GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học

Một phần của tài liệu Giáo án hình học lớp 6 Full chuẩn (Trang 64 - 69)

hôm nay ta sẽ tìm hiểu khái niệm về đoạn thẳng”

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1. Đoạn thẳng

a) Mục đích

- Biết được khái niệm đoạn thẳng và các đầu mút của đoạn thẳng - Vẽ được đoạn thảng, đọc được tên đoạn thẳng

b) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

*) Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho học sinh quan sát Hình 8.23, yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn thực hiện HĐ1 rồi rút ra nhận xét.

- GV: Cho hs quan sát hình, yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện HĐ2 rồi rút ra nhận xét.

- GV: Yêu cầu HS nêu khái niệm đoạn thẳng. - GV: hướng dẫn vẽ lại đoạn thẳng AB và một điểm M nằm giữa A và B. GV nhấn mạnh lại khái niệm đoạn thẳng AB, giới thiệu các đầu mút A,B. Hướng dẫn cách đọc tên đoạn thẳng. - GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành câu hỏi sgk/52: đọc tên các đoạn thẳng trong hình 8.26. Hoàn thành luyện tập 1 và

1. Đoạn thẳng

* HĐ1: Quãng đường AB người đi

xe đạp đi được trong hình 8.23, vạch thẳng nối từ điểm A đến điểm B trong hình 8.24 mô tả các đoạn thẳng.

* HĐ2: Điểm C nằm trên vạch

vận dụng

*) Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe hoặc hoạt động cá nhân.

- GV: quan sát và trợ giúp ( nếu cần).

*) Báo cáo, thảo luận

- HS: Lắng nghe, ghi chú.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

*) Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa kết

quả, chốt lại vấn đề và cho HS đọc lại định nghĩa đoạn thẳng. vạch thẳng màu đen. - Định nghĩa (sgk/51) ?. Đoạn thẳng AB, BC, AC Luyện tập 1 a) AB; AC; BC

b) AB; AC; AD; BC; BD; CD

Vận dụng

2. Độ dài đoạn thẳng

a) Mục đích

- Nhận biết được đơn vị đo đọ dài, độ dài đoạn thẳng, khoảng cách giữa hai điểm - Biết cách so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng tước đo hoặc compa

- Biết cách cộng, trừ độ dài các đoạn thẳng

b) Nội dung:

- HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK, hoạt động cá nhân thực hiện HĐ 3

và HĐ 4.

- HS đọc độ dài các đoạn thẳng trong hình 8.29 từ đó hãy nêu cách viết độ dài các đoạn thẳng trong hình bằng kí hiệu, khái niệm khoảng cách giữa hai đoạn thẳng AB là gì.

- HS trả lời câu hỏi ?/53 SGK.

- HS: Hoạt động cá nhân đọc độ dài đoạn thẳng AM, MB tồi tính độ dài đoạn thẳng AB

- HS hoạt động nhóm bàn thực hiện hoạt động 5 rồi rút ra nhận xét SGK/53 - HĐ cá nhân trả lời câu hỏi: Muốn so sánh hai đoạn thẳng, ta đi làm gì? - HS hoạt động nhóm bàn làm ví dụ SGK.

- HS trả lời câu hỏi: Nếu điểm B nằm giữa hai điểm A và C thì ta có kết luận gì?

c) Sản phẩm:

+ HS thực hiện HĐ 3 và trả lời được chiều dài mặt bàn học mà HS sinh đó đo là bao nhiêu gang tay.

+ HS đọc đúng độ dài các đoạn thẳng AB, CD trong hình 8.29 từ đó HS rút ra được mỗi đoạn thẳng có một độ dài, độ dài của đoạn thẳng là một số dương và khái niệm khoảng cách giữa hai điểm A và B là độ dài đoạn thẳng AB.

+ HS trả lời đúng ?/53

+ HS tính đúng độ dài đoạn thẳng AB trong hình 8.30 + Thực hiện đúng ví dụ/54

b) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

* ) Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Cho HS quan sát hình vẽ SGK và giới thiệu ta có thể dùng thước có vạch chia để đo độ dài của một đoạn thẳng từ đó yêu cầu HS hoạt động tự do thực hiện HĐ 3 rồi đọc kết quả.

- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi của HĐ 4. - Từ HĐ3, HĐ 4, GV giới thiệu về độ dài, đơn vị độ dài như SGK.

- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 8.29/53 SGK và yêu cầu HS đọc độ dài các đoạn thẳng trong hình từ đó HS nêu cách viết và nhận xét mỗi đoạn thẳng có một độ dài, độ dài mỗi đoạn thẳng được biểu diễn bởi một số dương,

- Từ đoạn thẳng AB = 23mm, GV giới thiệu khoảng cách giữa hai điểm A và B từ đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khoảng cách giữa hai điểm A và B là gì?

- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: +) ?/53( SGK)

+) Với những đoạn thẳng có độ dài lớn hơn độ dài của thước thẳng, ta có thể làm như thế nào để đo được đoạn thẳng đó?

- GV đưa chú ý và yêu cầu HS tính độ dài đoạn thẳng AB trong hình 8.30.

- GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn thực hiện HĐ 5/53.

- GV: Giới thiệu nhận xét SGK từ đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để so sánh hai đoạn thẳng ta phải đi làm gì?

- GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn làm ví dụ SGK/54

- Từ ví dụ SGK , Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu điểm B nằm giữa hai điểm A và C thì ta có kết luận gì?

- Làm luyện tập 2 và vận dụng 2

2. Độ dài đoạn thẳnga. Độ dài và đơn vị độ dài a. Độ dài và đơn vị độ dài

* HĐ3: Mặt bàn học của em dài khoảng 7 gang tay.

* HĐ4: Chiều rộng,chiều dài của cuốn sách lần lượt là : 19 cm; 26,5 cm

* Nhận xét: SGk/52.

b. Độ dài đoạn thẳng:

* Kết luận: SGK/53.

?: Những đơn vị đo độ dài khác: kilômét (km); héctômét (hm); đềcamét (dam); mét (m); đềximét (dm); * Chú ý: SGK/53 c. So sánh hai đoạn thẳng * HĐ 5: - Đo được AB = 3cm; CD = 4cm; EG = 3cm

- Trả lời đúng các câu hỏi:

Đoạn thẳng AB có dài bằng đoạn thẳng EG vì cùng bằng 3cm. Trong hai đoạn thẳng AB và CD thì đoạn AB có độ dài nhỏ hơn vì 3cm <4cm

*) Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe; hoạt động cá nhân thực hiện các yêu cầu của GV.

- GV: quan sát và trợ giúp HS, các nhóm.

*) Báo cáo, thảo luận

- HS: Lắng nghe, ghi chú.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

*) Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt

lại kiến thức

Trong hai đoạn thẳng CD và EG thì đoạn CD có độ dài lớn hơn vì 4cm <3cm * Nhận xét: SGK – T53 * Ví dụ - Đo AB = 4cm, BC = 2 cm, AC = 6cm - Tính được AB + BC = 4 + 2 = 6 (cm) - Kết luận: Vậy AC = AB + BC + Trả lời: Nếu B nằm giữa A và C thì AB + BC = AC

Luyện tập 2

MQ=NP; MP = NQ

Vận dụng

Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục đích: Biết cách vẽ đoạn thẳng và được củng cố lại kiến thức thông qua một

số bài tập.

b) Tổ chức thực hiện

*) Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu hóc inh hoạt động cá nhân làm các bài tập 8.10;

8.13 SGK-T54

*) Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập được giao *) Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1 số em lên bảng trình bày

Bài tập 8.10

OM =ON= độ dài bán kính đường tròn.

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ dài đoạn thẳng : CD<EF<GH<AB<IK.

*) Kết luận, nhận định: GV nhẫn xét bài làm của HS và cho điểm

Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục đích: Vận dụng được các kiến thức đã học trong bài để giải một số bài tập

cụ thể

b) Tổ chức thực hiện *) Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho học sinh hoạt động theo nhóm làm các bài tập 8.11; 8.12 SGK

*) Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm hoàn thành các bài tập được giao *) Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm báo cáo

Bài tập 8.11

Độ dài đoạn thẳng AB là : 12-3=9 (cm).

Bài tập 8.12

Lớp học đó dài số m là : 0,6.12+0,6.=7,5 (m)

Bài tập 8.14

Trước khi bị gẫy, cây có độ cao là: 1,75 + 3 = 4,75 (m)

4. Hướng dẫn về nhà

- Ôn tập các kiến thức về trục đối xứng và tâm đối xứng của các hình phẳng trong thực tiễn.

- Đọc trước bài: “Điểm và đường thẳng”

Một phần của tài liệu Giáo án hình học lớp 6 Full chuẩn (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w