Công tác thi công đào đất, gia cố hố móng, thi công móng:

Một phần của tài liệu Biện Pháp thi công Đường BTXM Dương Sơn (Trang 39 - 44)

Công tác thi công đào móng công trình phải phù hợp với “Công tác đất. Thi công và nghiệm thu TCVN 4447:2012” và Công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu TCVN 9361:2012”, phải đảm bảo độ chính xác, độ ổn định của mái dốc. Nhà thầu phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và công trình trong công tác đào hố móng.

Quy trình, quy phạm và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

1. Thi công đào móng:

Dọn dẹp mặt bằng xung quanh phạm vi san nền để công tác thi công được thuận lợi và đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Chọn phương án đào đất bằng máy kết hợp với đào đất bằng thủ công đến cốt thiết kế.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng sau đó sửa hố móng bằng thủ công đến cốt đáy móng.

- Đối với các móng cột, trụ kích thước nhỏ thì Nhà thầu chúng tôi tiến hành đào đất bằng thủ công đến cốt thiết kế.

- Quá trình đào đất đào đến cốt cách đáy móng 200  300 mm, Sau đó đào, chỉnh sửa hố đào đến cốt thiết kế.

- Phương án đào: Căn cứ mặt bằng thi công và Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ thiết kế Nhà thầu chúng tôi chọn phương án đào độc lập từng móng.

- Chọn máy đào:

Sơ bộ chọn máy đào gầu nghịch có ưu điểm: + Đào được đất ướt

+ Không phải làm đường xuống hố đào

+ Sử dụng cho hố đào nông, hẹp hoặc rộng nhưng khối lượng nhỏ hay khó tổ chức bằng máy đào gầu thuận.

+ Sử dụng với hố đào nông  5,5 m.

Căn cứ vào đặc điểm công trình Nhà thầu chúng tôi chọn máy đào gầu nghịch, đảm bảo trong quá trình đào đất luôn kết hợp với ôtô tự đổ để vận chuyển đất đào.

Bố trí các hệ thống rãnh thoát nước xung quanh khu vực hố đào với hệ thống máy bơm đủ phục vụ cho công trình trong trường hợp xuất hiện nước ngầm hay mưa, nước sẽ được dẫn về hệ thống thoát nước chung của khu vực. Đáy móng được đào đến đúng cao trình thiết kế, dọn vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo.

Trong suốt quá trình thi công đào đất, nếu có bất kỳ trường hợp khác thường so với thiết kế, chúng tôi sẽ báo cáo Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý. Đơn vị thi công đảm bảo tính nguyên vẹn của hố đào đúng theo yêu cầu kỹ thuật cho đến khi nghiệm thu để chuyển sang công đoạn tiếp theo.

Trong quá trình đào đất, nếu gặp phải các hệ thống kỹ thuật ngầm, công trình ngầm, các di vật cổ, vũ khí... mà không được ghi chú trong hồ sơ kỹ thuật chúng tôi sẽ dừng ngay công tác thi công và rào chắn bảo vệ cẩn thận đồng thời báo Chủ đầu tư và các cơ quan chức năng để xử lý. Sau khi có ý kiến cho phép tiếp tục thi công của Chủ đầu tư cũng như của các cơ quan chức năng mới tiến hành tiếp công tác thi công.

Nhà thầu phải có trách nhiệm bảo vệ các công trình ngầm đã có trước: như đường, điện, nước, … và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hư hại gây ra do việc thi công móng. Phải có biện pháp thoát nước kịp thời khi gặp nước ngầm, mưa gió.

Mặt bằng hố móng phải được lu đầm kỹ bằng đầm đạt độ chặt theo thiết kế và dọn sạch sẽ, hình dạng kích thước hố móng phải phù hợp với kích thước của thiết kế, cao độ của đáy hố móng phải đúng cao độ của thiết kế.

Việc đắp đất hố móng được tiến hành sau khi thi công xong phần móng, đã được bảo dưỡng đủ thời gian theo quy định và phải được chủ đầu tư và tư vấn giám sát cho phép.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH

Trước khi thi công phần san lấp móng Nhà thầu cần phải thực hiện công tác nghiệm thu, bản vẽ hoàn công đối với những công trình ngầm, khuất sau đó mới tiến hành san lấp móng.

Đất để san lấp phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và phải được dầm chặt thành từng lớp một đạt độ chặt theo yêu cầu của thiết kế.

2. Thi công bê tông móng, cổ móng:

a. Thi công bê tông lót móng: Tuân thủ theo TCVN 4453:1995

- Hố được dọn sạch sẽ và làm phẳng, khô ráo và được nghiệm thu trước khi đổ bê tông lót móng.

- Kiểm tra lại toàn bộ cao trình đáy hố móng.

- Đổ bê tông lót móng đá 4x6, san gạt thủ công, đầm bê tông lót bằng đầm bàn. - Bê tông lót được sản xuất tại hiện trường và vận chuyển bằng các dụng cụ thủ công để đổ vào hố móng như: xe rùa, xe cải tiến, máng trượt....

- Kiểm tra độ dày của bê tông lót, cao trình mặt trên của lớp bê tông lót bằng máy thủy bình.

b. Lắp dựng cốt thép:

Các yêu cầu kỹ thuật về vật liệu được nêu rõ ở phần vật tư vật liệu của bản thuyết minh biện pháp thi công này.

Toàn bộ công việc gia công cắt và uốn thép sẽ được tiến hành tại khu vực gia công cốt thép. Công việc gia công cốt thép được tiến hành từ khi chuẩn bị xong mặt bằng thi công và chúng tôi sẽ trình Tư vấn giám sát nghiệm thu trước khi đưa vào lắp đặt.

Các công việc gia công và lắp dựng cốt thép như bán kính uốn, chiều dày đoạn nối cốt thép, độ dài lớp bảo vệ v.v đều được tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn Việt Nam, bản vẽ thiết kế. Tiến hành thi công từ thấp đến cao, từ dưới lên trên, sản xuất những con kê bê tông để đảm bảo đúng chiều dày lớp bảo vệ cốt thép cho từng loại cấu kiện theo thiết kế quy định. Nội dung thi công lắp đặt bao gồm:

- Vận chuyển thép đã gia công vào vị trí cấu kiện bằng thủ công. - Lắp đặt cốt thép cho cánh móng.

- Lắp đặt cốt thép sườn móng. - Lắp đặt cốt thép cổ móng.

- Định vị, cố định vị trí cốt thép (đặc biệt là sườn móng và cổ móng) bằng máy trắc đạc, dây căng.

- Kiểm tra khoảng cách giữa các thanh thép, lớp bảo vệ bằng thước thép. - Kết hợp thi công lắp đặt cốt thép với lắp dựng ván khuôn móng.

c. Công tác cốt pha:

Cốt pha móng dùng cốt pha thép kết hợp gỗ để đảm bảo đúng hình dạng, kích thước hình học của cấu kiện.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

Công tác cốp pha và đà giáo đảm bảo được thiết kế và thi công đúng vị trí của kết cấu, đúng kích thước hình học của kết cấu, đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ lắp dựng và dễ tháo dỡ, đồng thời không cản trở đến các công tác lắp đặt cốt thép và đổ, đầm bê tông, đảm bảo độ kín khít, không bị phình, xê xịch và mất nước xi măng trong quá trình đổ và đầm bê tông. Hệ thống chống giữ được gia cố vững chắc.

Đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ thép bằng các con kê bê tông giữa thép chịu lực và thành cốp pha.

Ván khuôn đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn TCXD 269-2004.

Trước khi tiến hành lắp dựng cốt pha, chúng tôi sẽ trình Chủ đầu tư chủng loại cốt pha sử dụng và vạch ra trình tự dựng lắp cũng như trình tự tháo dỡ.

Cốt pha được ghép kín khít sao cho quá trình đổ và đầm bê tông, nước xi măng không bị chảy mất ra ngoài kết cấu và bảo vệ được bê tông khi mới đổ. Trước khi lắp cốt thép lên cốt pha cần kiểm tra độ kín của các khe cốt pha. Nếu còn hở ít được nhét bằng giấy ngâm nước hoặc bằng dăm gỗ cho thật kín.

Cốt pha và đà giáo được gia công, lắp dựng đúng vị trí trong thiết kế, hình dáng theo thiết kế, kích thước đảm bảo trong phạm vi dung sai. Kiểm tra sự đúng vị trí căn cứ vào hệ mốc đo đạc nằm ngoài công trình mà dẫn tới vị trí công trình hoặc dùng biện pháp dẫn xuất từ chính công trình đảm bảo chính xác vị trí mà không mắc sai luỹ kế.

Quá trình kiểm tra công tác cốt pha gồm các bước sau: - Kiểm tra vật liệu làm cốp pha.

- Kiểm tra gia công chi tiết các tấm cốp pha thành phần tạo nên kết cấu. - Kiểm tra việc lắp dựng khuôn hộp cốp pha.

- Kiểm tra sự chống đỡ.

Nhà thầu không tự ý sửa chữa sai lệch về tim, đường trục kết cấu cũng như cao trình kết cấu. Mọi quyết định phải thông qua Chủ đầu tư, đồng thời lập hồ sơ ghi lại sai lệch và biện pháp xử lý.

Những đường tim, đường trục và cao độ được vạch trên những chỗ tương ứng ở các bộ phận thích hợp của cốt pha để tiện theo dõi và kiểm tra khi lắp dựng toàn bộ hệ thống kết cấu cốt pha và đà giáo.

d. Đổ bê tông:

Đổ bê tông móng bằng thủ công đá 1x2 mác theo hồ sơ thiết kế. Trước khi đổ bê tông, chúng tôi sẽ cung cấp cho Chủ đầu tư các thông tin như:

- Cường độ nén mẫu theo yêu cầu. - Độ sụt bê tông.

- Thời gian bắt đầu đóng rắn và thời gian kết thúc ninh kết. - Thành phần cốt liệu.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng tối đa và tối thiểu, màu sắc.

- Các yêu cầu về nước và tỷ lệ nước/xi măng tối đa.

- Chứng chỉ thí nghiệm vật liệu, chứng chỉ của vật liệu sử dụng.

Trước khi đổ bê tông, móng được vệ sinh, tưới nước, chuẩn bị mặt bằng, dụng cụ và trang thiết bị đầy đủ. Sau khi được Kỹ sư giám sát nghiệm thu phần cốp pha, cốt thép mới tiến hành công tác đổ bê tông.

e.Bảo dưỡng bê tông:

Công tác bảo dưỡng bê tông tuân theo TCVN 5592-1991, TCVN 4453-1995. Việc bảo dưỡng bê tông mới đổ là một biện pháp quan trọng nhất nhằm đảm bảo cho bê tông đạt chất lượng tốt, đảm bảo các yêu cầu của thiết kế.

Việc bảo dưỡng bê tông mới đổ bao gồm việc duy trì bề mặt bê tông hở luôn ở trạng thái ẩm.

Ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt độ và co ngót; tránh sự hình thành khe nứt. Tránh bê tông bị chấn động, va chạm và các ảnh hưởng khác làm giảm chất lượng bê tông.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng Công tác bảo dưỡng bê tông đảm bảo:

- Phòng ngừa mất ẩm trong bê tông.

- Ngăn ngừa sự biến dạng của bê tông do nhiệt độ co và ngót, tránh hình thành các khe nứt.

- Ngăn ngừa bê tông bị khô nhanh do bức xạ mặt trời, gió.

- Ngay sau khi bê tông được đổ và hoàn thiện bề mặt, áp dụng các biện pháp bảo vệ bề mặt bê tông.

- Sau khi đổ bê tông bắt đầu quá trình bảo dưỡng bằng cách che kín bề mặt bê tông bằng bao tải, giấy xi măng rồi 4 giờ sau bắt đầu tưới ẩm. Không che, mặt bê tông sẽ chịu tác động của các tia trong ánh sáng mặt trời làm hại đến chất lượng.

- Thời gian bảo dưỡng theo tình hình khí hậu thực tế tại hiện trường xây dựng và theo quy định của TCVN 5592-1991; TCVN 4453-1995.

f. Tháo cốp pha:

Bê tông móng đổ sau 2 ngày có thể tháo cốp pha. Nếu mặt bê tông bị rổ, báo với kỹ sư Giám sát để xử lý bằng cách dùng vữa xi măng mác cao trám trít lại, chúng tôi không tự ý sửa chữa khi chưa có ý kiến của giám sát Chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu Biện Pháp thi công Đường BTXM Dương Sơn (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)