặp sâu bệnh không cần sử dụng bất kì chất hóa học nào mà đưa nước trực tiếp vào để diệt sâu bệnh. Sau khi trồng lúa xong có thể tận dụng gốc rạ để nuôi tôm, ngược lại khi nuôi tôm thì phân tôm cũng cung cấp dinh dưỡng để trồng lúa…và nhiều nhà cung cấp là các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang đầu tư sản xuất gạo theo hướng hữu cơ. Gạo Hữu cơ Quế Lâm của tập đoàn Quế Lâm.
Cạnh tranh với các hộ nông dân liên kết tự sản xuất như thương hiệu gạo hữu cơ Phong Điền của nông dân Phong Hiền, Phong Điền Huế và kể cả các loại gạo được
sản xuất theo hướng tự nhiên với giá cả
Các sản phẩm từ gạo phải cạnh tranh với các sản phẩm truyển thống và các sản phẫm có thương hiệu trên thị trường như các loại bún khô, hủ tíu khô, sợi bún,… các loại sữ đang có trên thị trường.