Cơ cấu câytrồng trong các loạihìnhsử dụngđất phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 58)

3.2 .Điều kiện kinh tế xã hội khu vực

4.2. Lựa chọn các loạihìnhsử dụngđất phổ biến tại khu vực

4.2.2. Cơ cấu câytrồng trong các loạihìnhsử dụngđất phổ biến

4.2.2.1. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa (2 - 3 vụ ) - LUT1

Loại hình canh tác 2 - 3 vụ lúa được tổ chức sản xuất trên những chân ruộng thấp, đất thịt trung bình đến thịt nặng, đủ nước tưới. Một số giống lúa được hiện đang sử dụng như: Bắc thơm, DT66, Khang dân 18, Q5, Thiên ưu 8, nếp N97, LC 25; NA 2. Thời vụ gieo vụ xuân từ 10 - 31/1; vụ mùa từ 20/5 - 5/6, thời gian sinh trưởng vụ Xuân từ 125 - 130 ngày và vụ mùa từ 105 - 110 ngày. Năng suất trung bình 60 - 80 tạ/ha. Thông thường người dân trồng 2 vụ, nhưng cũng có thể làm thêm vụ hè thu tùy theo từng năm và từng hộ gia đình.

Hình 4.2. Canh tác lúa 2 vụ tại xã Chi Khê

Mặc dù việc trồng lúa thu nhập không cao, do diện tích của các hộ gia đình không nhiều, manh mún...nhƣng vẫn đƣợc ngƣời dân địa phƣơng ƣu tiên gây trồng bởi lý do họ đã có kỹ thuật trồng và đảm bảo lƣơng thực cho hộ cũng nhƣ phục vụ chăn nuôi quy mô hộ gia đình.

4.2.2.2. Loại hình sử dụng đất trồng lúa một vụ kết hợp các cây rau màu khác (Ngô, đậu, lạc, rau các loại) - LUT2

Sau lúa nƣớc, ngô đƣợc trồng nhiều trên đất đồi thấp, kết hợp cây lâm nghiệp, cây ăn quả giai đoạn xây dựng cơ bản và các vùng đất bãi ven sông Lam, chân núi đá.... Năm 2016 tại 3 địa điểm nghiên cứu ngô đƣợc trồng với diện tích là 2.245 ha (Yên Khê 150,5 ha; Chi Khê 296,1 ha và Bồng Khê là 419,7 ha), một

Với điều kiện tự nhiên khá phù hợp với cây ngô nên sinh trƣởng và phát triển tốt, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ. Ngô đƣợc trồng 1 - 2 vụ/năm, cho năng suất 4,5 - 5 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, do ngƣời dân chỉ lợi dụng tiềm năng dinh dƣỡng sẵn có trong đất mà không có sự đầu tƣ, chăm sóc, thâm canh cây trồng nên năng suất đem lại chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của đất. Về mặt lâu dài, tài nguyên đất bị lạm dụng sẽ dễ xảy ra tình trạng thoái hóa đất, đặc biệt là vùng đất dốc và đất bãi bồi.

Hình 4.3. Canh tác Ngô lai, rau màu tại Bồng Khê

Hoa màu (bầu bí, rau xanh các loại), đậu đỗ các loại đƣợc trồng xen hoặc xung quanh nƣơng rẫy sắn, ngô, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong hộ gia đình. Khi trồng cây đậu vừa cho năng suất vừa có vai trò lớn trong cải tạo đất. Do đó, đây là cây trồng đặc biệt quan trọng trong quá trình bố trí luân xen canh với các loại cây trồng khác. Nhu cầu về rau xanh, đặc biệt là rau an toàn ngày càng lớn trên thị trƣờng. Trồng rau có hệ số sử dụng đất rất cao (bình quân 5-6 vụ/năm) nên thu nhập đem lại rất lớn. Tuy nhiên, do việc phát triển do phong trào, quy trình kỹ thuật sử dụng truyền thống nên phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng. Do vậy, cần có hệ thống thƣơng mại của phát triển đảm bảo tiêu thụ hết lƣợng rau sản xuất ra vì khả năng bảo quản rau sau khi thu hoạch rất hạn chế.Thực tế, lƣợng rau các loại ở Bồng Khê còn tồn đọng nhiều do chƣa có thị trƣờng ổn định.

4.2.2.3. Loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả (LUT3)

Trong loại hình này, chè búp và cam là hai loài cây trồng chủ đạo, cây hoa màu, cây lƣơng thực đƣợc trồng xen cam trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Chè đƣợc trồng nhiều ở Yên Khê, trên các diện tích chân núi đá vôi, các núi đất thấp. Tuy nhiên, do thị trƣờng bấp bênh nên mấy năm trở lại đây cây chè không đƣợc quan tâm chăm sóc nên sinh trƣởng kém. Ngƣời dân thu hoạch cầm chừng 1- 2 lứa trên năm để tăng thu nhập bình quân 5 - 10 triệu/sào/năm.

Bên cạnh cây chè, trong những năm gần đây Cam V2 là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đƣợc thị trƣờng trong nƣớc tiêu thụ khá mạnh nên ngƣời trồng cam trên địa bàn huyện Con Cuông đã giàu lên nhờ trồng Cam. Đặc biệt, cây cam đƣợc dự án Jica Nhật Bản tài trợ (mô hình ở Bản Pha - Yên Khê), xây dựng quy tình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm quả đƣợc tận thu tối đa kể cả những quả cam không đủ tiêu chuẩn bán quả tƣơi (Cam ngơ) đƣợc sử dụng chƣng cất tinh dầu, vỏ cam để làm mứt... nên diện tích trồng cam đƣợc mở rộng nhờ hiệu quả kinh tế rất cao.

Hình 4.4. Cam V2 6 tuổi tại Yên Khê Hình 4.5. Mô hình chƣng cất tinh dầu cam xấu tại Yên Khê

Có thể nói, cam là loại cây trồng khó tính, đòi hỏi cao về kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng nhƣ điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng. Đây cũng chính là loài cây

hại, đó là vấn đề lớn nhất với ngƣời trồng cam. Vì thế, trong những năm gần đây, việc phát triển các mô hình trồng cam bền vững đang đƣợc chính quyền các xã trong huyện và ngƣời dân trên địa bàn chú trọng, với mục tiêu hƣớng đến phát triển loại cây trồng này một cách ổn định, bền vững nhƣ nuôi kiến vàng hạn chế sâu vẽ bùa...

Hình 4.6. Mô hình cam V2 tại Yên Khê Hình 4.7. Mô hình chè tại Yên Khê

4.2.2.4. Loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm khác (dược liệu) -LUT4

Hiện nay, Bồng Khê là một xã đã xây dựng 5 mô hình trồng cây dƣợc liệu: Thìa canh, Kim ngân, Cà gai leo tập trung với diện tích hơn 50 ha/mô hình. Trƣớc đây, ngƣời dân vào rừng thu hái cây cỏ đĩ, Hà thủ ô... về nấu cao bán để chữa bệnh. Tuy nhiên, những năm gần đây do số lƣợng bị hạn chế, ngƣời dân đã xây dựng mô hình trồng 3 loài cây này với mật độ dày từ 20.000 cây/ha trở lên tùy theo loại, chu kỳ 8- 10 tháng cho thu hoạch và sau 8 - 10 năm mới phải trồng lại...Bƣớc đầu cho thấy, đây là một loại hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao ở khu vực.

Hình 4.8. Mô hình trồng cây dƣợcliệu tại Bồng Khê (Kim ngân,

Cà gai leo, Thìa canh)

Hình 4.9. Mô hình nấu cao dƣợc liệu từ rừng tự nhiên tại Bồng Khê

4.2.2.4. Loại hình sử dụng đất trồng cây lâm nghiệp - LUT4

Hình 4.10. Keo tai tƣợng 4 tuổi tại Yên Khê

Hình 4.11. Xoan ta 5 tuổi tại Trung Chính - Yên Khê

Do diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp nên lâm nghiệp trên địa bàn khá phát triển. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên chiếm khá lớn và do ba đơn vị quản lí: Vƣờn Quốc gia Pù Mát, Ban quản lí rừng phòng hộ Con Cuông và công ty TNHH một thành viên LN Con Cuông. Rừng trồng ở khu vực phát triển khá mạnh, nhiều hộ gia đình có thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo. Một số loại cây mọc nhanh có giá trị kinh tế cao đã và đang đƣợc gây trồng nhƣ Xoan ta, Keo tai tƣợng, mỡ, luồng, ....Giá trị thu nhập Keo tai tƣợng trung bình 80 - 100 triệu đồng/ha/6-7 năm, Xoan ta là 150 - 200 triệu đồng/ha/10 năm...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)