Bêtông và đầm bê tông:

Một phần của tài liệu Biện Pháp thi công Đường BTXM Dương Sơn (Trang 60 - 63)

X. Qui trình thi công bê tông:

6. bêtông và đầm bê tông:

a. Đổ bê tông:

Trước khi đổ bê tông cho bất kỳ công đoạn nào, cấu kiện nào đều được kiểm tra cốt pha, đà giáo, các khớp nối..., dọn vệ sinh công nghiệp, làm sạch bằng xối nước hoặc khí nén và được tưới nước kỹ đảm bảo độ ẩm cần thiết để không hút nước trong bê tông. Kiểm tra và làm kín các khe hở, lỗ trống ở ván khuôn.

Trình tự thực hiện và phương pháp đổ bê tông phải trình cho CĐT để xem xét kỹ trước khi bắt đầu đổ bê tông.

Không được đổ bê tông trong điều kiện thời tiết mà CĐT cho là không thích hợp để có bê tông chất lượng tốt.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng bằng văn bản.

Công tác đổ bê tông được thực hiện đúng các qui trình kỹ thuật có liên quan và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dầy lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

- Không dùng dầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốt pha.

- Bê tông được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định của thiết kế.

- Bê tông được rải từng lớp đồng đều ngay sau khi trộn và kết thúc trước thời điểm bắt đầu quá trình ninh kết. Trong khi đổ bê tông không sử dụng máy đầm để phân rải bê tông. Sử dụng đầm dùi, đầm bàn để đầm nén khi vữa bê tông đã được đổ thành lớp. Không đầm nén lớp bê tông đã bắt đầu quá trình ninh kết.

- Chiều cao bê tông rơi tự do trong khi đổ bê tông vào khuôn cấu kiện không quá 1,5m để đảm bảo không bị phân tầng. Nếu trường hợp chiều cao quá qui định thì có biện pháp sử dụng máng trượt nghiêng hoặc ống vòi voi để đổ.

- Thời gian đổ 2 lớp bê tông liên tiếp không vượt quá 1520 phút.

- Kết cấu bê tông được đổ liền khối, liên tục không để xảy ra các tiếp giáp giữa các lớp bê tông cũ và mới quá 45 phút (trừ khi có qui định của thiết kế hoặc tại các điểm dừng kỹ thuật được Chủ đầu tư đồng ý).

- Vữa bê tông được đầm nén bằng máy đầm chuyên dùng có đủ năng lượng đầm và số vòng quay thích hợp. Vữa bê tông sau khi đầm đảm bảo phân bổ chặt quanh cốt thép, các chi tiết chôn sẵn, các góc cạnh, bo lõm của ván khuôn. Không chạm lưỡi đầm vào cốt thép hoặc các vật chôn sẵn và không đầm nén quá mức ở một vị trí để tránh sự phân tầng của cốt liệu và vữa xi măng.

- Tuyệt đối không thêm nước vào hỗn hợp bê tông trong khi đổ.

- Thường xuyên theo dõi, quan trắc tình trạng làm việc của ván khuôn, đà giáo để xử lý kịp thời nếu có sự cố.

* Đổ bê tông trong điều kiện thời tiết xấu:

- Khi thi công bê tông gặp thời tiết nắng nóng:

Hỗn hợp bê tông cần được giữ ở nhiệt độ càng thấp càng tốt để tránh bị nứt kết cấu do bê tông ninh kết quá nhanh dưới tác động nắng nóng của khí hậu. Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt quá 35 độ C.

Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp sau đây để hạ nhiệt độ hỗn hợp bê tông: + Hạ nhiệt độ xi măng bằng cách che nắng trực tiếp vào nơi để xi măng. + Hạ nhiệt độ cốt liệu bằng cách che nắng hoặc tưới nước lên cốt liệu lớn.

+ Hạ nhiệt độ nước trộn bằng cách che nắng trực tiếp vào nguồn nước hoặc dùng nước đá khi cần thiết.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

+ Giữ cho hỗn hợp bê tông không bị bức xạ tác động trực tiếp trước khi đổ.

Hỗn hợp bê tông được giữ độ sụt ổn định, hạn chế tổn thất độ sụt dưới tác động của các yếu tố khí hậu nóng ẩm.

Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế tổn thất độ sụt hỗn hợp bê tông:

+ Che chắn nắng tác động trực tiếp vào hỗn hợp bê tông (để tránh mất nước nhanh và tránh tăng cao nhiệt độ hỗn hợp bê tông).

+ Có kế hoạch trước để hỗn hợp bê tông không bị lưu giữ quá lâu trong thi công. Dùng phụ gia dẻo hoá chậm ninh kết để hạn chế tổn thất độ sụt trong những vùng thời tiết nắng, khô nóng, có gió hanh khô.

+ Rút ngắn thời gian vận chuyển và chờ đợi của hỗn hợp bê tông. - Khi thi công bê tông gặp trời mưa to:

+ Khi thi công bê tông gặp trời mưa to, một mặt có biện pháp che đậy phần bê tông đã đổ xong, mặt khác áp dụng biện pháp che chắn để có thể đổ bê tông đến vị trí mạch ngừng gần nhất trước khi tạm dừng toàn bộ công tác đổ bê tông chờ cho đến khi trời hết mưa.

+ Trong thời tiết mưa bão kéo dài thì Chúng tôi không tiến hành công tác bê tông. Các cấu kiện bê tông khi đổ được che chắn kỹ lưỡng để tránh bị xói hư bởi các tia nước mưa.

+ Trong các trường hợp thời tiết xấu khác nhau được xác định độ ẩm cốt liệu và điều chỉnh lượng nước cho thích hợp với cấp phối đã thiết kế khi cốt liệu ngoài trời bị ướt do mưa hay quá khô do thời tiết nắng nóng.

b. Đầm bê tông:

Đầm bê tông bằng đầm bàn, đầm dùi phù hợp với từng loại cấu kiện bê tông. Chúng tôi luôn bố trí các máy đầm dự phòng ở công trường để thay thế kịp thời nếu máy đầm bị hỏng trong quá trình thi công.

Việc đầm bê tông đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có thể dùng các loại máy đầm khác nhau, nhưng đảm bảo sao cho sau khi đầm, bê tông được đầm chặt và không bị rỗ, đường kính đầm đảm bảo có kích thước phù hợp với khoảng cách các cốt thép trong cấu kiện bê tông.

- Thời gian đầm tại mỗi vị trí đảm bảo cho bê tông đầm kĩ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kĩ là vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.

- Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm và đảm bảo cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm.

- Tuyệt đối không đầm bê tông thông qua làm rung cốt thép.

- Khi cần đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,5 - 2 giờ sau khi đầm lần thứ nhất, việc đầm lại này hết sức nhẹ nhàng và thận trọng, chủ yếu là dùng thủ công vỗ nhẹ vào bề mặt bê tông. Đầm lại bê tông thích hợp với các kết cấu có diện tích bề mặt

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng lớn và có yêu cầu chống thấm như sàn mái, khu vệ sinh.

7. Bảo dưỡng bê tông:

Ngay sau khi kết thúc quá trình đổ bê tông, bê tông được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm cần thiết để ninh kết và đóng rắn sau khi tạo hình, phương pháp và qui trình bảo dưỡng ẩm thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8828-2011 “Bê tông. yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên”. Phương pháp và thời gian bảo dưỡng bê tông như đã nêu ở phần thi công bê tông móng, ngoài ra do kết cấu phần thân nằm bên trên mặt đất, dễ bị tác động của các chấn động xung quanh nên chúng tôi còn lưu ý:

- Có biện pháp che chắn bảo vệ tác dụng của dòng nước chảy trong vòng 3 ngày đêm.

- Chỉ cho phép người và các phương tiện chuyên chở nhẹ đi trên bề mặt bê tông cũng như thi công phần tiếp theo khi bê tông đạt cường độ ít nhất là 25kg/cm2.

- Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông được bảo vệ chống tác động cơ học như: rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại khác.

Việc tháo dỡ ván khuôn được bắt đầu sau khi bê tông đã đủ cường độ cần thiết hoặc khi kết thúc quá trình bảo dưỡng bê tông. Trong trường hợp không cần thiết thì không được tháo dỡ ván khuôn trước khi bê tông được 7 ngày tuổi.

Bảo dưỡng bằng tưới nước được thực hiện theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 8828:2011. Việc tưới nước phải đảm bảo yêu cầu thoát nhiệt nhanh khỏi khối bê tông. Vì vậy chu kỳ tưới nước cần đảm bảo sao cho bề mặt bê tông luôn ướt. Nhiệt độ nước tưới và nhiệt độ bề mặt bê tông không nên chênh nhau quá 150 độ C.

Vào mùa hè, để hạn chế việc thúc đẩy quá trình thuỷ hoá xi măng làm tăng nhiệt độ bê tông, khối đổ xong cần được che nắng chiếu trực tiếp trong thời gian khoảng hai tuần lễ đầu tiên.

Phải có biện pháp hạn chế tốc độ phát nhiệt thuỷ hoá của xi măng trong bê tông. Phải có biện pháp hạn chế độ chênh lệch nhiệt độ giữa các điểm hoặc các vùng trong khối bê tông không vượt quá 20 độ C.

Các biện pháp này phải được Tư vấn giám sát chấp thuận.

8. Xử lý và sửa chữa các kết cấu bê tông không đạt yêu cầu:

Ngay sau khi tháo dỡ ván khuôn, nếu bê tông có khuyết tật, Đơn vị thi công sẽ báo cáo lại Chủ đầu tư kiểm tra để xử lý. Nhà thầu chúng tôi tuyệt đối không tự ý xử lý khi chưa có ý kiến của Chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu Biện Pháp thi công Đường BTXM Dương Sơn (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)