Khí hậu, thời tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 37)

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, ít mƣa.

- Nhiệt độ trung bình trong năm 2015 là 25,50C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao, tháng nóng nhất (tháng 5 đến tháng 7) nhiệt độ cao nhất vào ngày 30/5 là đối 42,5o C. Nhiệt độ thấp nhất (tháng 12 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau) nhiệt độ thấp nhất vào ngày 2/1 là 100C. Độ ẩm cao nhất là 81%, nhỏ nhất là 24%. Tổng số giờ nắng là 1.713 giờ.

- Lƣợng mƣa bình quân năm 2015 là 1.385.6 mm, phân bố không đều theo thời gian, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 có lƣợng mƣa chiếm 80 - 85% lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa tập trung theo mùa thƣờng gây ra những đợt lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

- Chế độ gió: Chịu ảnh hƣởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam:

+ Gió phơn Tây Nam thƣờng xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn huyện.

3.1.3. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng

3.1.3.1. Địa hình

Con Cuông thuộc vùng núi phía Tây Nam trong tỉnh nên bị ảnh hƣởng chi phối của dãy Trƣờng Sơn; địa hình bị chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe sâu và dốc lớn, có thể chia làm hai vùng nhƣ sau:

- Vùng hữu ngạn dòng Sông Lam: Gồm các xã Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê và thị trấn Con Cuông; địa hình vùng này có độ cao trung bình 150m so với mực nƣớc biển; dãy núi Phù Chác cao nhất trong huyện có độ cao 1800m, địa hình thấp dần về phía Đông Nam.

- Vùng tả ngạn Sông Lam: Gồm các xã Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn và Bình Chuẩn, vùng này nghiêng dần về phía Đông Nam, địa hình chia cắt mạnh tạo ra nhiều thung lũng và nhiều khe suối lớn nhỏ. Nhìn chung địa hình phức tạp, có độ dốc lớn nên khả năng tập trung dòng chảy về mùa mƣa rất nhanh vì vậy bảo vệ rừng đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống của nhân dân.

3.1.3.2. Đất đai, thổ nhưỡng

Theo Kết quả điều tra nghiên cứu tài nguyên đất huyện Con Cuông đƣợc chia thành các nhóm đất chính sau:

* Nhóm đất phù sa:

Diện tích 3.654 ha, chiếm 2,10% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại: Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm diện tích 498 ha, loại đất này phân bố dọc hai bên bờ sông Lam; đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm diện tích 1.927 ha, phân bố hai bên bờ sông Lam có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho trồng màu và công nghiệp ngắn ngày; đất phù sa có nhiều Feralit diện tích 1.229 ha, phân bố ở các

ruộng có địa hình tƣơng đối cao, lớp mặt bị rửa trôi dẫn đến thành phần cơ giới thịt nhẹ, chua.

* Nhóm đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước.

- Diện tích 20 ha, loại đất này phân bố ở các chân đồi rải rác ở các xã trong huyện.

- Đất phù sa sông, ngòi suối diện tích 905 ha, phân bố rải rác ở hai bên triền khe suối ở tất cả các xã, nhƣng tập trung nhiều ở một số xã nhƣ xã Môn Sơn 300 ha, xã Lục Dạ 400 ha, xã Yên Khê 60 ha.

- Đất Feralit đỏ vàng có diện tích 40.790 ha, chiếm 23,46% so với diện tích đất tự nhiên, đƣợc hình thành trên diện tích đất đá vôi tạo thành những giải đất ở ngay dƣới lèn đá vôi, đặc điểm đất có màu vàng, đỏ nâu, độ xốp cao, thích hợp cho sản xuất cây công nghiệp và trồng cây ăn quả.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét có diện tích 11.447 ha, chiếm 6,58% diện tích đất tự nhiên, có đặc điểm màu vàng đỏ, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, đây là loại đất tƣơng đối tốt phát triển cây nông nghiệp,

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá kết có diện tích 24.862 ha, chiếm 14,30% so với tổng diện tích đất tự nhiên, đất có màu vàng đỏ, thành phần cơ giới rời, hút nƣớc nhanh, đất chua, nghèo dinh dƣỡng, loại đất này chủ yếu là trồng rừng.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Mácma a xít có diện tích 3.529 ha, chiếm 2,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các sƣờn đồi, có tầng dày 50 -70cm, diện tích này khoanh nuôi trồng rừng.

* Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp.

Diện tích 74.435 ha chiếm 42,77% diện tích đất tự nhiên, thành phần cơ giới tầng canh tác mỏng, nghèo dinh dƣỡng, bị rửa trôi mạnh, loại đất chủ yếu để phát triển lâm nghiệp.

Diện tích 38.019 ha, chiếm 21,87% so với diện tích đất tự nhiên, đất có màu vàng, có tỷ lệ mùn cao, độ ẩm, hƣớng sử dụng loại đất này chủ yếu vào lâm nghiệp.

3.1.4. Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Sông Cả, sông Giăng là hai con sông chính cung cấp nguồn nƣớc chủ yếu cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nƣớc ngầm: Mực nƣớc bình quân trung bình từ 5-7m, cao nhất 3-4m, thấp nhất 10-15m, chất lƣợng nƣớc tốt, lƣu lƣợng lớn. Nhìn chung thuận lợi cho việc khai thác nguồn nƣớc này để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

3.2.Điều kiện kinh tế xã hội khu vực

3.2.1. Dân số, lao động

Dân số huyện năm 2016 là 69.648 ngƣời; trong đó nữ 34.701 ngƣời, mật độ dân số 40 ngƣời/km2, tổng số hộ 17.615 hộ.

Số dân trong độ tuổi lao động của huyện là 44.337 ngƣời, chiếm 63,65% tổng số dân cả huyện. Con Cuông có nguồn nhân lực dồi dào, là một thuận lợi lớn để Con Cuông phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế

3.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Con Cuông trong những năm gần đây đã có những bƣớc chuyển biến đáng kể. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm 2010 - 2015 đạt 6,02%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng nông, lâm, nghiệp giảm từ 48,91 % xuống 45,9 %, dịch vụ - thƣơng mại tăng từ 31,04 % lên 38 %:

3.2.2.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt

Mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp điều kiện không thuận lợi nhƣng tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt năm 2015 đạt 33.452 tấn,Trong đó:

- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy là 4.351.7ha. Năng suất bình quân đạt 54,5 tạ/ha, sản lƣợng đạt 23.727 tấn gồm.

+ Lúa ruộng: Diện tích 4.342,24 ha, năng suất bình quân đạt 54,6 tạ/ha. + Lúa rẫy: Diện tích 9,5 ha, năng suất bình quân đạt 15,8 tạ/ha.

- Cây ngô: Tổng diện tích là 2.225,5 ha/2.482 ha. Năng suất bình quân đạt 43,7 tạ/ha, sản lƣợng đạt 9.725 tấn.

- Cây sắn: Tổng diện tích là 1.132,0 ha, Năng suất bình quân đạt 304,6 tạ/ha, sản lƣợng đạt 34.493 tấn.

- Cây mía nguyên liệu:Tổng diện tích 307 ha. Năng suất bình quân đạt 624 tạ/ha, sản lƣợng 19.156,8 tấn.

- Cây lạc: Tổng diện tích là 245,6 ha. Năng suất bình quân đạt 18,3 tạ/ha, sản lƣợng 449,5 tấn

- Cây đậu xanh: Tổng diện tích là 134 ha. Năng suất bình quân đạt 7,6 tạ/ha, sản lƣợng đạt 101,8 tấn.

- Cây rau các loại: Tổng diện tích là 765,6 ha. Năng suất bình quân đạt 85,6 tạ/ha, sản lƣợng đạt 6.547,9 tấn.

- Cây cam hàng hóa:Tổng diện tích 182,1ha. Trong đó: Diện tích kinh doanh là 67 ha, năng suất 101,49 tạ/ha. Sản lƣợng 680 tấn; diện tích thời kỳ KTCB là 115,1ha.

- Cây chè công nghiệp: Tổng diện tích là 348,12 ha. Trong đó: Diện tích chè đã cho kinh doanh là 309,78 ha, năng suất bình quân đạt 134,29 tạ/ha, sản lƣợng là 4.160 tấn; diện tích thời kỳ KTCB là 38,3 ha.

- Cây chanh: Diện tích hiện có là 107,3 ha. Trong đó diện tích đã cho thu hoạch là 64 ha; năng suất bình quân đạt 71,88 tạ/ha.

*. Chăn nuôi:Tổng đàn trâu bò 34.688 con (trâu: 18.245con, bò: 16.443con); tổng đàn lợn 29.517 con, tổng đàn gia cầm 367.958 con, đã hình thành nhiều mô hình phát triển chăn nuôi có hiệu quả, nhƣ hộ chăn nuôi trâu bò

nái, lợn thịt trên 30 con có 55 hộ, tăng 7% so với cùng kỳ, nhiều hộ dân chăn nuôi gà đồi, vịt, ngan thả vƣờn, dê cho hiệu quả kinh tế cao.

*. Lâm nghiệp

Thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng, độ che phủ rừng đến nay đã đạt 78,4 %. Tổng diện tích đất lâm nghiệp 155.646,7 ha, diện tích đất có rừng là 136.346,42 ha, trong đó: Rừng phòng hộ 19.204,3 ha (có rừng 17.725,1ha; chƣa có rừng 1.479,2 ha); rừng đặc dụng 74.163,3 ha (có rừng 73.520,78 ha; chƣa có rừng 642,52ha); rừng sản xuất 62.169,2 ha (có rừng 44.990,64 ha, chƣa có rừng 17.178,56 ha.

*. Thủy sản

Tổng diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện là 114,6ha (có 11 hồ chứa nhỏ, với diện tích mặt nƣớc là 4,0 ha); số lồng cá trên sông, hồ, đập là 23 lồng; tổng sản lƣợng thủy sản thu hoạch trong năm là 302,2 tấn (đánh bắt 34,2 tấn, nuôi trồng 268 tấn); diện tích mặt nƣớc các hồ, đập đều cho các tổ chức, cá nhân nhận khoán nuôi trồng thủy sản đã và đang phát huy hiệu quả; tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật nuôi cá trên ao, hồ, đập và cá lồng trên sông, cấp giống cá cấp II cho các xã đảm bảo chất lƣợng. Kiểm soát tốt việc sử dụng chất nổ, kích điện săn bắt cá trên sông, khe, suối.

3.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

3.2.3.1. Giao thông nông thôn

Những năm qua kết cấu hạ tầng đƣợc tập trung đầu tƣ, bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng. Phong trào Xây dựng Nông thôn mới, xây dựng giao thông nông thôn rộng khắp trên địa bàn toàn huyện, nhiều tuyến đƣờng đƣợc đầu tƣ nhƣ hệ thống đƣờng xã trong thôn, bản, liên xã,.. Nhiều cầu treo dân sinh đã dần thay thế các bến đò ngang tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Nhìn chung hệ thống giao thông nông thôn đã có nhiều bƣớc đột phá, tạo điều kiện thuận lợi cho lƣu thông và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên tỷ lệ kiên cố hóa mới chỉ tập trung ở một số xã vùng hữu ngạn Sông Lam, các xã vùng tả ngạn còn đạt thấp, nên tình hình giao thông trong mùa mƣa đang còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống giao thông nội đồng cải tạo, nâng cấp còn rất ít, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch.

3.2.3.2. Thuỷ lợi

Trong những năm qua các hệ thống, công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã đƣợc đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp, nhƣng chủ yếu phục vụ tƣới cho lúa và một số cây trồng cạn nhƣ (cam, chè..) những hộ dân đã đƣợc đầu tƣ xây dựng giếng khoan, giếng đào để tƣới cho (cam, chè, táo, bƣởi…) vào mùa khô hạn không những cây trồng không bị chết mà còn đạt đƣợc năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao, tăng lên khoảng từ 20% so với trƣớc.

Những vùng chủ yếu trồng rau luân canh hoặc xen canh với cây trồng khác, nhất là đất màu hệ thống thuỷ lợi còn nhiều hạn chế, chƣa chủ động đối phó đƣợc với diễn biến phức tạp của thời tiết nhƣ nắng hạn kéo dài…, chủ yếu ngƣời dân tự khắc phục tƣới bằng nhiều hình thức nhƣ máy bơm dầu dã chiến, máy bơm điện loại nhỏ hoặc tƣới bằng bình ô doa thủ công….hoặc trồng chủ yếu vào vụ thu, đông và vụ xuân thời điểm thời tiết thuận lợi có mƣa nhiều.Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, đòi hỏi công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất phải đƣợc chú trọng hơn nữa, đặc biệt là sản xuất rau an toàn tập trung thì phải chủ động nƣớc tƣới hoàn toàn.

3.2.4. Công tác giáo dục, y tế

* Giáo dục đào tạo: Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo; thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học; củng cố vững chắc chất lƣợng phổ cập giáo dục phổ thông. Nâng quy mô đào tạo và chất lƣợng đào tạo nghề. Năm học 2015-2016 toàn huyện có 5 em học sinh đạt giải quốc gia, THCS có 45 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và đƣợc xếp thứ nhất bảng B; THPT có 19 lƣợt em đạt học sinh giỏi tỉnh. Quan tâm chỉ đạo xây dựng

Đôn Phục), 01 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia mức 2 (MN Yên Khê) nâng số trƣờng đạt chuẩn lên 32/51 trƣờng, đạt 62%. Hiện tại đang tập trung hoàn thành các tiêu chí chuẩn Quốc Gia tại 02 trƣờng THCS (Mậu Đức, Yên Khê); tiến hành kiểm tra để công nhận lại đối với các trƣờng sau 5 năm đạt chuẩn (16 trƣờng TH, 4 trƣờng MN); có 17 trƣờng đạt KĐCLGD. Đánh giá và định hƣớng xây dựng trƣờng PTTH Con Cuông đạt chuẩn trong những năm tiếp theo. Số học sinh THCS tốt nghiệp 867/873 em đạt Tỷ lệ 99,2%, THPT tốt nghiệp 434/474 em đạt 91,9%. Có 121/156 em đạt điểm chuẩn Đại học, có 7 em đạt 24 điểm trở lên và 01 em đƣợc UBND Tỉnh tuyên dƣơng khen thƣởng.

* Y tế:Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân tiếp tục đƣợc quan tâm, thực hiện tốt các chƣơng trình mục tiêu Quốc gia, công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh; chất lƣợng khám, điều trị trong các cơ sở y tế đƣợc nâng lên. Kiểm soát tốt dịch bệnh, không để phát sinh dịch lớn; tiếp tục duy trì, phát triển các kỹ thuật mới trong khám và điều trị; quan tâm công tác khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở; thực hiện tốt các chƣơng trình MTQG về y tế. Năm 2016 đƣợc tỉnh công nhận 01 xã đạt chuẩn QG về Y tế (Châu Khê), đƣa số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế lên 08/13 xã, thị (chiếm 61,5%). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xẩy ra các vụ ngộ độc tập thể. Việc thực hiện điều trị thay thế chất gây nghiện bằng Methadone đƣợc duy trì hiệu quả; phòng chống HIV/AIDS, đặt điểm xét nghiệm miễn phí HIV/AIDS cố định tại Bệnh viện đa khoa KV và tại các Trạm y tế xã. Kiểm tra công tác hành nghề Y dƣợc trên địa bàn huyện; tổ chức lập danh sách BHYT hộ gia đình tại các xã. Số ngƣời tham gia BHYT là 66.859 ngƣời, với số tiền 91.541 triệu đồng, đạt 98,7%.

3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Con Cuông ảnh hƣởng đến quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp Cuông ảnh hƣởng đến quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp

3.3.1. Thuận lợi

Huyện Con Cuông có vị trí địa lý khá thuận lợi, với hệ thống giao thông đang đƣợc đầu tƣ xây dựng thuận lợi cơ bản trong giao lƣu, thƣơng mại với các huyện và có cửa khẩu với nƣớc Cộng hòa DCND Lào.

Có điều kiện đất đai lớn, tỷ lệ rừng còn nhiều thích hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày theo hƣớng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, phát triển nền nông nghiệp sinh thái và chuyển đổi cơ cấu nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa với những sản phẩm có chất lƣợng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Các chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, các nguồn lực hỗ trợ của nhà nƣớc, sự tiếp thu nhanh nhạy của ngƣời dân trong sản xuất hàng hóa nông sản, nhất là các mặt hàng phục vụ xuất khẩu là cơ hội tốt để phát triển.

3.3.2. Khó khăn, hạn chế

Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế. Trình độ dân trí còn thấp nhất là các vùng sâu nhƣ dân tộc Đan Lai, đây là những hạn chế cơ bản khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)