Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1. Điểm nằm gữa hai điểm
a) Mục tiêu: Từ hình ảnh thực tế HS có thể chuyển sang hình vẽ về điểm nằm
giữa hai điểm. Hình thành thuật ngữ “cùng phía”, “ khác phía”, kĩ năng nhận biết điểm nằm giữa, cùng phía, khác phía.
b) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
*) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Cho HS quan sát hình ảnh Sgk – 48.
? Có nhận xét gì về vị trí của ngọn nến, quả lắc, và bóng của quả lắc trên tường ?
? Tìm hiểu về cách diễn đạt sử dụng các thuật ngữ H 8.14
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành ? ; luyện tập 1 và vận dụng.
*) Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi hoàn thành yêu cầu của GV.
- GV: Quan sát và trợ giúp các nhóm.
*) Báo cáo, thảo luận
- HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
*) Kết luận, nhận định
- GV: Chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại về điểm nằn giữa, cùng phía, khác phía.
- Chú ý : Khi sử dụng các thuật ngữ trên thì lưu ý là 3 điểm phải cùng nằm trên một đường thẳng.
1. Điểm nằm giữa hai điểm
+) Điểm B nằm giữa hai điểm A và C. +) Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C.
+) Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.
?
a) Điểm D nằm giữa hai điểm B và C b) D và C nằm cung phía với B c) A và D nằm khác phía với E
Luyện tập 1
Điểm O nằm giữa hai điểm A và C, cũng nằm giữa hai điểm B và D
2. Tia
a) Mục tiêu: Hiểu được khái niệm tia, cách gọi tên tia, biết được hai tia đối
nhau, biết vẽ một tia, hai tia đối nhau.
b) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
*) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Cho HS quan sát hình vẽ 8.18a và 8.18b Sgk – 49, nghe GV thuyết trình, sau đó trả lời các câu hỏi:
? Tia là gì? Cách gọi tên tia? ? Nhận biết hai tia đối nhau?
- Sau đó, GV cho HS làm luyện tập 2 và vận dụng
*) Thực hiện nhiệm vụ
- HS Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV: Theo dõi, hướng dẫn.
*) Báo cáo, thảo luận
- HS: Nêu khái niệm tia.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
*) Kết luận, nhận định: