Phương hướng phát triển sản xuất kinhdoanh của công ty trong gia

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội (Trang 75 - 77)

3.1. Phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới

3.1.1.Phương hướng phát triển sản xuất kinhdoanh của công ty trong gia

3.1.1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới đoạn tới

Trong khuôn khổ “Hội nghị Chiến lược phát triển Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nhằm nêu định hướng phát triển ngành thủy sản đến năm 2025. Theo mục tiêu chiến lược, đến năm 2025 ngành thủy sản sẽ phát triển thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo. Đồng thời, phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững.

Cùng với định hướng phát triển của ngành thủy sản của Nhà nước, phía công ty Seaprodex Hà Nội xác định nhiệm vụ trọng tâm chính là: vừa đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK thủy sản – ngành kinh doanh trọng yếu của DN, vừa tận dụng tối đa các nguồn lực sãn có để phát triển những lĩnh vực kinh doanh liên quan từng bước lấy lại vị thế anh cả trong ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản Miền Bắc. “Để đạt được mục tiêu này công ty cần thúc đẩy công tác đào tạo”, từng bước xây dựng và “nâng cao chất lượng: cán bộ lãnh đạo, đội ngũ công nhân viên kỹ thuật và lao động phổ thông”. Đồng thời từng bước tối ưu hóa chi phí, tái cấu trúc sắp xếp, tổ chức bố trí lực lượng lao động một cách khoa học hợp lý, “tăng cường áp dụng những nền tảng quản trị công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất, hiệu quả lao động và tiết giảm chi phí, chiến lược kinh doanh sắp tới của công ty”:

- Tiếp tục tăng cường thúc đẩy hoạt động sản xuất – xuất khẩu thủy sản, hoạt động chủ lực trong kinh doanh trong giai đoạn tới (2020 – 2025)

- Tăng cường tính hiệu quả trong kinh doanh, cắt giảm các hoạt động đầu tư, nhập khẩu vật tư không mang lại hiệu quả kinh doanh.

- Đẩy doanh thu xuất khẩu thủy sản tăng 20% /năm.

- Tiếp tục đầu tư, trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại, để có thể sản xuất những mặt hàng có giá trị cao.

Để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh đã đặt ra, công ty trước tiên xác định rõ cần tận dụng và khai thác triệt để những thị trường tiêu thụ hiện tại và tìm kiếm khai thác thêm những thị trường tiềm năng mới. Đặc biệt để đối phó với những thay đổi đột ngột từ thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước do sự bất ổn về kinh tế chính trị thì việc tập trung phân bố tỉ lệ khách hàng, thị trường là một việc cần làm. Cụ thể mục tiêu khai thác thị trường của công ty được dự kiến như sau:

Biểu đồ 3.1. Thị trường xuất khẩu của công ty dự kiến

(Nguồn: Phòng Kinh tế tài chính CTCP XNK Thủy Sản Hà Nội)

Theo định hướng phát triển mới, Nhật Bản vẫn là thị trường chủ lực mà công ty hướng tới, tuy nhiên so với những năm trước đó, tỷ lệ phân bổ các thị trường mục tiêu đã được phía công ty cân nhắc thay đổi khá nhiều. Theo đó “thị trường EU trước đây chiếm tỷ trọng lớn hơn so với thị trường Mỹ nhưng với tình hình EU vẫn chưa gỡ bỏ thẻ Vàng với thủy hải sản Việt Nam”, công ty đã thống nhất giảm “tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này”, thay vào đó là tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đối với thị trường tiềm năng không kém đó là Mỹ. Dự kiến trong những năm tới tỷ trọng của thị trường Châu Âu sẽ đạt được 30%, tỷ trọng thị trường Mỹ sẽ đạt 20% còn lại thị trường Nhật chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Điều này sẽ đặt ra rất nhiều thách thức cho công ty, bởi lẽ thị trường Châu Âu và Mỹ không chỉ có những

rào cản về kỹ thuật cũng như chất lượng sản phẩm mà còn có nhiều rào cản về pháp lý, đặc biệt là thuế “chống bán phá giá đối với các mặt hàng thủy sản ở Việt Nam”.

“Trong chiến lược mà công ty đề ra, hiệu quả trong sản xuất cũng là vấn đề đáng được quan tâm, đặc biệt công ty chú trọng tăng cường chế biến những mặt hàng chất lượng cao như Nobashi, Shushi, xiên que, tẩm bột… Đây được coi là những mặt hàng chủ lực để giữ vững thị trường hiện tại và khai thác vào những thị trường tiềm năng như Châu Âu và Mỹ.

Có thể thấy, công ty sẽ đặc biệt chú trọng để phát triển những “mặt hàng chất lượng cao, vì đây là những mặt hàng mang lại lợi nhuận lớn” và được rất nhiều thị trường đón nhận, tuy nhiên để làm được như vậy là một nổ lực rất lớn của toàn thể người lao động trong công ty, do những tiêu chuẩn kỹ thuật cao và những yếu tố về VSATTP luôn luôn được đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội (Trang 75 - 77)