Quy trình hoạch định nhu cầu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội (Trang 25 - 28)

(Nguồn: Giáo trình quản trị nhân lực, Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Văn Điềm , 2012)

Môi trường vĩ mô Môi trường vi mô Chiến lược kinh

doanh

Hoạch định nhu cầu NNL So sánh nhu cầu và khả năng Dự báo nhu cầu Khả năng sẵn có

Cung = cầu Cung > cầu( Thừa) Cung < cầu(Thiếu)

Chính sách và kế hoạch thực hiện Không tuyển dụng - Hạn chế tuyển dụng - Giảm giờ lao động - Giảm tuổi hưu Tuyển mộ Tuyển chọn Thuyên chuyển Đào tạo và thăng chức

1.3.3. Công tác tuyển dụng lao động

Khái niệm:

Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thoả mãn các nhu cầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có.

Vai trò của tuyển dụng lao động:

Tuyển dụng nhân viên giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó quyết định số lượng, chất lượng cán bộ công nhân viên có hợp lý hay không. Một quy trình tuyển dụng tốt sẽ giúp cho các nhà tổ chức tuyển được nhân viên mới có kiến thức, kỹ năng, năng lực và động cơ phù hợp với các đòi hỏi của công việc và các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Mặt khác, do chi phí tuyển dụng lớn nên khi công tác tuyển dụng đạt hiệu quả tốt sẽ tránh làm lãng phí cho công ty về cả thời gian và chi phí do tuyển dụng lại hay đào tạo lại.

Công tác tuyển dụng không chỉ ảnh hưởng tới việc tuyển chọn nhân viên, mà còn ảnh hưởng tới các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực như: Đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù lao, đào tạo, phát triển NNL, các mối quan hệ lao động…

Các hình thức tuyển dụng:

Hình thức tuyển dụng nhân lực của tổ chức rất đa dạng. Cụ thể: Thông qua bản thông báo tuyển dụng; thông qua sự giới thiệu của nhân viên trong tổ chức; tuyển dụng từ bạn bè, người thân của nhân lực trong nội bộ; tuyển dụng từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay các trường đào tạo bồi dưỡng nghề; tuyển dụng từ nhân viên cũ; tuyển dụng từ khách hàng; tuyển dụng từ các nguồn khác.

Công tác tuyển dụng bao gồm tuyển mộ và tuyển chọn.

- Tuyển mộ: là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức (Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2012).

Khi có nhu cầu tuyển người, các tổ chức có thể tuyển mộ từ lao động bên trong tổ chức và lao động bên ngoài tổ chức.

Đối với nhân lực bên trong tổ chức: Việc tuyển dụng được thực hiện với những đối tượng đang làm việc cho doanh nghiệp. Họ thường được lựa chọn cho những vị trí công việc cao hơn mà họ đang đảm nhận. Ưu điểm của nguồn này, doanh nghiệp hiểu rất rõ về khả năng, tính cách của họ, nên việc chọn lựa dễ hơn, chính xác hơn. Do đó tiết kiệm được thời gian làm quen với công việc, môi trường tổ chức, quá trình thực hiện công việc được diễn ra liên tục không bị gián đoạn, hạn chế được ra các quyết định sai trong đề bạt, thuyên chuyển lao động. Tuy nhiên, khi đề bạt những người đang làm việc trong tổ chức, dễ phát sinh nhóm “ứng viên không thành công”, nhóm này thường có biểu hiện không phục và hợp tác với lãnh đạo,… chia bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ.

Đối với nhân lực bên ngoài tổ chức: Các nguồn tuyển dụng từ bên ngoài tổ chức tùy từng yêu cầu của vị trí tuyển dụng mà nhà tuyển dụng có thể hướng đến một nhóm đối tượng cụ thể khác nhau, những người này bao gồm sinh viên đã tốt nghiệp, lao động đang thất nghiệp... Ưu điểm của nguồn này là những người mới thường có cái nhìn mới về tổ chức, họ có khả năng làm thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ những người trong tổ chức phản ứng. Tuy nhiên, việc tuyển người từ bên ngoài sẽ phải mất thời gian để hướng dẫn họ làm quen với công việc và có thể có rủi ro xảy ra bởi vì những kỹ năng của ứng mới chỉ được dừng lại ở dạng tiềm năng, do đó có thể người được tuyển không đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Tuyển chọn: là quá trình đánh giá các mặt của các ứng viên theo các tiêu chí khác nhau dựa vào yêu cầu công việc để tìm ra ứng viên phù hợp nhất với công việc nhằm tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra của tổ chức trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ (Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân, 2012).

Quyết định tuyển chọn có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối với các tổ chức, bởi vì quá trình tuyển chọn tốt không những giúp cho tổ chức có được những con người phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong tương lai mà còn làm giảm được các chi phí do phải đào tạo lại cũng như tránh được các rủi ro trong quá trình thực hiện công việc.

Quá trình tuyển chọn là một quy trình nhiều bước, mỗi bước được xem là một hàng rào chắn sàng lọc ứng viên không đủ điều kiện đi tiếp, số lượng các bước trong quá trình tuyển chọn không cố định mà tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công việc của tổ chức. Các bước cơ bản của quá trình tuyển chọn: Sàng lọc qua hồ sơ, thi viết, trắc nghiệm, phỏng vấn, thử việc …

Như vậy, việc tuyển mộ và tuyển chọn khác nhau. Tuyển mộ là công việc tập trung các ứng viên lại, còn tuyển chọn là quyết định xem trong số các ứng viên ấy, ai là người có đủ các tiêu chuẩn để làm việc cho tổ chức. Tuyển chọn là sự lựa chọn những người phù hợp.

Quy trình tuyển dụng nhân viên:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w