BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT

Một phần của tài liệu Biện Pháp thi công Đường BTXM Dương Sơn (Trang 26)

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT I. Nguyên Tắc Tổ Chức Thi Công Công Trình

Trên cơ sở hồ sơ mời thầu của Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Hoà Vang.

Các quy định nêu trong hồ sơ thiết kế được duyệt và các quy trình thi công kiểm tra và nghiệm thu hiện hành. Nhà thầu chúng tôi tiến hành lập biện pháp tổ chức thi công phù hợp với các điều kiện thực tế và đạt hiệu quả cao về kinh tế và đảm bảo chất lượng, tiến độ gói thầu.

Quá trình thi công đảm bảo quy trình quy phạm, các chỉ tiêu kỹ thuật được đã nêu trong hồ sơ thiết kế.

Đảm bảo được an toàn lao động, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành công trình.

Đảm bảo giao thông cho các phương tiện lưu thông trên tuyến.

Quá trình thi công với tiến độ, trình tự thi công hợp lý nhất, rút ngắn thời gian thi công nhằm nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng.

II. Biện pháp thi công tổng thể:

Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông:

Để tổ chức và đảm bảo an toàn giao thông trên đoạn đường có các hoạt động thi công, nhà thầu thi công sẽ phối hợp với bộ phận quản lý đường bộ khu vực, cảnh sát giao thông, các tổ chức chính quyền, tổ dân phố để đưa ra phương án điều khiển, phân luồng, bố trí thời gian hoạt động của các phương tiện và tuân thủ theo bản vẽ thiết kế sơ đồ tổ chức giao thông, đảm bảo:

- Tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành (văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn ...) liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông trên đường đang thi công;

- Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

- Thời gian và chiều dài thi công ảnh hưởng ít nhất có thể đến sự di chuyển của các phương tiện giao thông, người đi xe đạp và người đi bộ;

- Đảm bảo năng lực thông xe tốt nhất cho dòng xe đi qua khu vực công trường thi công;

- Tổ chức giao thông bảo đảm cho người và phương tiện (ô tô, người đi xe đạp, đi bộ) đi qua khu vực thi công an toàn;

- Đảm bảo điều kiện lao động an toàn cho những người tham gia thi công trên công trường;

* Khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình gần sát đường bộ, để tổ chức công trường thi công trên đường cần phải sử dụng:

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng - Biển báo giao thông tạm thời;

- Vạch tín hiệu giao thông tạm thời trên mặt đường; - Rào chắn và thiết bị dẫn hướng;

- Trang thiết bị báo hiệu đường bộ; - Trang thiết bị đường bộ.

Trong suốt quá trình thi công trên đường, đơn vị thi công phải lắp đặt và duy trì đầy đủ tất cả các trang thiết bị tổ chức giao thông, thiết bị rào chắn và dẫn hướng.

Trên đoạn đường thay đổi giao thông tạm thời, các biển báo cố định nhưng mâu thuẫn với sơ đồ tổ chức giao thông tạm thời thì phải được che lại hoặc tháo dỡ.

* Việc bố trí các trang thiết bị cần thiết ngay trước khi triển khai các công việc trên công trường được thực hiện theo trình tự sau:

+ Hệ thống biển báo hiệu đường bộ; + Hệ thống đèn tín hiệu giao thông; + Hệ thống vạch tín hiệu giao thông; + Hệ thống trang thiết bị dẫn hướng; + Hệ thống rào chắn bảo vệ.

Đầu tiên đặt các báo hiệu đường bộ ở vị trí xa nhất tính từ công trường và ở hướng giao thông mà đối diện với nó dự kiến đặt công trường.

Việc tháo dỡ các trang thiết bị tổ chức giao thông tạm thời, các trang thiết bị dẫn hướng, rào chắn và trang thiết bị khác cần phải được thực hiện ngay sau khi kết thúc công việc theo trình tự ngược lại.

- Biển báo hiệu:

Biển báo hiệu đặt ở đoạn đường thay đổi giao thông tạm thời phải tuân thủ các quy định hiện hành về báo hiệu đường bộ. Biển báo phải được đặt chắc chắn để không thể rơi, mặt biển vuông góc với chiều đường đi theo quy định.

+ Biển số W.227 “Công trường” được đặt trước đoạn đường đang có bất kỳ các hoạt động thi công nào.

Bên ngoài các khu đông dân cư, biển số W.227 cần được lặp lại ở khoảng cách 30 ÷ 50 m trước vị trí bắt đầu công trường. Tại các vị trí chật hẹp nằm trong và ngoài các khu đông dân cư, biến số 227 được đặt lặp lại ngay tại vị trí bắt đầu công trường.

+ Biển số W.245 dùng để nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm, biển số W.245 thường được đặt trước phạm vi thi công khoảng 30m.

+ Biển số W.203 (a,b,c) “Đường bị hẹp” đặt ở vị trí thi công để cảnh báo cho lái xe biết trước sắp đến đoạn đường bị hẹp đột ngột do tổ chức thi công trên đường.

+ Biển số W.203 được đặt bên phải của mặt đường xe chạy, trong trường hợp đường có hai hoặc nhiều làn thì cần lắp đặt thêm biển báo phía bên trái trên cùng hướng để nhắc

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng lại biển đã lắp phía bên phải.

+ Các biển R.302 (a,b) “Hướng đi vòng chướng ngại vật” được sử dụng để chỉ hướng các phương tiện vòng tránh các loại rào chắn hoặc các chướng ngại vật nằm trên phần mặt đường xe chạy trên đoạn đường đang thi công.

+ Các biển R.302 (a,b) còn được sử dụng để chỉ hướng các xe phải rẽ để tránh chướng ngại vật.

- Điều tiết giao thông bằng người điều khiển:

Để điều tiết giao thông ở các vị trí có hoạt động thi công gần sát đường bộ, người điều khiển giao thông phải được trang bị gậy chỉ huy giao thông (đầu gậy thường có mặt hình tròn màu đỏ, phản quang hoặc dùng đèn phát sáng) hoặc cờ màu đỏ, mang băng đỏ rộng 10 cm ở khoảng giữa cánh tay phải, được trang bị còi, loa cầm tay, cũng như bộ đàm cầm tay để liên lạc với những người điều khiển giao thông khác cùng tham gia điều tiết giao thông.

Khoảng cách giữa người điều khiển giao thông và địa điểm thi công phải đảm bảo để các xe có thể dừng lại một cách an toàn, tránh phải phanh gấp. Khoảng cách này phụ thuộc vào tốc độ cho phép lưu thông trên đường.

Người điều khiển giao thông phải mặc quần áo đồng phục có dấu hiệu nhận biết riêng và có đầy đủ các trang thiết bị. Vào ban đêm người điều khiển giao thông phải đứng ở vị trí được chiếu sáng tốt. Để đảm bảo an toàn giao thông cho người điều khiển, quần áo của người điều khiển giao thông phải có các băng phản quang ở cả phía trước, phía sau và bên cạnh sườn.

- Hàng ngày trước và trong thời gian thi công cũng như sau khi kết thúc ca làm việc đơn vị thi công phải thực hiện kiểm tra các trang thiết bị tổ chức giao thông, các trang thiết bị dẫn hướng, rào chắn đảm bảo đầy đủ theo sơ đồ tổ chức giao thông và rào chắn vị trí thi công được phê duyệt. Nếu cần thiết, thay thế, bổ sung các trang thiết bị đã hỏng hoặc thiếu.

- Tất cả các vật tư, vật liệu được tập kết gọn gàng về một bên đường để cho xe cộ qua lại dễ dàng, máy móc được tập kết gọn gàng sau khi hết ca làm việc.

- Tất cả các xe vận chuyển vật liệu rời như cát, đá, xi măng, ... khi ra vào công trình đều phải có bạt che đậy để đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

- Bố trí giờ thi công hợp lý, tránh trường hợp thi công vào giờ tan tầm (đông người, nhiều phương tiện đi lại).

- Những ảnh hưởng bắt buộc trong quá trình thi công sẽ được hoàn trả lại ngay sau khi thi công xong.

- Liên hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý giao thông để phối hợp giải quyết khi cần thiết.

III. Công Tác chuẩn bị mặt bằng thi công

- Để chuẩn bị các công tác thi công, ngoài tập kết vật tư, máy móc thiết bị nhân lực... việc thi công còn bị ảnh hưởng đến các yếu tố bên ngoài như dân cư xung quanh

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

công trình, an toàn trong quá trình thi công, do vậy trước khi triển khai chuẩn bị thi công đơn vị nhà thầu thực hiện các bước sau:

- Liệt kê các hộ dân các đơn vị giáp giới hoặc có liên quan đến công trình thi công đồng thời liên hệ làm các cam kết như: cam kết an toàn khi thi công đào móng công trình, công tác xử lý chất thải, xà bần, công tác bảo vệ an toàn, kiểm soát tiếng ồn, đọng nước, chất thải chảy tràn, không khí, bụi ô nhiễm.... và hoàn trả hiện trạng cho các đơn vị trước khi hoàn thiện công trình.

- Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan như tổ trưởng, ban quản lý để xác nhận tình trạng công trình, và hướng xử lý phù hợp dự đoán các tình huống có thể xảy ra đối với công trình lân cận để có phương án xử lý kịp thời.

IV. Công tác thi công đất: 1.1. Đào bóc đất nền đường: 1.1. Đào bóc đất nền đường:

- Thực hiện đào đảm bảo đúng kích thước, cao độ theo đồ án thiết kế. lớp đất xấu không phù hợp sẽ được đào bỏ thay bằng lớp đất tốt.

- Nhà thầu sẽ sử dụng các biện pháp thi công thích hợp để khi loại bỏ đất xấu, đất còn lại sẽ được sử dụng để đắp trả theo yêu cầu của chủ đầu tư và thiết kế. nhà thầu sẽ vận chuyển đất thải hoặc đất sử dụng lại đến đổ ở các khu vực quy định.

- Nền móng phải đảm bảo đúng cao trình thiết kế, bằng phẳng và luôn luôn được giữ khô ráo trước khi bắt đầu thi công phần xây đúc.

1.2. Đắp đất nền đường:

- Đất dùng để đắp nền đường được lấy từ mỏ đất đã được sự chấp thuận của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát.

- Khối lượng đất đắp theo đúng thiết kế đảm bảo cao trình thiết kế

V. Công tác thi công nền móng, mặt đường: 2.1. Thi công lớp lót đáy k95: 2.1. Thi công lớp lót đáy k95:

- Trước khi tiến hành gia cố đất phải căn cứ vào kết cấu mặt đường và các tiêu chuẩn vật liệu cũng như khả năng trang thiết bị và các điều kiện liên quan khác để thiết kế tổ chức thi công cho phù hợp nhằm đảm bảo thời gian quy định chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

- Nguồn vật liệu dùng để đắp phải được kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý, thành phần hạt đạt yêu cầu chất lượng và được sự chấp thuận của tư vấn giám sát nhà thầu mới tiến hành thi công.

- Đất làm lớp lót đáy phải đảm bảo đủ độ chặt k  0,98. đối với nền đất xấu phải bóc bỏ, đắp lớp đất mới và đầm nện chặt, đối với nền đất tốt (như đất thân đê đã đắp) thì phải xáo xới rồi mới đầm lèn.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

- Trước khi tiến hành cày xới đất phải căn cứ vào kết cấu mặt đường và các tiêu chuẩn vật liệu cũng như khả năng trang thiết bị và các điều kiện liên quan khác để thiết kế tổ chức thi công cho phù hợp, nhằm đảm bảo thời gian quy định chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

* Trình tự thi công

- Cày xới và làm tơi đất với những đoạn nền đào trên đất tốt. - Đầm lèn hỗn hợp ở độ ẩm tốt nhất đến độ chặt yêu cầu.

- Tiến hành bảo dưỡng để hỗn hợp biến cứng và hình thành cường độ

- Khi cày xới và làm tơi đất, phải đảm bảo sao cho hàm lượng các hòn đất lớn hơn 5mm không vượt quá 25% trọng lượng toàn bộ, trong đó loại lớn hơn 10 mm không quá 10%. để dễ cày xới và làm tơi đất sét khô thì đất được làm ẩm tới độ ẩm bằng 0,3  0,4 độ ẩm giới hạn chảy, hoặc tới độ ẩm thấp hơn độ ẩm tốt nhất 3  4%

- Tiền hành lu lèn bằng lu bánh sắt hoặc bằng lu bánh hơi đến độ chặt yêu cầu * Kiểm tra chất lượng lớp đất gia cố

-Kiểm tra chiều dầy và mức độ tơi đất với sai số cho phép 10%.

-Kiểm tra liều lượng chất kết dính và mức độ phân bố đều của chất kết dính. -Kiểm tra độ ẩm của hỗn hợp khi đã đầm lèn, độ chặt sau khi đã đầm lèn.

* Thiết bị thi công: theo bản vẽ biện pháp thi công.

2.2 Thi công lớp cấp phối đá dăm:

* Yêu cầu vật liệu:

+ Tính chất của cấp phối đá dăm được tuân theo đúng yêu cầu của tư vấn thiết kế. + Vật liệu được lấy tại mỏ đá 9a, .... và chỉ được đem vào công trình khi được chủ đầu tư và tư vấn giám sát chấp nhận.

* Biện pháp thi công:

- Chuẩn bị các thiết bị phục vụ kiểm tra, các thiết bị thi công.

- Chuẩn bị nền, móng phía dưới lớp cấp phối đá dăm sao cho vững chắc, đồng đều, đảm bảo độ dốc ngang

- Tổ chức thi công một đoạn rải thử 50  100 m

- Tiến hành rải và lu lèn theo đúng trình tự lu để đảm bảo độ chặt:

- Bề dầy lớp cấp phối đá dăm loại 1 thiết kế dầy 15 cm ta tiến hành rải làm 1 lớp để lu lèn, (bề dày khi rải chưa lu lèn phải tính đến hệ số lu lèn, bằng cách nhân bề dày trên với kđc). trong quá trình rải nếu phát hiện có hiện tượng phân tầng thì phải xúc đi thay cấp phối mới. khi rải cần rải theo đúng độ ẩm, nếu chưa đủ ẩm thì cần tưới thêm nước.

- Bề mặt lớp cấp phối đá dăm loại 1 sẽ được hoàn chỉnh theo đúng cao độ, độ dốc và kích thước theo bản vẽ yêu cầu.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

được tiến hành để kiểm tra công việc có đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hay không. - Việc lu lèn thử sẽ được tiến hành để xác định sự phù hợp của thiết bị lu lèn và thiết lập 1phương pháp đầm nèn thích hợp nhất để đạt được độ chặt yêu cầu theo quy định.

* Công tác lu lèn

Ngay sau khi san rải cấp phối thì tiến hành lu lèn ngay đảm bảo đạt độ chặt k=0,98. chỉ tiến hành lu lèn với độ ẩm tốt nhất không sai quá 1%. Ban đầu lèn ép lu tĩnh 8  10t với 3  4 lần/điểm . Sau đó lèn chặt bằng lu rung (dùng lu rung như đã nói ở trên hoặc lu rung 14 tấn khi rung đạt 25 tấn) với số lần 8  10 lần/điểm và lu bánh lốp (20  25 lần/điểm ). Lu lèn hoàn thiện bằng lu tĩnh 8  10t . Trong quá trình lu lèn phải thường xuyên tưới ẩm vật liệu và sửa chữa ngay những chỗ lồi lõm không đạt yêu cầu Trước khi thi công đại trà cần lu thí điểm để xác định số lần lu lèn thích hợp từng loại thiết bị và quan hệ độ ẩm, số lần lu, độ chặt. Thực hiện lu thí điểm trên chiều dài 100m như sau:

- Lèn ép sơ bộ 8  10t với 3  4 lần/điểm với vận tốc 2  3 km/h. - Llèn chặt: lu rung 14  24t với 6  8 lần/điểm với vận tốc 2  4 km/h - Lu lốp với 10  12lượt/điểm với vận tốc 2  4 km/h

Một phần của tài liệu Biện Pháp thi công Đường BTXM Dương Sơn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)