Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 40)

1.1.3 .Đặc điểm việc đánh giá hiệu quả sử dụngđất canh tác

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Con Cuông là huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 130 km và cách đƣờng mòn Hồ Chí Minh 40 km về phía Tây Bắc, cách cựa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) 120 km về phía Tây, phía Bắc giáp 02 huyện Quỳ Châu và Quỳ Hợp, phía Tây Bắc giáp huyện Tƣơng Dƣơng, phía Tây Nam giáp nƣớc bạn Lào và phía Đông giáp huyện Anh Sơn. Diện tích tự nhiên là 1.738,3 km2, dân số 67.869 ngƣời, có 13 đơn vị hành chính (12 xã và 01 thị trấn).

3.1.2. Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, ít mƣa.

- Nhiệt độ trung bình trong năm 2015 là 25,50C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao, tháng nóng nhất (tháng 5 đến tháng 7) nhiệt độ cao nhất vào ngày 30/5 là đối 42,5o C. Nhiệt độ thấp nhất (tháng 12 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau) nhiệt độ thấp nhất vào ngày 2/1 là 100C. Độ ẩm cao nhất là 81%, nhỏ nhất là 24%. Tổng số giờ nắng là 1.713 giờ.

- Lƣợng mƣa bình quân năm 2015 là 1.385.6 mm, phân bố không đều theo thời gian, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 có lƣợng mƣa chiếm 80 - 85% lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa tập trung theo mùa thƣờng gây ra những đợt lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

- Chế độ gió: Chịu ảnh hƣởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam:

+ Gió phơn Tây Nam thƣờng xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn huyện.

3.1.3. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng

3.1.3.1. Địa hình

Con Cuông thuộc vùng núi phía Tây Nam trong tỉnh nên bị ảnh hƣởng chi phối của dãy Trƣờng Sơn; địa hình bị chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe sâu và dốc lớn, có thể chia làm hai vùng nhƣ sau:

- Vùng hữu ngạn dòng Sông Lam: Gồm các xã Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê và thị trấn Con Cuông; địa hình vùng này có độ cao trung bình 150m so với mực nƣớc biển; dãy núi Phù Chác cao nhất trong huyện có độ cao 1800m, địa hình thấp dần về phía Đông Nam.

- Vùng tả ngạn Sông Lam: Gồm các xã Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn và Bình Chuẩn, vùng này nghiêng dần về phía Đông Nam, địa hình chia cắt mạnh tạo ra nhiều thung lũng và nhiều khe suối lớn nhỏ. Nhìn chung địa hình phức tạp, có độ dốc lớn nên khả năng tập trung dòng chảy về mùa mƣa rất nhanh vì vậy bảo vệ rừng đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống của nhân dân.

3.1.3.2. Đất đai, thổ nhưỡng

Theo Kết quả điều tra nghiên cứu tài nguyên đất huyện Con Cuông đƣợc chia thành các nhóm đất chính sau:

* Nhóm đất phù sa:

Diện tích 3.654 ha, chiếm 2,10% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại: Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm diện tích 498 ha, loại đất này phân bố dọc hai bên bờ sông Lam; đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm diện tích 1.927 ha, phân bố hai bên bờ sông Lam có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho trồng màu và công nghiệp ngắn ngày; đất phù sa có nhiều Feralit diện tích 1.229 ha, phân bố ở các

ruộng có địa hình tƣơng đối cao, lớp mặt bị rửa trôi dẫn đến thành phần cơ giới thịt nhẹ, chua.

* Nhóm đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước.

- Diện tích 20 ha, loại đất này phân bố ở các chân đồi rải rác ở các xã trong huyện.

- Đất phù sa sông, ngòi suối diện tích 905 ha, phân bố rải rác ở hai bên triền khe suối ở tất cả các xã, nhƣng tập trung nhiều ở một số xã nhƣ xã Môn Sơn 300 ha, xã Lục Dạ 400 ha, xã Yên Khê 60 ha.

- Đất Feralit đỏ vàng có diện tích 40.790 ha, chiếm 23,46% so với diện tích đất tự nhiên, đƣợc hình thành trên diện tích đất đá vôi tạo thành những giải đất ở ngay dƣới lèn đá vôi, đặc điểm đất có màu vàng, đỏ nâu, độ xốp cao, thích hợp cho sản xuất cây công nghiệp và trồng cây ăn quả.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét có diện tích 11.447 ha, chiếm 6,58% diện tích đất tự nhiên, có đặc điểm màu vàng đỏ, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, đây là loại đất tƣơng đối tốt phát triển cây nông nghiệp,

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá kết có diện tích 24.862 ha, chiếm 14,30% so với tổng diện tích đất tự nhiên, đất có màu vàng đỏ, thành phần cơ giới rời, hút nƣớc nhanh, đất chua, nghèo dinh dƣỡng, loại đất này chủ yếu là trồng rừng.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Mácma a xít có diện tích 3.529 ha, chiếm 2,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các sƣờn đồi, có tầng dày 50 -70cm, diện tích này khoanh nuôi trồng rừng.

* Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp.

Diện tích 74.435 ha chiếm 42,77% diện tích đất tự nhiên, thành phần cơ giới tầng canh tác mỏng, nghèo dinh dƣỡng, bị rửa trôi mạnh, loại đất chủ yếu để phát triển lâm nghiệp.

Diện tích 38.019 ha, chiếm 21,87% so với diện tích đất tự nhiên, đất có màu vàng, có tỷ lệ mùn cao, độ ẩm, hƣớng sử dụng loại đất này chủ yếu vào lâm nghiệp.

3.1.4. Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Sông Cả, sông Giăng là hai con sông chính cung cấp nguồn nƣớc chủ yếu cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nƣớc ngầm: Mực nƣớc bình quân trung bình từ 5-7m, cao nhất 3-4m, thấp nhất 10-15m, chất lƣợng nƣớc tốt, lƣu lƣợng lớn. Nhìn chung thuận lợi cho việc khai thác nguồn nƣớc này để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)