Đặc điểm tổ chức công tác nhân sự của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội (Trang 39 - 43)

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản Hà Nội

2.1.3.Đặc điểm tổ chức công tác nhân sự của công ty

a. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty.

Sự khác biệt trong cách quản lý nguồn nhân lực tùy thuộc vào quy mô sản xuất hay lĩnh vực kinh doanh riêng biệt của từng doanh nghiệp cụ thể. Trong đó vai trò, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bộ phận, phòng ban là khác nhau. Song song với đó, các phòng ban trong DN có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng hoạt động vì mục tiêu chung của DN. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất

kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình Công ty Cổ phần và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam.

Qua sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty ta thấy sự liên hệ chặt chẽ giữa các phòng ban, các bộ phận với nhau. Với cơ cấu như vậy đảm bảo cho quá trình chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo công ty được thường xuyên, kịp thời, nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả, phát huy được vai trò trách nhiệm của mỗi phòng ban trong công ty.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP XNK Thủy Sản Hà Nội

(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức CTCP XNK Thủy Sản Hà Nội)

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT CÁC PHÒNG KINH DOANH CÁC PHÒNG QUẢN LÝ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp Phòng kinh doanh vật tư Phòng Kinh tế Tài chính Phòng Hành chính Tổ chức Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Nam Định

b. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban.

“Bộ máy của công ty được thiết kế theo mô hình trực tuyến - chức năng, các phòng ban và các đơn vị trực thuộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.”

Ban tổng giám đốc bao gồm:

- “Tổng giám đốc (TGĐ): “phụ trách chung các hoạt động hằng ngày của công ty mà không cần thông qua sự cho phép của HĐQT; chủ trì các cuộc họp hàng quý, hàng tháng để tổng kết kết quả hoạt động đồng thời phê duyệt, xác định phương hướng và bước đi chiến lược của đơn vị theo từng thời kì”; chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề pháp lý khác của công ty.”

- Trực tiếp hỗ trợ công tác quản lý của Tổng giám đốc là 3 Phó Tổng giám đốc (PTGĐ) và 1 Kế toán trưởng, trong đó: mỗi một PTGĐ trực tiếp chịu trách nhiểm quản lý một đơn vị trực thuộc (phòng kinh doanh XNK thủy sản, phòng kinh doanh vật tư và các đơn vị trực thuộc, phòng kinh doanh XNK tổng hợp và các hoạt động tại nội bộ văn phòng)

“Kế toán trưởng: ““là người trợ giúp cho TGĐ khi ra các quyết định về tài chính và trực tiếp tham gia công tác quản lý tài chính. Nhiệm vụ của kế toán trưởng không chỉ dừng lại ở khối văn phòng mà là quản lý toàn bộ hoạt động về kinh tế tài chính của toàn bộ công ty””.”

Các phòng kinh doanh:

- “Phòng kinh doanh XNK thủy sản: Nhiệm vụ chính là thực hiện kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản và nhập khẩu nếu thấy có tiềm năng tạo ra lợi nhuận”.

- “Phòng kinh doanh XNK tổng hợp: Nhiệm vụ là kinh doanh XNK tổng hợp tất cả các mặt hàng phục vụ cho ngành và cho các ngành kinh tế khác như cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho lạnh….”

- “Phòng kinh doanh vật tư: kinh doanh các mặt hàng vật tư được thể hiện dưới dạng vật hoá như sắt thép, vật liệu xây dựng, kim khí hóa chất…”

Các phòng quản lý:

- Phòng kinh tế tài chính:

+ “Ban tài chính – kế toán: Tổ chức, quản lý tài chính, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán. Phản ánh kịp thời và chính xác tình hình sử dụng vốn và bảo toàn nguồn vốn kinh doanh. Ngoài ra, bộ phận còn giúp TGĐ thanh tra, quản lý về tài chính kế toán, tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế của công ty và đề xuất các biện pháp giải quyết phù hợp với đặc thù kinh doanh của ngành theo đúng quy chế của nhà nước.”

+ “Ban kinh tế - kế hoạch: lập kế hoạch kinh doanh cho công ty và xây dựng đề án nâng cấp các xí nghiệp.”

- Phòng hành chính tổ chức:

+ “Ban hành chính pháp chế: phụ trách các công việc liên quan tới hành chính phát sinh trong công ty; quản lý con dấu, hồ sơ giấy tờ. Nghiên cứu tham mưu cho TGĐ về mặt pháp chế, theo dõi tổng hợp và báo cáo các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.”

+ “Ban tổ chức bảo vệ và thanh tra: có nhiệm vụ quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy chế kỉ luật lao động theo quy định của Nhà nước; nắm bắt và giải quyết kịp thời các quy chế về tiền lương, BHXH; đề xuất phương án tổ chức lao động hợp lý giữa các phòng ban bộ phận.”

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội (Trang 39 - 43)