Quy trình đánh giá thực trạng các rủi ro theo phương trình an ninh phi truyền

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong công tác đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng (Trang 72 - 73)

2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro khi đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp

2.2.7. Quy trình đánh giá thực trạng các rủi ro theo phương trình an ninh phi truyền

truyền thống trong công tác đấu thầu xây lắp

Gồm các bước sau:

a. Bước 1: Lấy ý kiến chuyên gia cấp cao trong doanh nghiệp (cấp trưởng phó phòng ban chức năng trở lên) về quản trị rủi ro trong công tác đấu thầu xây lắp của công ty CP xây dựng và phát triển công trình hạ tầng

Số phiếu gửi lấy ý kiến là 34 phiếu, kết quả thu được như sau:

- Tiêu chí an toàn (S1): 10 phiếu đồng ý đánh giá ở mức cao; 20 phiếu đánh giá ở mức trung bình; 4 phiếu đánh giá ở mức thấp;

- Tiêu chí ổn định (S2): 18 phiếu đồng ý đánh giá ở mức trung bình; 6 phiếu đánh giá ở mức thấp; 10 phiếu đánh giá mức độ rất thấp;

- Tiêu chí phát triển bền vững (S3): 12 phiếu đồng ý đánh giá ở mức trung bình; 15 phiếu đánh giá ở mức thấp; 7 phiếu đánh giá ở mức rất thấp;

- Tiêu chí chi phí và hoạt động quản trị rủi ro (C1): 25 phiếu đồng ý đánh giá mức độ cao; 9 phiếu đánh giá ở mức trung bình;

- Tiêu chí chi phí và hoạt động quản trị khủng hoảng (C2): 30 phiếu đồng ý đánh giá mức độ cao; 4 phiếu đánh giá ở mức trung bình;

- Tiêu chí chi phí và hoạt động quản trị khắc phục sau khủng hoảng (C3):

8 phiếu đánh giá mức cao; 14 phiếu đánh giá ở mức trung bình; 12 phiếu đánh giá ở mức thấp.

b. Bước 2: Xác định số điểm đánh giá rủi ro

Điểm của S và C được xác định theo thang điểm 5 trong đó: 1 là rất thấp, 2 là thấp, 3 là trung bình, 4 là cao và 5 là rất cao

63

Như vậy số điểm trung bình đơn giản được tính như sau:

Như vậy, (S1 + S2 + S3) – (C1+C2+C3)

= (3.18 + 3.29 + 3.82) – (3.74 + 3.88 + 2.88) = 10.29 – 10.5

= -0.21 điểm.

Ta thấy, chi phí mất do khủng hoảng và các hoạt động quản trị khủng hoảng C2 là cao nhất (3.88) dù chí phí cho C1(3.74) cũng khá cao, điều đó chứng tỏ mặc dù doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho hoạt động quản trị rủi ro nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng với chi phí bỏ ra. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong đấu thầu của Công ty là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong công tác đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)