Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 63)

Hiệu quả xã hội dùng để đánh giá tình hình xã hội trong cộng đồng do ảnh hƣởng của các mô hình canh tác trong khu vực, nó phản ánh mức độ chấp nhận của ngƣời dân đối với mô hình sản xuất đó. Một mô hình sản xuất đƣợc ngƣời dân chấp nhận không những cho hiệu quả kinh tế cao và cho thu nhập thƣờng xuyên, mà còn phù hợp với phong tục tập quán của ngƣời dân, có hiệu quả giải quyết công ăn việc làm và có khả năng phát triển sản xuất hàng hoá. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài dựa vào một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình nhƣ mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các mô hình sử dụng đất, số sản phẩm và mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật hay còn gọi là mức độ chấp nhận của hộ gia đình.

Giải quyết lao động dƣ thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội rất lớn, đang đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà hoạch định chính sách. Trong

trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Qua đó góp phần củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần vào giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn các hộ gia đình về hiệu quả xã hội trình bày trong bảng sau.

Bảng 4.7. Tổng hợp hiệu quả xã hội của các mô hình canh tác ở khu vực

Chỉ tiêu đánh giá Lúa

nƣớc Ngô lai gai leo Thìa canh Kim ngân hoa Cam V2 Keo tai tƣợng Vốn đầu tƣ thấp 8 9 5 5 5 5 7

Kỹ thuật canh tác đơn giản 8 8 7 7 7 6 8

Phù hợp với phong tục tập quán 10 10 8 8 8 8 8

Thu nhập kinh tế chủ yếu 8 8 6 6 6 8 7

Sản phẩm bán đƣợc giá cao, dễ

tiêu thụ 6 6 10 10 10 10 10

Nhanh cho sản phẩm thu hoạch 8 8 8 8 8 6 5

Giải quyết đƣợc nhiều việc làm 5 6 10 10 10 10 9

Khả năng lan rộng trong thôn, xã 4 5 9 9 9 8 8

Khả năng phát triển SX hàng hoá 5 5 10 10 10 9 7

Tổng điểm 62 65 73 73 73 70 69

Xếp hạng 4 5 1 1 1 2 3

Kết quả cho thấy mô hình trồng cây dƣợc liệu đạt điểm cao nhất 73/90 điểm; tiếp theo là Cam V2 là 70/90 điểm, Keo tai tƣợng 69/90 điểm, Ngô lai 65/90 điểm, Lúa 2 vụ là 62/90 điểm.

Mô hình trồng cây dƣợc liệu tạo đƣợc công ăn việc làm nhiều nhất, kết quả đánh giá 10/10 điểm, trong khi đó lúa và Ngô lai chỉ đạt 5/10 và 6/10 điểm.

Giải quyết việc làm là một tiêu chí quan trọng mang tính xã hội cao, đã và đang trở thành tiêu chí đƣợc quan tâm của bất kỳ mô hình sử dụng đất nào vì nó tận dụng đƣợc nguồn lao động nhàn rỗi, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Bên cạnh đó, các mô hình trồng cây Dƣợc liệu, Cam, Keo tai tƣợng có khả năng phát triển thành hàng hoá rất cao, thị trƣờng tiêu thụ rộng đạt 10/10 điểm, vì nó mang lại giá trị kinh tế cao và phù hợp với nguyện vọng của ngƣời dân khu vực nghiên cứu.

Trồng lúa, ngô sử dụng ít lao động hơn và thu nhập trên một công lao động cũng thấp hơn so với loại hình sử dụng đất khác. Tuy nhiên cây lúa, ngô là cây lƣơng thực chiếm vị trí quan trọng để đảm bảo an ninh lƣơng thực, nên hai mô hình này vẫn cần duy trì về diện tích, song cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải thiện đời sống cho nông dân.

Nhƣ vậy có thể khẳng định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa, ngô, rau màu... sang đất trồng cây dƣợc liệu, Cam V2 đã thu hút đƣợc rất nhiều lao động tham gia. Một mặt, các cây trồng này đòi hỏi quy trình trồng, chăm sóc rất nghiêm ngặt, đầu tƣ nhiều tiền vốn và lao động. Tuy nhiên do quỹ đất của khu vực có hạn, điều kiện kinh tế của các hộ còn nhiều khó khăn nên cũng gây trở ngại đáng kể cho kế hoạch phát triển, mở rộng diện tích và sản xuất hàng hóa các sản phẩm này. Để góp phần giúp thu nhập của ngƣời dân tăng, kéo theo đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí tăng lên, an ninh, chính trị, trật tự xã hội đƣợc đảm bảo thì nông nghiệp huyện Con Cuông cần có định hƣớng cụ thể từ quy hoạch diện tích, lựa chọn cây trồng, tạo thƣơng hiệu sản phẩm, thị trƣờng .... đến việc phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá.

4.4.3. Hiệu quả môi trường

Để đánh giá hiệu quả môi trƣờng một cách toàn diện và chính xác cần phải có các công trình nghiên cứu khoa học trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong

mặt môi trƣờng của các mô hình sử dụng đất hiện tại thông qua phƣơng pháp đánh giá nhanh kết hợp với sự tham gia của ngƣời dân.

Kết quả tổng hợp từ bảng phỏng vấn thể hiện ở một số chỉ tiêu sau đây:(i) Màu đất sẫm hơn (màu đất đƣợc cải thiện); (ii) Kết cấu đất đƣợc cải thiện; (iii) Lớp đất mặt dày hơn; (iv) Độ màu mỡ của đất tăng lên; (v) Số lƣợng và chất lƣợng nƣớc tƣới, nƣớc sinh hoạt ở khu vực gần nơi canh tác; (vi) Độ chua của đất đất tăng/giảm và (vii) Năng suất cây trồng tăng/giảm.

Tổng hợp kết quả điều tra về nhận thức của ngƣời dân về tác động của quá trình canh tác đến môi trƣờng sinh thái đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.8. Hiệu quả môi trƣờng sinh thái của mô hình Chỉ tiêu Mô hình Màu đất sẫm hơn Độ ẩm đất Kết cấu đất Lớp đất mặt dày hơn Lƣợng nƣớc và chất lƣợng nƣớc Độ chua đất Năng suất cây trồng Tổng điểm Xếp hạng Lúa nƣớc 0 0 0 0 0 -1 0 -1 4

Lúa &Ngô lai 1 1 0 0 0 0 1 3 3

Cà gai leo 1 1 0 0 1 0 1 4 2

Kim ngân 1 1 0 0 1 0 1 4 2

Thìa canh 1 1 0 0 1 0 1 4 2

Cam V2 1 1 0 1 1 0 1 5 1

Keo tai tƣợng 1 1 0 1 1 0 1 5 1

Mô hình trồng Keo tai tƣợng và Cam V2 đƣợc đánh giá đạt hiệu quả môi trƣờng cao hơn các mô hình còn lại, hầu hết các chỉ tiêu môi trƣờng đều không đổi và tăng so với trƣớc khi thiết lập mô hình. Nguyên nhân chính là trong quá trình canh tác đất, hàng năm có một lƣợng phân xanh, phân chuồng trong quá trình trồng, chăm sóc Keo và Cam đã cung cấp lại chất hữu cơ cho đất. Việc sử dụng các loài cây trồng xen nhƣ đậu,lạc làm nguyên liệu tủ gốc Cam, không dãy

cỏ, nuôi kiến vàng trừ sâu vẽ bùa...đãgóp phần cải tạo tính chất lý hoá của đất, tăng độ phì cho đất đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trƣởng các loài cây bụi thảm tƣơi. Mặt khác, lớp cây cỏ này đã duy trì và làm tăng độ che phủ mặt đất cũng làm tăng khả năng bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi. Các mô hình cây dƣợc liệu sinh trƣởng nhanh, mật độ trồng dày, trồng theo luống nên cũng hạn chế đƣợc xói mòn. Tuy nhiên, khi thu hoạch 100% đƣợc lấy nên phần nào ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất. Nhƣng quy trình canh tác có sử dụng 100% là chất hữu cơ, kết hợp dùng xác thực vật (rơm, rạ, cỏ khô ...) che phủ đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm trên. Do đó, ảnh hƣởng của các loài cây này đến môi trƣờng không lớn, đạt 4/7 điểm, đứng thứ 2. Lúa nƣớc là mô hình đƣợc đánh giá có ảnh hƣởng môi trƣờng đất nhiều nhất, đặc biệt là độ chua tăng hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do ngƣời dân có thói quen sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nhiều, đây cũng là nguyên nhân làm cho năng suất không tăng hoặc tăng ít.

Mô hình lúa nƣớc và ngô lai khắc phục đƣợc một phần, bởi ngƣời dân khi trồng ngô đã sử dụng phân hữu cơ, kết hợp bón vôi.Nhiều hộ còn trồng xen rau đậu trên các luống ngô.

Hình 4.13. Mô hình dùng vật che phủ bảo vệ đất trồng Thìa canh tại

Bồng Khê

Hình 4.14. Mô hình nuôi kiến vàng trừ sâu vẽ bùa Cam tại Yên Khê

4.4.4. Hiệu quả tổng hợp

Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá Ect của Walfredo Ravel Rola (1994). Khi Ect = 1 hoặc gần bằng 1 thì mô hình đó có hiệu quả tổng hợp về cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Kết quả đánh giá đƣợc thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.9. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác đã lựa chọn ở khu vực

TT Chỉ tiêu

X tối ƣu Lúa nƣớc Lúa & Ngô

lai Thìa canh

Kim Ngân Cà gai leo Cam V2 Keo tai tƣợng

Loại Giá trị Giá

trị etc

Giá

trị etc Giá trị etc Giá trị etc

Giá

trị etc Giá trị etc Giá trị etc

1 Chỉ tiêu

kinh tế 0,03 0,04 0,26 1 0,16 1 0,8

NPV Max 1.028,47 1.028,47 1 30.354 0,03

BCR Max 5,75 5,75 1 2,9 0,5

IRR Max 101,73 101,73 1 29 0,29

Lợi nhuận Max 1.339,85 36,54 0,03 51,39 0,04 351,85 0,26 1.339,85 1 210,7 0,16

2 Chỉ tiêu XH Max 73 62 0,85 65 0,89 73 1 73 1 73 1 70 0,96 69 0,95 3 Chỉ tiêu môi trƣờng Max 5 -1 0,2 3 0,6 4 0,8 4 0,8 4 0,8 5 1 5 1 Ect tổng 0,36 0,51 0,69 0,93 0,65 0,99 0,92

Kết quả từ bảng trên cho thấy, mô hình trồng Cam V2 cho hiệu quả tổng hợp cao nhất, Ect là 0,99 với các chỉ số thành phần lần lƣợt là Etc kinh tế = 1; Etc xã hội = 0,96 ; và Etc môi trƣờng = 1. Các chỉ tiêu xã hội - sinh thái môi trƣờng đều đạt hiệu quả cao đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển bền vững. Tiếp sau là các mô hình trồng Kim ngân, Keo tai tƣợng, Thìa canh, Cà gai leo, Lúa & Ngô, thấp nhất là trồng Lúa nƣớc 2 vụ.

Nhìn chung, hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác là cơ sở quan trọng để lựa chọn đƣợc mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện địa phƣơng, tập quán canh tác của ngƣời dân trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng đáp ứng phát triển nền nông nghiệp bền vững. Kết quả trên là cơ sở quan trọng để lựa chọn và thay đổi cơ cấu cây trồng tại khu vực trong thời gian tới.

4.5. Đề xuất định hƣớng phát triển các mô hình canh tác hiệu quả và bền vững

4.5.1. Định hướng chung về sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa

4.5.1.1. Quan điểm chung về phát triển kinh tế-xã hội huyện Con Cuông

Phát triển kinh tế - xã hội huyện Con Cuông phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, đồng thời đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các huyện trên địa bàn.Phát triển nhanh và toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhƣng trọng tâm là nông lâm nghiệp, chế biến nông sản và phát triển du lịch thƣơng mại, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế của huyện và tỉnh cùng phát triển.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế. Đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra nội lực vững mạnh và môi trƣờng thuận lợi đẩy nhanh thu hút vốn đầu tƣ và công nghệ mới từ bên ngoài.

Phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo sự hài hòa giữa các vùng lãnh thổ trên địa bàn, phải xác định phát triển các vùng động lực để thúc đẩy các khu vực

nông thôn phát triển, trong đó chú ý đến khu vực cộng đồng dân tộc thiểu số. Phát triển bền vững, hài hòa kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

4.5.1.2. Định hướng về sử dụng đất nông lâm nghiệp

Định hƣớng sử dụng đất canh tác theo hƣớng sản xuất hàng hóa huyện Con Cuông là dựa trên kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng và các kiểu sử dụng đất, căn cứ vào phƣơng hƣớng phát triển nông lâm nghiệp nghiệp của huyện, đề tài nhận thấy cần phải tăng cƣờng phát triển diện tích các cây lâu năm, chú trọng là các cây Cam V2, Kim ngân, Keo tai tƣợng, Thìa canh, Cà gai leo, cải tạo diện tích đất trồng lúa một vụ không có năng xuất sang trồng các cây hoa màu, cỏ chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít nƣớc hoặc phát triển theo hƣớng lúa chất lƣợng cao. Mặt khác, dù cây lúa có hiệu quả kinh tế thấp nhƣng để đảm bảo an toàn lƣơng thực, nên huyện vẫn nên giữ lại một số chân đất thích hợp với cây lúa theo hƣớng triển khai cánh đồng mẫu lớn, đồng thời giải quyết mối quan hệ về lao động, năng lực đầu tƣ trong sản xuất, để giữ lại diện tích đất canh tác lúa của huyện.

Bên cạnh đó, sử dụng đất nông lâm nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng. Môi trƣờng là yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây trồng. Bố trí thời vụ phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, nguồn nƣớc nhằm khai thác tối ƣu điều kiện đó mà không ảnh hƣởng đến môi trƣờng góp phần bảo vệ đất và sản xuất bền vững. Rà soát diện tích đất do các cơ quan nhà nƣớc quản lí không hoặc hiệu quả thấp giao cho các xã, hộ gia đình canh tác, giảm tính trạng thiếu đất sản xuất nhƣ hiện nay.

4.5.1.3. Cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp

Ngoài những kết quả nghiên cứu đƣợc rút ra ở các phần trên, đề tài thực hiện công cụ phân tích chuyên sâu để có đầy đủ và tổng hợp các căn cứ cho đề xuất giải pháp phát triển các mô hình canh tác thích hợp cho khu vực. Thông qua

phƣơng pháp phân tích SWOT để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức với việc sử dụng đất của các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện nhƣ sau

* Thuận lợi

- Lực lƣợng lao động dồi dào, lao động có việc làm tập trung chủ yếu trong ngành sản xuất nông nghiệp đây là lực lƣợng để sản xuất trực tiếp. Hơn nữa, ngƣời dân có truyền thống sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi đặc biệt là các loài cây ăn quả nhƣ Cam, cây lâm nghiệp (keo, xoan) và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày (Lúa, Ngô, Lạc, Đậu tƣơng…).

- Nằm trên trục đƣờng tuyến biên giới cửa khẩu với nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nên khả năng tiêu thụ, giao thƣơng sản phẩm nông lâm nghiệp rất lớn.

- Là huyện miền núi nên Con Cuông đƣợc nhà nƣớc quan tâm hỗ trợ, đầu từ với rất nhiều các chƣơng trình dự án: Chƣơng trình hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn 135, Dự án 661, chƣơng trình 168, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ và thực hiện xã hội hóa về giao thông, thu hút đầu tƣ nhất là các dự án trên lĩnh vực nông lâm nghiệp. Từ đó, cán bộ và nhân dân trong huyện đƣợc hỗ trợ tƣ liệu sản xuất, tƣ vấn kỹ thuật chuyên môn về nông lâm nghiệp.

- Thực hiện kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là điều kiện thuận lợi để huyện xác định bức tranh chung về nguồn lực nhà nƣớc và huy động các nguồn lực toàn xã hội trên địa bàn huyện, xác định các công trình trọng điểm để đầu tƣ phát triển các hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ sự phát triển nhanh, hài hòa và bền vững.

Với những ƣu thế mạnh về đất đai và tài nguyên rừng, đây là những tiềm năng lớn thu hút các nhà đầu tƣ phát triển ngành du lịch sinh thái và phát triển ngành nông lâm nghiệp.

* Khó khăn

- Huyện Con Cuông tuy có các tuyến giao thông liên tỉnh, huyện và xã,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)