Đơn vị thi công đưa ra phương án ván khuôn thép kết hợp ván khuôn gỗ, hệ thống cây chống thép. Cốp pha được sản xuất phù hợp với TCVN 4453-1995.
Khi thi công kết cấu BTCT ván khuôn giữ vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định hình dạng cấu kiện cũng như chất lượng của kết cấu.
Ván khuôn và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
Ván khuôn và đà giáo cần được gia công và lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dạng và kích thước của kết cấu theo thiết kế.
1. Cơ sở tính toán và các yêu cầu đạt được:
Cốp pha, đà giáo được thiết kế theo bảng tải trọng quy định của TCVN. Khi đưa vào sử dụng công trình đảm bảo độ cứng ổn định, không gây khó khăn cho việc lắp đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
Kiểm tra điều kiện về cường độ Kiểm tra điều kiện về độ võng
Cốp pha được gia công theo đúng hình dạng, kích thước của các kết cấu theo thiết kế và đảm bảo đáp ứng đủ số lượng để thi công. Khi ghép đảm bảo khít, kín không để mất nước xi măng trong quá trình đổ, đầm bê tông đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
Sàn thao tác được thiết kế đảm bảo ổn định, chắc chắn, làm việc độc lập, không lắp ghép chung với bộ phận chịu lực của ván khuôn, tránh làm sai lệch, rung, mất ổn định của ván khuôn khi thi công.
Hệ ván khuôn, cây chống được thiết kế với các tải trọng cơ bản sau: - Các tải trọng thẳng đứng:
+ Trọng lượng bản thân ván khuôn và đà giáo. + Trọng lượng hỗn hợp vữa bê tông.
+ Trọng lượng cốt thép, tuỳ thuộc vào từng loại cấu kiện.
+ Tải trọng do người và tải trọng thi công (trừ tải trọng rung do đầm). + Tải trọng do đầm rung gây ra.
- Các tải trọng ngang:
+ Tải trọng gió tiêu chuẩn lấy bằng 50% theo quy phạm tính toán tải trọng gió + Áp lực ngang do hỗn hợp vữa bê tông mới đổ (phụ thuộc vào trọng lượng riêng của bê tông, chiều cao mỗi lớp đổ bê tông, vận tốc đổ vữa bê tông, loại đầm, bán kính tác dụng của đầm, độ sụt của bê tông, nhiệt độ hỗn hợp vữa bê tông, tải trọng chấn động phát sinh khi đổ vữa bê tông vào ván khuôn của kết cấu đang đổ)
Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng 2. Lắp dựng cốp pha:
Lắp dựng ván khuôn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bề mặt Ván khuôn cần được chống dính, Ván khuôn thành bên của các kết cấu tường, dầm và cột nên lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần Ván khuôn và đà giáo còn lưu lại để chống đỡ như cột chống.
- Khi ổn định ván khuôn bằng dây chằng và móc neo cần phải tính toán số lượng và vị trí.
- Trong quá trình lắp dựng ván khuôn cần cấu tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới để khi cọ rửa mặt nền nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài, sau đó lỗ này được bịt kín lại.
Các yêu cầu khi kiểm tra và nghiệm thu Ván khuôn bao gồm: - Hình dáng và kích thước.
Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng - Kết cấu Ván khuôn.
- Độ phẳng giả các tấm ghép nối. - Chi tiết chôn ngầm và đặt sẵn.
- Chống dính và vệ sinh bên trong ván khuôn. - Độ nghiêng, độ cao.
Sai lệch cho phép đối với ván khuôn đã lắp dựng song như sau:
- Khoảng cách giữa các cột chống ván khuôn tính trên mỗi mét dài là ±25mm, và trên toàn bộ khẩu độ kết cấu là ±75mm.
- Sai lệch mặt phẳng ván khuôn và các đường giao nhau so với chiều thẳng đứng hoặc độ nghiêng thiết kế tính trên mỗi mét dài là 5mm.
- Sai lệch trục Ván khuôn so với thiết kế là: + 15mm đối với móng.
+ 8mm đối với tường và cột .
3. Các yêu cầu khi tháo dỡ Ván khuôn.
Nếu không dùng phương pháp chống lại, ván khuôn, đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động trong giai đoạn thi công sau.
Ván khuôn thành của dầm, cột, tường có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50 daN/cm2.
Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ ván khuôn đà giáo khi chưa chất tải có thể lấy bằng :50% R28 đối với bản, dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m;
- 70% R28 đối với bản , dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m; - 90% R28 đối với bản, dầm vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.
Thời gian bê tông đạt các giá trị cường độ nêu trên phụ thuộc vào điều kiện bảo dưỡng và điều kiện thời tiết ở các vùng miền khí hậu khác nhau trong nước.
4. Quá trình thi công ván khuôn cho một số công tác chính:
Biện pháp thi công cốt thép:
- Cốt thép dùng trong bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiểu chuẩn thiết kế TCVN 5574: 1991 ”Kết cấu bê tông cốt thép”, TCVN 4453: 1995 " Kết cấu bê tông và BTCT toàn khối – “Qui phạm thi công và nghiệm thu" và tiêu chuẩn TCVN 1651:2008 ”Thép cốt bê tông”.
- Cốt thép đưa vào sử dụng phải có chứng chỉ kỹ thuật của nhà máy kèm theo và phải được lấy mẫu thí nghiệm tại hiện trường theo tiêu chuẩn “Vật liệu kim loại - Thử kéo - Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng TCVN-197-1: 2014” và “Kim loại - phương pháp thử uốn - TCVN 198-2008”