Hiệu quả tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 68)

Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá Ect của Walfredo Ravel Rola (1994). Khi Ect = 1 hoặc gần bằng 1 thì mô hình đó có hiệu quả tổng hợp về cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Kết quả đánh giá đƣợc thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.9. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác đã lựa chọn ở khu vực

TT Chỉ tiêu

X tối ƣu Lúa nƣớc Lúa & Ngô

lai Thìa canh

Kim Ngân Cà gai leo Cam V2 Keo tai tƣợng

Loại Giá trị Giá

trị etc

Giá

trị etc Giá trị etc Giá trị etc

Giá

trị etc Giá trị etc Giá trị etc

1 Chỉ tiêu

kinh tế 0,03 0,04 0,26 1 0,16 1 0,8

NPV Max 1.028,47 1.028,47 1 30.354 0,03

BCR Max 5,75 5,75 1 2,9 0,5

IRR Max 101,73 101,73 1 29 0,29

Lợi nhuận Max 1.339,85 36,54 0,03 51,39 0,04 351,85 0,26 1.339,85 1 210,7 0,16

2 Chỉ tiêu XH Max 73 62 0,85 65 0,89 73 1 73 1 73 1 70 0,96 69 0,95 3 Chỉ tiêu môi trƣờng Max 5 -1 0,2 3 0,6 4 0,8 4 0,8 4 0,8 5 1 5 1 Ect tổng 0,36 0,51 0,69 0,93 0,65 0,99 0,92

Kết quả từ bảng trên cho thấy, mô hình trồng Cam V2 cho hiệu quả tổng hợp cao nhất, Ect là 0,99 với các chỉ số thành phần lần lƣợt là Etc kinh tế = 1; Etc xã hội = 0,96 ; và Etc môi trƣờng = 1. Các chỉ tiêu xã hội - sinh thái môi trƣờng đều đạt hiệu quả cao đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển bền vững. Tiếp sau là các mô hình trồng Kim ngân, Keo tai tƣợng, Thìa canh, Cà gai leo, Lúa & Ngô, thấp nhất là trồng Lúa nƣớc 2 vụ.

Nhìn chung, hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác là cơ sở quan trọng để lựa chọn đƣợc mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện địa phƣơng, tập quán canh tác của ngƣời dân trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng đáp ứng phát triển nền nông nghiệp bền vững. Kết quả trên là cơ sở quan trọng để lựa chọn và thay đổi cơ cấu cây trồng tại khu vực trong thời gian tới.

4.5. Đề xuất định hƣớng phát triển các mô hình canh tác hiệu quả và bền vững

4.5.1. Định hướng chung về sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa

4.5.1.1. Quan điểm chung về phát triển kinh tế-xã hội huyện Con Cuông

Phát triển kinh tế - xã hội huyện Con Cuông phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, đồng thời đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các huyện trên địa bàn.Phát triển nhanh và toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhƣng trọng tâm là nông lâm nghiệp, chế biến nông sản và phát triển du lịch thƣơng mại, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế của huyện và tỉnh cùng phát triển.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế. Đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra nội lực vững mạnh và môi trƣờng thuận lợi đẩy nhanh thu hút vốn đầu tƣ và công nghệ mới từ bên ngoài.

Phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo sự hài hòa giữa các vùng lãnh thổ trên địa bàn, phải xác định phát triển các vùng động lực để thúc đẩy các khu vực

nông thôn phát triển, trong đó chú ý đến khu vực cộng đồng dân tộc thiểu số. Phát triển bền vững, hài hòa kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

4.5.1.2. Định hướng về sử dụng đất nông lâm nghiệp

Định hƣớng sử dụng đất canh tác theo hƣớng sản xuất hàng hóa huyện Con Cuông là dựa trên kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng và các kiểu sử dụng đất, căn cứ vào phƣơng hƣớng phát triển nông lâm nghiệp nghiệp của huyện, đề tài nhận thấy cần phải tăng cƣờng phát triển diện tích các cây lâu năm, chú trọng là các cây Cam V2, Kim ngân, Keo tai tƣợng, Thìa canh, Cà gai leo, cải tạo diện tích đất trồng lúa một vụ không có năng xuất sang trồng các cây hoa màu, cỏ chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít nƣớc hoặc phát triển theo hƣớng lúa chất lƣợng cao. Mặt khác, dù cây lúa có hiệu quả kinh tế thấp nhƣng để đảm bảo an toàn lƣơng thực, nên huyện vẫn nên giữ lại một số chân đất thích hợp với cây lúa theo hƣớng triển khai cánh đồng mẫu lớn, đồng thời giải quyết mối quan hệ về lao động, năng lực đầu tƣ trong sản xuất, để giữ lại diện tích đất canh tác lúa của huyện.

Bên cạnh đó, sử dụng đất nông lâm nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng. Môi trƣờng là yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây trồng. Bố trí thời vụ phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, nguồn nƣớc nhằm khai thác tối ƣu điều kiện đó mà không ảnh hƣởng đến môi trƣờng góp phần bảo vệ đất và sản xuất bền vững. Rà soát diện tích đất do các cơ quan nhà nƣớc quản lí không hoặc hiệu quả thấp giao cho các xã, hộ gia đình canh tác, giảm tính trạng thiếu đất sản xuất nhƣ hiện nay.

4.5.1.3. Cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp

Ngoài những kết quả nghiên cứu đƣợc rút ra ở các phần trên, đề tài thực hiện công cụ phân tích chuyên sâu để có đầy đủ và tổng hợp các căn cứ cho đề xuất giải pháp phát triển các mô hình canh tác thích hợp cho khu vực. Thông qua

phƣơng pháp phân tích SWOT để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức với việc sử dụng đất của các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện nhƣ sau

* Thuận lợi

- Lực lƣợng lao động dồi dào, lao động có việc làm tập trung chủ yếu trong ngành sản xuất nông nghiệp đây là lực lƣợng để sản xuất trực tiếp. Hơn nữa, ngƣời dân có truyền thống sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi đặc biệt là các loài cây ăn quả nhƣ Cam, cây lâm nghiệp (keo, xoan) và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày (Lúa, Ngô, Lạc, Đậu tƣơng…).

- Nằm trên trục đƣờng tuyến biên giới cửa khẩu với nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nên khả năng tiêu thụ, giao thƣơng sản phẩm nông lâm nghiệp rất lớn.

- Là huyện miền núi nên Con Cuông đƣợc nhà nƣớc quan tâm hỗ trợ, đầu từ với rất nhiều các chƣơng trình dự án: Chƣơng trình hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn 135, Dự án 661, chƣơng trình 168, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ và thực hiện xã hội hóa về giao thông, thu hút đầu tƣ nhất là các dự án trên lĩnh vực nông lâm nghiệp. Từ đó, cán bộ và nhân dân trong huyện đƣợc hỗ trợ tƣ liệu sản xuất, tƣ vấn kỹ thuật chuyên môn về nông lâm nghiệp.

- Thực hiện kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là điều kiện thuận lợi để huyện xác định bức tranh chung về nguồn lực nhà nƣớc và huy động các nguồn lực toàn xã hội trên địa bàn huyện, xác định các công trình trọng điểm để đầu tƣ phát triển các hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ sự phát triển nhanh, hài hòa và bền vững.

Với những ƣu thế mạnh về đất đai và tài nguyên rừng, đây là những tiềm năng lớn thu hút các nhà đầu tƣ phát triển ngành du lịch sinh thái và phát triển ngành nông lâm nghiệp.

* Khó khăn

- Huyện Con Cuông tuy có các tuyến giao thông liên tỉnh, huyện và xã, tƣơng đối thuận lợi nhƣng đƣờng vào các nơi sản xuất nhỏ hẹp và dốc hoặc sạt lở vào mùa mƣa đã ảnh hƣởng đến việc thu gom sản phẩm, vận chuyển hàng hóa và tỷ lệ hao hụt các sản phẩm sau thu hoạch.

- Là huyện miền núi nên địa hình chia cắt, đất đai của xã chủ yếu là đồi núi, một số nơi độ dốc cao làm cho sử dụng đất dễ bị xói mòn, rửa trôi các chất dinh dƣỡng, khó khăn cho quá trình canh tác nhƣ trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm ...vv. Khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là nắng nóng, gió mùa Tây Nam nên ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng, phát triển của các loài cây trồng dẫn đến năng suất sản lƣợng không cao. Hệ thống thủy lợi chƣa đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp do kinh phí đầu tƣ cao, địa hìnhdốc...

- Diện tích đất trồng lúa và hoa màu còn manh mún, nhỏ lẻ ...khó khăn cho việc mở rộng sản xuất theo hƣớng tập trung, hàng hóa...

- Tỷ lệ tăng dân số cơ học của huyện còn tƣơng đối cao vì thế gây ra sức ép rất lớn các mặt về quản lý sử dụng đất nhƣ đất làm nhà ở, đất canh tác. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế của huyện còn yếu và chƣa đồng bộ, đặc biệt hệ thống thuỷ lợi của huyện . Mặt bằng chung về trình độ dân trí của huyện còn tƣơng đối thấp vì thế rất hạn chế trong việc tiếp thu kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý sử dụng đất và các hoạt động sản xuất. Hơn nữa, trên địa bàn huyện có dân tộc Đan Lai với phong tục, tập quán canh tác còn lạc hậu, sản xuất theo nền nông nghiệp truyền thống vì thế làm cho đất ngày càng bị thoái hoá, năng xuất cây trồng ngày càng giảm.

* Cơ hội

Các chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc hỗ trợ, giúp đỡ phát triển kinh tế đối với vùng nông thôn miền núi, vì thế huyện đã đƣợc hƣởng rất nhiều các ƣu đãi phát triển kinh tế từ nhà nƣớc nhƣ hỗ trợ vốn, vay vốn để tổ chức sản

Đây là những cơ sở để quản lý sử dụng đất hiệu quả và thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển.

* Thách thức

- Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp còn thiếu không tƣơng xứng với việc tăng dân số hàng năm. Tình trạng dân cƣ tại một số điểm sinh sống đan xen trong rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác trồng cây lƣơng thực và hoa màu đang diễn biến phức tạp.

- Những biến đổi phức tạp của khí hậu, thời tiết, sâu bệnh hại cây trồng (nhất là bệnh hại cây Cam, lúa, rau màu....), và hiện tƣợng hạn hán thiên tai xảy ra thất thƣờng.

- Giá cả các hàng hoá nông sản thƣờng xuyên biến động, cần phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định. Giá vật tƣ phân bón tăng cao...

Nhìn chung, khu vực nghiên cứu còn có nhiều khó khăn và thách thức gây cản trở sự phát triển của các mô hình canh tác ở địa phƣơng. Các khó khăn và thách thức là trở ngại lớn, nguyên nhân kìm hãm sự phát triển bền vững của các mô hình, nhƣng có thể hạn chế và khắc phục đƣợc thông qua việc xây dựng và thực thi những giải pháp thực tế. Các giải pháp đƣa ra phải phát huy đƣợc điểm mạnh, cơ hội; khắc phục đƣợc những điểm yếu, thách thức; đồng thời phải mang tính đồng bộ, có cơ sở khoa học, pháp lý.

4.5.2. Một số định hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa tại khu vực

4.5.2.1. Giải pháp về vốn

Để có đủ vốn đầu tƣ đồng bộ vào các khâu của quá trình sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa của khu vực trong những năm tới cần phải có chính sách tài chính phù hợp nhằm thu hút đƣợc các nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất.

Xuất phát từ thực tế khảo sát, nghiên cứu và đặc biệt là điều tra trong các hộ gia đình nông dân. Đề tài đề xuất một số những hƣớng giải quyết sau đây:

Hiện nay đã có "Ngân hàng chính sách cho ngƣời nghèo" phát triển đến tận các xã, đây là một việc làm vừa thiết thực vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nghèo có vốn sản xuất. Vận dụng sự quản lý chặt chẽ và hƣớng dẫn của chính quyền địa phƣơng thì những ngƣời nghèo luôn luôn đƣợc ƣu tiên vay vốn thuận lợi để tập trung vào sản xuất sản phẩm hàng hóa góp phần cải thiện đời sống và trả lại nguồn vốn cho nhà nƣớc.

UBND huyệncó thể chủ động tham gia làm trọng tài để lập mối quan hệ giữa nhà nông với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản...vv, để có thể huy động đƣợc nguồn vốn ứng trƣớc cho nông dân sản xuất và sau đó nông dân cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp. Tránh cho đƣợc tình trạng nông dân thiếu ý thức, chay theo lợi nhuận trong khi thị trƣờng khan hiếm thì bán ra ngoài kiếm lời mà không cung cấp đủ sản phẩm cho doanh nghiệp hoạt động.

4.5.2.2. Giải pháp về thị trường

Thị trƣờng tiêu thụ là vấn đề chủ chốt trong nền sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa. Hƣớng dẫn sản xuất theo thị trƣờng và tìm kiếm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi hiện nay nhằm bảo vệ đƣợc hiệu quả của việc sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy đƣợc sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý.

Huyện Con Cuônglà một huyện có nhiều lợi thế giao thông, gần thành phố Vinh và của khẩu nƣớc CHDCND Lào. Các sản phẩm hàng hóa của huyện có thể dễ dàng vận chuyển đến các thị trƣờng lớn và xuất khẩu... vì vậy khu vực nghiên cứu cần định hƣớng để sản xuất các mặt hàng phù hợp với thị trƣờng.

- Cần phải phát huy sự liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nƣớc) trong đó ai cũng có thế mạnh riêng. Nhà nông có đất, có lao động, nhà doanh nghiệp có vốn, có hệ thống quản lý và dịch vụ...vv, nếu có sự kết hợp đồng thuận giữa 4 nhà trong chuỗi giá trị và ai cũng có phần hƣởng lợi thì chúng ta có thể huy động đƣợc nguồn vốn của nhà kinh doanh và nhà kinh doanh cũng đồng thời là nhà bao tiêu sản phẩm làm ra. Một ví dụ cụ thể là cây cam V2, các loại cây

- Hình thành các chợ đầu mối nông thôn đặt ở các trung tâm huyện, trung tâm cụm xã (thị trấn Con Cuông, Yên Khê, Bồng Khê...vv), các nút giao thông thuận tiện cho việc đi lại và giao lƣu trong và ngoài khu vực.

- Giáo dục nhận thức của nông dân trong cơ chế thị trƣờng, liên kết với các nhà phân phối để có thể ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm sạch, an toàn tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra một cách thuận lợi.

4.5.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật

Với các mô hình sử dụng đất ở huyện Con cuông, khả năng thu hút lực lƣợng lao động là rất lớn. Cần có biện pháp phân bố dân cƣ và lao động đồng đều để sử dụng lƣợng lao động dƣ thừa và thiếu lao động khi vào vụ gieo trồng hay thu hoạch. Cần đào tạo lao động có trình độ tiếp thu nhanh các khoa học kỹ thuật canh tác tiên tiến trong quá trình sử dụng đất và sản xuất nông lâm nghiệp nghiệp.

Tăng cƣờng các hoạt động của công tác khuyến nông, nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt, nhất là kỹ thuật phát triển Cam, cây dƣợc liệu bền vững, sản phát triển thƣơng hiệu Cam Con Cuông, tinh dầu Cam, mứt vỏ Cam... , các sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn..., đồng thời phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm sử dụng tối đa các nguồn phân hữu cơ vừa có tác dụng bảo vệ môi trƣờng, giảm chi phí sản xuất, tắng thu nhập cho ngƣời dân.

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi và dịch vụ thủy nông và tƣới tiêu khoa học. Để phục vụ tƣới tiêu khoa học cần thƣờng xuyên tổ chức nạo vét kênh mƣơng bảo đảm cho dòng chảy đƣợc lƣu thông và kiên cố hóa kênh mƣơng để tránh thất thoát khi sử dụng nƣớc. Bên cạnh đầu tƣ vốn cho công tác xây dựng tu sửa các công trình thủy nông do nhà nƣớc đầu tƣ, cần có sự kết hợp chặt chẽ công tác quản lý của nhân dân, và cần sử dụng phƣơng pháp tƣới tiêu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)