BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Một phần của tài liệu Biện Pháp thi công Đường BTXM Dương Sơn (Trang 88 - 91)

Hệ thống các tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ trong xây dựng. - TCVN 3254 - 89: An toàn cháy - Yêu cầu chung.

- TCVN 3255 - 86: An toàn nổ - Yêu cầu chung.

- TCVN 5760 - 93: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật.

1. Các nguyên nhân gây cháy trên công trường xây dựng:

Với đặt thù của công trình như đã phân tích ở trên, cho thấy công tác phòng chống cháy nổ rất quan trọng. Ngoài việc quy hoạch kho bãi, các kho chứa các vật liệu dễ cháy, quy định nơi đun nấu, chúng tôi sẽ hạn chế các nguyên nhân gây ra cháy để loại trừ sự cố có thể xảy ra:

Thực tế, công trường thi công gần khu vực đang làm việc thì công tác phòng cháy rất quan trọng. Một số nguyên nhân có thể gây ra cháy trên công trường xây dựng, cụ thể:

+ Lửa tạo ra do hàn, đốt, sấy vật liệu, đốt phế liệu, đun nấu.

+ Các thiết bị tạo nhiệt thiếu kiểm tra để sự cố: như sự gia nhiệt các máy nén khí. Sự cố cháy các hỗn hợp cháy khi đủ điều kiện nhiệt độ và nhiệt lượng.

+ Phát sinh tia lửa điện tại những nơi đấu nối điện không đảm bảo, dây dẫn điện quá nóng do quá tải, do chập điện, hoặc do bất cẩn để các vật dẫn điện rơi vào lưới điện trần tạo ngắn mạch gây ra cháy.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH

Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

+ Vứt bừa bãi tàn thuốc, mẫu cháy nhỏ ở những nơi có vật liệu dễ cháy, dễ bắt lửa, các chất lỏng, nhiên liệu, hóa chất xây dựng, các loại tranh tre, nứa, lá, gỗ...

+ Trong những điều kiện thích hợp một số chất cháy có thể tạo ra với không khí những hỗn hợp có thể gây nổ, khi tiếp xúc ngọn lửa xảy ra cháy với vận tốc lớn gây nổ.

+ Các đám cháy khác lan sang.

2. Phương án chữa cháy:

Phòng cháy là một tập hợp các biện pháp về kỹ thuật và tổ chức nhằm ngăn ngừa không cho đám cháy xảy ra, hoặc khi xảy ra thì không cho đám cháy lan rộng để dễ dàng dập tắt đám cháy.

2.1. Các biện pháp phòng cháy nổ trong sắp xếp vật tư, vật liệu, tổ chức kho bãi: - Thực hiện các tiêu chuẩn và quy định về phòng cháy chữa cháy. Khi thiết kế, quy hoạch mặt bằng thi công, Nhà thầu chúng tôi sẽ bố trí các công trình tạm: Láng chỉ huy, nơi ăn nghỉ cho công nhân viên, kho bãi, trạm cung cấp vật tư ở những nơi phù hợp, thuận lợi nhất cho thi công và sinh hoạt trong phạm vi công trường và đảm bảo các quy định về phòng chống cháy nổ.

- Đối với các kho chứa chất dễ cháy được làm bằng các loại vật liệu khó cháy như tole, gạch; bố trí nơi biệt lập, thấp, cuối hướng gió xa các công trình phục vụ sinh hoạt của công nhân viên và các công trình lân cận xung quanh khác. Các chất lỏng cháy và dễ cháy phải bảo quản trong bệ hay thùng kín, vật liệu làm kho dùng loại vật liệu không cháy; có nội qui, biển báo nghiêm cấm dùng lửa tại vị trí không thích hợp, lắp đặt hệ thống chống sét.

- Khoảng cách giữa các công trình tạm có khả năng gây cháy thực hiện theo tiêu chuẩn phòng cháy. Tùy thực tế có thể bố trí đan xen các công trình tạm khó cháy như: bãi tập kết cát, đá, sắt thép hoặc bãi gia công cốt thép, bãi đúc cấu kiện bê tông đúc sẳn với các công trình tạm dễ cháy.

- Cấm dùng lửa tùy tiện, đun nấu sai nơi quy định, hàn hồ quang, hàn hơi gần chất dễ cháy nổ, khu vực có xăng dầu, nguyên nhiên liệu thải ra từ các máy móc xây dựng.

2.2. Các biện pháp phòng cháy nổ trong thi công:

- Giảm số lượng, bảo quản đúng quy định PCCN, thu gom, giải phóng kịp thời vật liệu, phế thải cháy được và dễ cháy.

- Quy định nơi đun nấu, hút thuốc, không đốt lửa sai đúng quy định, không vứt tàn thuốc lá, các vật nhỏ đang cháy bừa bãi.

- Loại trừ nguyên nhân tạo ra lửa khi sử dụng điện trong sinh hoạt, trang bị hệ thống tự bảo vệ hoạt động tốt.

- Bố trí lối thoát hiểm, đường đi đủ để thoát người ra khỏi khu vực đám cháy. - Bố trí các bình chữa cháy, họng nước chữa cháy, bể nước, bãi cát, xô chậu, cuốc xẻng chữa cháy xung quanh công trình và tại những nơi có nguy cơ cháy nổ. Đặc biệt các bình chữa cháy bố trí tại các vị trí thích hợp có bảng chỉ dẫn để kịp thời sử dụng khi cần

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH

Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

thiết.

- Tại văn phòng BCH công trường, nơi để máy điện thoại đặt bảng hiệu lệnh chữa cháy và có các số điện thoại nóng như: Cứu hoả, Cấp cứu, Công an...

2.3. Biện pháp về tổ chức:

- Để tổ chức thực hiện tốt công tác PCCC tại công trường, Nhà thầu chúng tôi thực hiện theo Nghị định 35/2003/NDD-CP ngày 04-04-2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Pháp lệnh phòng cháy chữa cháy; Thông tư Liên bộ ngày 03/11/1989 của Bộ Công an - Bộ Xây dựng và Chỉ thị số 237- TTg ngày 19/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy.

- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục mọi người nhận thức đúng công tác PCCC. Phổ biến các quy định Pháp lệnh phòng cháy, chữa cháy của Nhà nước. Hướng dẫn, vận động công nhân viên trong công trường nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy an toàn về cháy nổ. Thực hiện khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh về việc chấp hành công tác phòng chống cháy nổ. Tổ chức huấn luyện, diễn tập PCCC tại chỗ cho lực lượng lao động trên công trường. Thành lập Đội PCCC là lực lượng thường trực, nòng cốt trên công trường để phòng ngừa và ứng cứu các sự cố cháy nổ xảy ra, gồm những công nhân khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát, được huấn luyện định kỳ về công tác phòng cháy chữa cháy, do chỉ huy trưởng công trường chỉ huy

- Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính, tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

- Phân công lực lượng bảo vệ tuần tra nhằm ngăn ngừa các hiện tượng có khả năng gây cháy.

- Đặt các tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy ở các khu vực dễ xảy ra cháy nổ.

- Bổ sung các phương tiện chữa cháy có chủng loại phù hợp và phổ biến kỹ thuật sử dụng.

- Nghiêm cấm mọi hành vi tự ý gây lửa trên công trường.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của tập thể tham gia hoạt động PCCC.

- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện và các điều kiện cụ thể cho từng thời điểm, từng địa điểm để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

- Mọi hoạt động PCCC trước hết được thực hiện bằng các phương tiện và lực lượng tại chỗ: Nước, cát, cuốc xẻng sẵn có ở công trường.

3. Phương án bố trí các thiết bị chữa cháy:

- Để chữa cháy có hiệu quả chúng tôi sẽ làm tốt các việc sau: Thiết kế hệ thống báo động khi có cháy ( còi, chuông, kẻng...), chuẩn bị đầy đủ các chất chữa cháy, các dụng cụ và phương tiện chữa cháy ở những vị trí hợp lý đã được tính toán thiết kế trước, chuẩn bị lực lượng chữa cháy và cuối cùng là kỹ thuật chữa cháy.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH

Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

hợp tránh làm tăng thêm mức độ nguy hiểm của sự cố (ví dụ như dùng cát để dập tắt các đám cháy do xăng, dầu).

- Cách ly sự lan truyền các đám đám cháy.

- Tạo lối thoát nạn, cứu nạn để sơ tán người và các loại vật liệu dễ cháy nổ gần khu vực cháy. Cử người báo cháy và báo cháy với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

4. Phương án bố trí bể nước, dụng cụ chữa cháy :

- Công trường phải có bể chứa nước, dụng cụ chữa cháy được trang bị nơi Ban bảo vệ ban chỉ huy công trường để đề phòng hỏa hoạn.

- Hệ thống nước phục vụ thi công, phục vụ công tác PCCC được chúng tôi cung cấp đầy đủ bằng nguồn cấp nước khu vực và 1 bể nước khảng 4m3, được bố trí hợp lý, thuận tiện.

5. Lực lượng chữa cháy và khắc phục sau cháy:

Lực lượng chữa cháy ở công trường là toàn bộ những người có mặt trên công trường khi xảy ra cháy, tham gia chống cháy khắc phục sau cháy dưới sự chỉ huy của Ban chỉ huy và Đội PCCC.

Công việc khắc phục sau cháy:

+ Thu dọn hiện trường cháy để ổn định sinh hoạt và thi công. + Sơ cứu, cấp cứu nếu có xảy ra tai nạn đối với người.

Một phần của tài liệu Biện Pháp thi công Đường BTXM Dương Sơn (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)