BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÔNG TRÌNH LÂN CẬN:

Một phần của tài liệu Biện Pháp thi công Đường BTXM Dương Sơn (Trang 91 - 93)

1. Giai đoạn chuẩn bị thi công:

- Tiếp nhận hồ sơ bản vẽ thi công, kiểm tra, xem xét các vấn đề còn khúc mắc, đề xuất các biện pháp khắc phục hồ sơ sao cho đúng yêu cầu.

- Tiến hành nâng cấp, làm lại đường công vụ như: san gạt, lu lèn tăng độ chặt... để phục vụ thi công.

- Bãi tập kết vật liệu phải được lu lèn đảm bảo độ chặt yêu cầu và có biện pháp chống mưa gây rửa trôi vật liệu như: quây thành khu, có bố trí mái che... tùy thuộc vào từng loại vật liệu tập kết.

- Khu vực công trường phải được thông báo rõ ràng, đặt hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn cho người dân và các phương tiện tham gia giao thông biết.

- Thông báo với chính quyền địa phương về thời gian và địa điểm thi công.

2. Giai đoạn thi công công trình

- Xe, máy móc vận chuyển vật liệu phải đảm bảo tiêu chuẩn về độ ồn, rung và lượng khí thải vào môi trường.

- Vật liệu được vận chuyển vào công trường như đất, đá, cát... phải được che phủ bằng bạt kín tránh vật liệu bị rơi vãi, xe vận chuyển trước khi vào công trường phải được rửa sạch.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH

Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

- Lập kế hoạch vận chuyển và thi công hợp lý. - Thực hiện đúng thời gian biểu đề xuất.

- Thông báo cho người dân, đặc biệt trong trường hợp thi công những hạng mục có độ ồn cao.

- Quản lý chặt chẽ đội ngũ công nhân. - Xây dựng nội quy lao động và sinh hoạt.

- Thường xuyên giám sát và kiểm tra việc thực hiện nội quy.

- Đơn vị thi công phải cắt cử người giám sát khu vực xung quanh công trường, bố trí hành lang an toàn khi thi công như: lập rào chắn đất đá, đặt biển báo hiệu, cắt cử người bảo vệ...

- Không chạy xe quá tốc độ và tải trọng cho phép. Đối với cơ sở hạ tầng tại khu vực dự án, tải trọng các xe không vượt quá 10 tấn.

- Không vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu, vào giờ cao điểm (7h-8h và 17h- 18h hàng ngày).

- Chấp hành nghiêm túc luật Giao thông đường bộ. a. Giảm thiểu ô nhiễm không khí và bụi:

- Các phương tiện vận chuyển phải được rửa sạch bánh xe trước khi ra khỏi công trường để tránh gây ô nhiễm không khí do bụi và làm mất mỹ quan đô thị.

- Các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng ( cát, xi măng, đá, gạch …) sẽ được phủ bạt, che chắn kín để tránh phát tán bụi ra môi trường xung quanh.

- Trong những ngày khí hậu khô, nhà thầu sẽ tưới nước theo chu kỳ trên công trường xây dựng để kiểm soát bụi.

- Không đốt các nguyên vật liệu tại khu vực dự án và không vận chuyển vào giờ cao điểm.

- Các thiết bị và máy móc cơ khí được bảo trì thường xuyên để giảm thiểu ô nhiễm. - Sử dụng các phương tiện và các thiết bị xây dựng ít khí thải nếu có thể.

b. Kiểm soát ô nhiễm do nước thải:

- Hạn chế nước mưa chảy tràn: Bố trí các khu vực chứa nguyên, nhiên vật liệu tạm thời trong phạm vi diện tích thi công và ở vị trí phù hợp có kết hợp lắp đặt rào chắn bao quanh nhằm hạn chế sự vung vãi vật liệu ra bên ngoài, đồng thời xung quanh các khu vực này có các rãnh thu nước mưa chảy về các hố thu nước để lắng cặn trước khi thải ra công trường.

- Kiểm soát ô nhiễm do nước thải từ sinh hoạt của công nhân:

+ Xây dựng khu nhà vệ sinh có hầm tự hoại hoặc bố trí nhà vệ sinh lưu động.

+ Xây dựng khu nhà tắm, rửa tách riêng khu vực nhà vệ sinh, nước thải từ tắm rửa sẽ được thu gom và chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Nhà thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG AN BÌNH

Trụ sở: Thôn 5, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

c. Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn :

+ Yêu cầu công nhân không xả rác bừa bãi sau mỗi bữa ăn.

+ Tất cả rác thải sinh hoạt từ khu vực nhà tạm (lán trại) cho công nhân được thu gom và tập trung vào các thùng chứa có dung tích 20 lít. Đơn vị thi công sẽ thu gom và vận chuyển đến nơi quy định với tần suất 3 ngày/ba.

+ Chất thải rắn xây dung được thu gom, phân loại, tập kết tại các vị trí tạm thời quy định trong khu vực thi công.

+ Thu gom 100% dầu mỡ thải, giẻ lau vào các thùng chứa riêng biệt đặt trong khu vực dự án.

d. Kiểm soát ô nhiễm do đổ bùn nạo vét từ các hố đọng nước:

Bùn nạo vét từ các hố đọng nước thường chứa các thành phần chất ô nhiễm có nồng độ cao, do đó cần có các biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường khu vực tiếp nhận chất thải này. Các giải pháp nhà thầu thực hiện bao gồm:

- Xác định thành phần tính chất của bùn nạo vét để xác định vị trí đổ phù hợp. Vị trí đổ bùn phải đươc các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xem xét và chấp thuận tiếp nhận nhằm hạn chế các ảnh hưởng đến môi trường chung quanh khu vực đổ.

- Trước khi vận chuyển đi đổ tại nơi quy định, để tránh rới vãi bùn trên đường nhà thầu sẽ tiến hành tập kết và phơi khô bùn, sau khi bùn khô mới tiến hành xúc lên phương tiện vận chuyển đi đổ đúng nơi quy định.

- Nơi đổ bùn thải không được gần nguồn nước và khu dân cư. e. Giảm thiểu tác động do ồn:

- Sắp xếp thời gian làm việc thích hợp và có chế độ điều tiết các phương tiện, máy móc, thiết bị phù hợp.

- Việc sắp xếp thời gian làm việc, điều tiết hoạt động của các phương tiện máy móc để giảm thiểu tiếng ồn có tính khả thi cao, dễ thực hiện.

- Việc điều tiết xe, các phương tiện, máy móc và bố trí thời gian làm việc hợp lý giảm được mức ồn do cộng hưởng, do tập trung quá nhiều phương tiện, máy móc tại một thời điểm thi công.

3. Các biện pháp giảm thiểu tác động sau giai đoạn thi công và đưa vào sử dụng

- Sau khi thi công xong đơn vị thi công cần hoàn trả lại mặt bằng thi công như: vị trí bãi vật liệu, vị trí bãi thải, khu vực công trường thi công.

- Thi công xong thì nhà thầu có trách nhiệm dọn dẹp sạch sẽ khu vực công trường thi công, sửa chữa các vị trí bị hư hỏng như bê tông nền sân,... để nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Biện Pháp thi công Đường BTXM Dương Sơn (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)