2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại CTCP XNK Thủy Sản
2.3.4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty
Nhận thấy rõ sự thay đổi liên tục của thị trường, sản phẩm, nhu cầu khách hàng, khoa học công nghệ…Seaprodex Hà Nội luôn nỗ lực trong việc tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho DN nhất là về thế mạnh nguồn lực lao động. Chính vì công tác đào tạo và phát triển luôn là vấn đề được công ty đặc biệt chú trọng. Công ty cũng khẳng định rõ thực hiện tốt công tác đào tạo CBCNV không chỉ giúp nâng cao khả năng thực hiện công việc và kĩ năng chuyên môn của nhân viên trong tổ chức, hơn thế còn khẳng định ưu thế về nguồn lực con người của Seaprodex Hà Nội so với các DN cùng ngành khác như Seaprodex Đà Nẵng, Phú Minh Hưng, chi nhánh Seaprodex Hải Phòng,…
Hiện nay tại công ty Seaprodex Hà Nội công tác đào tạo được tiến hành triển khai theo hai phương pháp:
Thứ nhất, phương pháp đào tạo tại chỗ. Phương pháp này áp dụng để đào tạo những người lao động mới ngay tại phân xưởng sản xuất bằng cách sắp xếp họ làm việc cùng những nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc, trình độ tay nghề tương đối tốt, có thâm niên làm việc tại công ty. Bằng cách này lao động mới sẽ trực tiếp được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế, từ đó họ sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng xử lý công việc trở nên thành thạo hơn tránh những sai sót không cần thiết.
Đối với lao động mới ngoài hình thức đào tạo ngay tại phân xưởng sản xuất, công ty còn tổ chức những lớp đào tạo định hướng nội bộ ngay sau khi công nhân được nhận vào làm việc. Các lớp đào tạo nội bộ được xây dựng nhằm mục đích giúp nhân viên hiểu rõ hơn về“nội quy lao động, các quy chế quy định về an toàn lao động, đặc thù kinh doanh và văn hóa DN.”
Thứ hai, phương pháp đào tạo ngoài DN. Theo số liệu thống kê gần đây, đào tạo ngoài là phương pháp đào tạo chủ yếu đối với tất cả CBCNV tại công ty. Định kỳ dựa trên nhu cầu bổ sung kiến thức kĩ năng của CBCNV tại môi đơn vị, công ty sẽ xem xét và có kế hoạch cử họ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu như đào tạo tại chức, Đại học, sau Đại học… Với mục nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ hiện tại của nhân viên như“tập huấn tay nghề, nghiệp vụ, quản lý kinh tế, pháp lý…”
- Hàng năm công ty dựa trên nhu cầu học tập của cá nhân người lao động cũng như chỉ tiêu cụ thể về chất lượng NNL tại DN để đưa ra quyết định cử đi đào. Tuy nhiên trong quá trình xem xét chỉ tiêu, công ty ưu tiên lựa chọn những cán bộ,
công nhân khi nhận thấy thực sự có tiềm năng phát triển, cũng như mong muốn được tham gia học tập trau dồi kiến thức gắn với mục tiêu xây dựng và phát triển tổ chức. Sau đó công ty sẽ đưa ra quyết định sẽ đưa người lao động tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn. Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là đối với cấp quản lý, công ty kì vọng sau khóa đào tạo họ sẽ có thêm kiến thức về những nghiệp vụ chuyên sau như quản lý nguồn lực, đánh giá, giám sát dây truyển sản xuất của công nhân; có cái nhìn bao quát về toàn cảnh thị trường lao động ngành trong hiện tại để có những kiến nghị, tham mưu sâu hơn về các phương pháp quản trị NNL trong tương lai cho“ban lãnh đạo công ty.
- Với những CBCNV được cử đi công tác, đào tạo tại các đơn vị đào tạo, trong thời gian này họ vẫn được hưởng đầy đủ chế độ lương và trợ cấp như khi làm việc thường ngày tại công ty, được thanh toán công tác phí theo quy định. Người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo có trách nhiệm chấp hành đúng quy chế của đơn vị đào tạo, tiếp thu đúng và đủ kiến thức mà chương trình đào tạo đặt ra, đặc biệt sau khi kết thúc đào tạo phải cam kết gắn bó với tổ chức ít nhất là hai năm, nếu không sẽ phải đền bù 150% tổng kinh phí đào tạo ban đầu.
Bảng 2.7: Kết quả đào tạo nguồn nhân lực của công ty trong 3 năm 2017 - 2019
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Hình thức đào tạo Số lượng (người) Chi phí đào tạo bình quân (triệu đồng) Số lượng (người) Chi phí đào tạo bình quân (triệu đồng) Số lượng (người) Chi phí đào tạo bình quân (triệu đồng) Đào tạo tại chỗ 45 115 42 106 40 102 Đào tạo ngoài DN 15 250 22 321 25 390 Tổng 60 365 64 427 65 492
(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức CTCP XNK Thủy Sản Hà Nội)
Nhận xét: Trong những năm qua DN đã tạo điều kiện cho nhiều cán bộ công nhân viên tham gia cả đào tạo tại chỗ lẫn đào tạo ngoài DN để nâng cao kiến thức cũng như trình độ của mình. Qua ba năm có thể thấy mặc dù số lượng lao động của công ty liên tục giảm do chính sách tinh giảm gọn nhẹ cơ cấu tổ chức, cũng như tỷ lệ tuyển dụng liên tục giảm trong những năm gần đây, nhưng công tác đào tạo vẫn luôn được chú trọng phát triển (cụ thể chi phí đào tạo tăng 107 triệu đồng trong vòng ba năm). Với mục tiêu hướng đến là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như hoàn thiện hơn công tác quản lý, công ty quan tâm nhiều hơn tới hướng đào tạo ngoài DN, số lượng CBCNV tham gia các khóa đào tạo năm 2019 tăng 10 người so với cùng kì năm 2017 với mức chi cho đào tạo lên tới 390 triệu đồng, một con số không hề nhỏ với một DN XNK thủy sản khi mà doanh thu từ hoạt động kinh doanh biến động thất thường trong ba năm vừa qua.
Để phản ánh một cách rõ hơn về kết quả công tác đào tạo phát triển tại CTCP XNK Thủy Sản Hà Nội, em đã thực hiện một số khảo sát thông qua việc điều tra, lấy ý kiến của 40 người lao động đang trực tiếp công tác tại công ty:
Bảng 2.8. Ý kiến nhận xét của NLĐ về chính sách đào tạo của Công ty năm 2020
Chỉ tiêu
Đào tạo tại chỗ Đào tạo ngoài DN Số lượng
(người) Cơ cấu(%) Số lượng(người) Cơ cấu(%)
Tổng số người trả lời 20 100,00 20 100,00
1. Thời gian đào tạo
Dài 3 15 2 10
Đủ 5 25 14 70
Ngắn 12 60 4 20
2. Chi phí cho đào tạo
Thiếu 5 25 3 15 Đủ 13 65 12 60 Nhiều 2 10 5 25 3. Chất lượng khóa đào tạo Tốt 8 40 12 60 Trung bình 11 55 6 30 Kém 1 5 2 10
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và điều tra năm 2020)
Nhận xét, từ số liệu thu thập được ở bảng 2.8, nhận thấy đối với đào tạo tại chỗ, có tới 60% lao động cho rằng thời gian đào tạo ngắn, 65% nhận xét chi phí đào tạo hợp lý, 40% nhận định chất lượng khóa đào tạo tốt và số ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo trung bình lên tới 55%. Vì thế có thể thấy hiện nay công tác đào tạo vẫn còn tồn tại hạn chế về thời gian đào tạo còn ngắn, chất lượng đào tạo vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Đối với đào tạo bên ngoài DN có thể thấy rằng đa số người lao động đều đánh giá khá tốt về thời gian đào tạo đủ (70%), chi phí dành cho đào tạo là hợp lý (60%), và chất lượng của các khóa đào tạo tương đối tốt (60%).
Tóm lại, mặc dù công tác đào tạo tại chỗ của DN chưa đạt được kết quả như mong muốn, chất lượng đào tạo chưa cao, song kết quả khả quan về tình hình đào
tạo ngoài DN phần nào thấy được sự nỗ lực của công ty Seaprodex Hà Nội trong việc chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng lao động thông qua các phương pháp đào tạo trong và ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của công ty và phần nào thỏa mãn nhu cầu học tập nâng cao trình độ tay nghề của người lao động.
2.3.5. Lương và chính sách đãi ngộ
Lương bổng và chính sách đãi ngộ luôn được ban lãnh đạo công ty coi trọng vì đây được xem là vấn đề then chốt trong việc tạo động lực, kích thích năng suất làm việc của người lao động. Đối với các hình thức trả lương, các chính sách đãi ngộ công ty Seaprodex Hà Nội thực hiện theo quy định của nhà nước trong Bộ luật Lao Động 2012 về mức lương tối thiểu, những đãi ngộ cơ bản, đảm bảo lợi ích tối thiểu của người lao động đồng thời điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của tổ chức.
a. Chế độ lương bổng: công ty xây dựng và áp dụng theo hai hình thức trả lương chính là: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian: được sử dụng để tính toán và chi trả lương cho đối tượng lao động gián tiếp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao hơn, công tác tại khối văn phòng công ty. Theo đó lương của cán bộ công nhân viên được tính theo từng giờ công lao động.
Nhân viên làm việc tại khối văn phòng công ty làm việc 8 tiếng từ 8h đến 17h, thời gian nghỉ trưa 1 tiếng (từ 12h – 13h).
Số ngày làm việc trong một tuần là 6 ngày, nhân viên được nghỉ 1 ngày cuối tuần, tổng số công trong tháng là 26 công.
+ Lương thực tế của khối nhân viên văn phòng và cán bộ quản lý được tính như sau:
+ Trường hợp nhân viên làm thêm giờ, sẽ được hưởng chế độ theo đúng luật lao động.
Nếu nhân viên tăng ca vào cuối tuần thì hệ số làm thêm giờ là 150% Nếu nhân viên tăng ca vào ngày nghỉ thì hệ số làm thêm giờ là 200% Nếu nhân viên tăng ca vào ngày lễ tết thì hệ số làm thêm giờ là 300%
Mức lương tối thiểu mà công ty chi trả cho người lao động là 4.500.000 VNĐ (cao hơn mức lương tối thiểu vùng 4.250.000 VNĐ là 250.000 VNĐ).
Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Đây là hình thức tính lương công ty áp dụng cho đối tượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng chế biến thủy sản. Ngoài ra để góp phần nâng cao tay nghề, chuyên môn làm việc của nhân viên, công ty còn kết hợp thêm yếu tố hệ số kỹ thuật vào công tác tính lương cho công nhân. Biện pháp này của công ty kích thích người lao động rất nhiều trong việc nâng cao năng suất làm việc. Bởi để tăng mức thu nhập hàng tháng, công nhân phải luôn cố gắng nâng cao được hệ số kỹ thuật bằng cách cải thiện tay nghề, làm ra những sản phẩm đạt tiêu
Số ngày làm việc thực tế Mức lương tối thiểu Hệ số lương 26 Tiền lương theo công
Lương thực lĩnh = Tiền lương theo công + phụ cấp – các khoản khấu trừ
(BHYT, BHXH, BHTN)
Lương làm thêm giờ = lương theo giờ x số giờ làm thêm x hệ số làm thêm giờ.
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà công ty đề ra. Công thức tính lương:
Trong đó đơn giá được xác định theo số ki lô gam thành phẩm mà công nhân hoàn thành. Ví dụ như đối với công nhân bóc tôm thì trung bình một ngày họ bóc được 10 ki lô gam tôm thành phẩm, với mỗi ki lô gam thành phẩm họ được phía công ty trả 22.000 VNĐ.
Với đặc điểm của ngành chế biến hải sản, người lao động liên tục phải làm việc trong môi trường ẩm ướt, thường xuyên phải tiếp xúc với nước lạnh, hóa chất bảo quản... nên phía công ty ngoài những phụ cấp thông thường như: bữa ăn trưa, bữa ăn tăng ca, bánh, sữa...công ty còn bổ sung thêm hình thức phụ cấp độc hại với mức phụ cấp mà công nhân được hưởng tối thiểu là 5% đến 7% mức lương mà người lao động được nhận tùy thuộc vào từng vị trí công việc cụ thể.
Về thời hạn trả lương: trên thực tế công ty tiến hành chuyển khoản lương của CBCNV qua tài khoản ngân hàng vào cuối tháng (từ ngày 28 đến 30) tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của tháng đó hoặc do công tác tổng kết chi trả của bộ phận tài chính kế toán mà ngày chuyển lương sẽ bị xê dịch khoảng từ một đến hai ngày. Công ty vẫn chưa quy định ngày trả lương cố định.
Bảng 2.9. Thu nhập bình quân của người lao động
Chỉ tiêu Năm So sánh (%)
2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
Tổng quỹ lương
(triệu đồng) 4030,31 4046,51 4278,96 100.4 105.74
Doanh thu thuần
(triệu đồng) 390296 250312 316506 68,92 110,35
Tiền lương bình quân
(triệu đồng/người/tháng) 6,266 6,511 7,144 103.91 109.72
Thu nhập bình quân
(triệu đồng/người/tháng) 7,046 7,291 7,524 103,48 103,2
(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức CTCP XNK Thủy Sản Hà Nội)
Lương thực lĩnh = số lượng sản phẩm × đơn giá × hệ số kỹ thuật + phụ cấp
Thu nhập bình quân của CBCNV trong công ty liên tục tăng qua ba năm, cụ thể thu nhập bình quân của người lao động năm 2018 tăng 3,48% so với năm 2017, tới năm 2019 thì tỷ lệ tăng vẫn duy trì ở mức 3,2% so với một năm trước đó. Từ số liệu thống kê có thể thấy so với mặt bằng chung trong ngành thì thu nhập của nhân viên trong công ty là khá ổn, qua đó đã thể hiện sự quan tâm, sự nỗ lực từ phía ban lãnh đạo công ty trong việc tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho công nhân viên, khuyến khích tăng năng xuất lao động của công nhân viên.
Một yếu tố nữa đó là tuy doanh thu thuần về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng giảm mạnh trong năm 2018 và phục hồi phần nào sau năm 2019, nhưng tổng quỹ lương vẫn không ngừng tăng. Điều này có thể thấy sự nỗ lực không nhỏ của công ty trong việc đảm bảo đời sống của người lao động, khích lệ động viên họ cống hiến lâu dài cho tổ chức. Đồng thời việc tăng thu nhập của người lao động cho thấy chính sách quản lý lao động đúng đắn, cắt giảm lao động yếu kém, chú trọng nâng cao chất lượng NNL từ phía công ty.
b. Chính sách phúc lợi:
Ngoài chế độ lương bổng, các khoản phụ cấp thì chính sách phúc lợi trong công ty cũng là một nguồn động viên khích lệ tương đối lớn đối với CBCNV trong công ty
Bảo hiểm và sức khỏe: 100% CBCNV của công ty được tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật, cụ thể công ty trả 18% (gồm 15% BHXH & 3% BHYT), còn người lao động sẽ trả 7,5% (gồm 6% BHXH & 1,5% BHYT). Chế độ ốm đau, chế độ thai sản cũng được thực hiện theo đúng luật lao động. Ngoài ra dựa trên thực tế tình hình lao động, phía công ty thực hiện mua bảo hiểm tai nạn 24/24 cho toàn thể lao động trong công ty. Mỗi năm CBCNV tại công ty được tham gia kiểm tra sức khỏe định kì tại đơn vị một lần vào cuối tháng 6 nhằm đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho người lao động.
Tiền thưởng: Hằng năm vào mỗi dịp lễ, tết, những dịp kỉ niệm đặc biệt của công ty, người lao động đều được hưởng các khoản thưởng tùy theo mức độ đóng góp của mình. Thêm vào đó công ty còn tiến hành thưởng hàng năm dựa theo tình hình hoạt động kinh doanh, xếp loại thi đua của công ty. Các mức thưởng nóng
được áp dụng để kích thích năng suất lao động ở mức từ 3 – 5% lương, trong các tháng sản xuất cao điểm từ tháng 5 đến tháng 9 hoặc tùy nguồn nguyên liệu cũng như yêu cầu tiêu dùng của khách hàng trên thị trường.
Các hoạt động du lịch, nghỉ mát cũng thường xuyên được tổ chức vào khoảng đầu hoặc giữa tháng 7 cho bản thân CBCNV và có cả chế độ hỗ trợ thêm cho gia đình người lao động nữa. Cụ thể hỗ trợ một nửa kinh phí du lịch cho một đến hai người thân của nhân viên tham gia tham quan nghỉ dưỡng cùng, tùy thuộc vào vị trí công việc, mức độ đóng góp của nhân viên đó với công ty trong thời gian làm việc. Đặc biệt công ty còn quan tâm tới việc thưởng cho con em CBCNV như thưởng học sinh giỏi, đạt giải cao các cuộc thi học tập…Ngoài ra các chương trình văn nghệ, liên hoan cuối năm hoặc tặng quà vào các ngày kỉ niệm cũng đã được