Công tác định vị, trắc đạc công trình:
+ Trước khi khởi công công trình, Chủ đầu tư sẽ tiến hành bàn giao các hạng mục cần phải sửa chữa và cải tạo.
+ Trong khi thực hiện công tác định vị công trình, Nhà thầu phải đảm bảo xác định đúng đắn và chính xác các vị trí cần sửa công trình trong suốt quá trình thi công.
Công tác định vị công trình áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 3972:1985, TCVN 9398:2012, TCVN 4447:2012.
Nhà thầu chúng tôi xác định vị trí, cao độ của các chi tiết móng trên cơ sở các số liệu gốc của hiện trường do chủ đầu tư, đơn vị thiết kế cung cấp và phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của công việc định vị này. Phương pháp đo, thiết bị phải phù hợp với mục tiêu độ chính xác của công tác đo đạc.
Các số liệu định vị các chi tiết kết cấu cần phải đệ trình trước khi thi công, Nhà thầu phải cung cấp thiết bị, phương tiện, nhân lực, nhân viên khảo sát và vật liệu cần thiết để chủ đầu tư có thể kiểm tra công tác định vị và những công việc liên quan đó làm mà không được đòi hỏi bất kỳ một chi phí phát sinh nào.
Các sai số trong đo đạc, định vị công trình phải nằm trong phạm vi giới hạn cho phép do thiết kế và quy phạm xây dựng hiện hành.
Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng Mốc định vị mặt bằng và các mốc cao độ chuẩn: theo hồ sơ thiết kế. a) Mốc tim trục:
Tất cả các mốc tim trục phải được gửi ngoài phạm vi thi công, được bảo quản cẩn thận cho đến khi công trình hoàn thành.
Các mốc tim trục phải được định vị bằng các thiết bị trắc đạc thích hợp: Máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ, máy thủy bình, …và phải được kiểm tra khép kín tránh sai số cộng dồn.
Trong quá trình thi công, để xác định các tim, tuyến công trình, nhà thầu phải gửi các tim trục ra ngoài. Các trục này phải thực hiện bằng máy trắc đạc và phải thể hiện trên bản vẽ trắc đạc để dẽ dàng kiểm tra.
b) Mốc cao độ:
Để đưa các mốc cao độ vào công trình, từ mốc chuẩn của của bên A (nếu nằm ngoài công trình) phải dẫn về mốc chuẩn riêng cho công trình. Các mốc cao độ phải dẫn đến từng cột bê tông và phải kiểm tra khép kín để tránh sai số cộng dồn.
c) Mốc đường bao:
Trước khi thi công phải định vị đường biên công trình, đặt các mốc của đường biên để kiểm tra kích thước đường bao so với thiết kế. Nếu có sự khác biệt phải báo cho chủ đầu tư biết ngay để kịp thời xử lý.
Sau khi nhận bàn giao cọc mốc định vị và cao trình của Chủ đầu tư, đơn vị chúng tôi tiến hành kiểm tra lại trên thực địa và lập lưới khống chế thi công. Lưới khống chế thi công là một mạng lưới gồm các điểm có toạ độ được xác định chính xác và được đánh dấu bằng các mốc kiên cố như cọc bê tông hoặc trên các vật kiến trúc hiện có và ổn định trong suốt quá trình thi công trên mặt bằng xây dựng và được sử dụng làm cơ sở để bố trí các hạng mục công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa. Lưới khống chế thi công được xây dựng sau khi đã giải phóng và dọn dẹp mặt bằng.
Bố trí vị trí công trình ra thực địa: - Lập lưới bố trí các trục công trình. - Định vị công trình.
- Chuyển trục công trình ra thực địa và giác móng công trình.
- Bố trí các trục phụ của công trình dựa trên các trục chính đã được bố trí. - Bố trí chi tiết các trục của các hạng mục công trình.
- Bố trí các điểm chi tiết của công trình dựa vào bản vẽ thiết kế. - Đo vẽ hoàn công.
Máy móc dùng cho công tác định vị công trình gồm: máy thuỷ bình, máy kinh vĩ. Các máy trên đều được kiểm định độ chính xác và có giấy chứng nhận đã kiểm định.
Công tác trắc đạc không chỉ ở bước định vị công trình mà còn theo suốt trong quá trình thi công, phục vụ cho công tác định vị các chi tiết, cấu kiện, kiểm tra kích thước
Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng hình học, đo vẽ hoàn công như:
- Kiểm tra vị trí của các hạng mục, các kết cấu riêng biệt và hệ thống kỹ thuật so với các tham số trong hồ sơ thiết kế.
- Đo vẽ hoàn công vị trí mặt bằng, độ cao, kích thước hình học của các hạng mục, các kết cấu sau khi đã hoàn thành giai đoạn.
Công tác trắc đạc
Chúng tôi sẽ trình Chủ đầu tư các công tác định vị chi tiết trước khi tiến hành thi công.