Đặc điểm công tác đấu thầu xây lắp của công ty CP Xây dựng và phát triển

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong công tác đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng (Trang 56 - 62)

2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro khi đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp

2.2.1. Đặc điểm công tác đấu thầu xây lắp của công ty CP Xây dựng và phát triển

công trình hạ tầng

Công tác đấu thầu xây lắp của công ty có những đặc điểm sau:

a. Thị phần mục tiêu của công ty tham giá đấu thầu xây lắp là các gói thầu thi công công trình dân dụng, công trình hạ tầng được xây dựng trên khu vực các tỉnh phía bắc, miền trung tây nguyên, khu vực các tỉnh nam trung bộ và thành phố Hồ Chí Minh.

Với đặc thù là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước nên ít nhiều công ty CP Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng cũng chịu sự quản lý của Nhà nước trong họat động. Công ty xác định mục tiêu khi tham gia đấu thầu là các gói thầu xây lắp, thi công công trình dân dụng, công trình hạ tầng. Việc xác định thị

47

phần mục tiêu giúp cho doanh nghiệp định hướng được mục tiêu rõ ràng và tập trung nguồn lực phát triển để đạt được mục tiêu trong thời gian đề ra. Ngoài ra, việc xác định thị phần mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của mình giữa rất nhiều các doanh nghiệp cùng ngành trong nền kinh tế.

Với mục tiêu xác định rõ ràng nên công ty chú trọng tìm kiếm các gói thầu trong phạm vi đã đề ra. Điều này giúp cho việc tập trung các nguồn lực như nhân sự, tài chính… được trọn vẹn nhất có thể.

Trong những năm từ 2017 – 2020 công ty đã thực hiện các dự án tại các vùng miền theo bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Tỷ lệ % các dự án đã thực hiện theo khu vực từ năm 2017 – 2020

STT Khu vực Tỷ lệ % 1 Hà Nội 38% 2 Cao Bằng 10.50% 3 Quảng Ninh 16.20% 4 Nha Trang 3.80% 5 Thanh Hóa 1.90% 6 Bình Thuận 0.95% 7 Các khu vực khác 28.65%

(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)

b. Năng lực, kinh nghiệm trong công tác đấu thầu xây lắp đã được tích lũy nhiều năm trở thành công ty có thương hiệu lớn trong thị trường xây dựng

Trải qua 25 năm xây dựng “chữ tín”, tích lũy năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính qua từng công trình, công ty CP Xây dựng và phát triển công trình hạ tầng

48

UDIC đang vươn lên tầm cao mới, tạo động lực đưa doanh nghiệp này trở thành nhà thầu, nhà đầu tư tầm cỡ, uy tín trong và ngoài thành phố ở lĩnh vực xây dựng hạ tầng. Với uy tín tạo dựng trong quá trình thi công xây dựng nên UDIC đã được cấp giấy chứng nhận đạt giải Thương Hiệu Vàng cùng rất nhiều các huân chương lao động khác. Hiện tại, doanh thu hoạt động xây lắp hàng năm khoảng hơn 200 tỷ đồng/năm. Được giới nhà thầu xây lắp lớn cả nước xem là đối thủ nặng ký trong các cuộc thầu xây lắp. Nền tảng vững chắc của thành công là UDIC luôn chắt chiu chữ “tín” qua từng công trình xây dựng và không ngừng tích luỹ năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, tài chính và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Với từng công trình, UDIC luôn đặt ra yêu cầu cao nhất về chất lượng và tiến độ. Theo một nhà lãnh đạo UDIC, để đảm bảo yêu cầu đó, thời gian qua, nhà thầu này dành nguồn lực lớn mua sắm các phương tiện thi công cơ giới hạng nặng và chuyển giao, cập nhật nhiều công nghệ xây dựng tân tiến nhất nhằm nâng dần năng lực thi công. Hồ sơ năng lực của UDIC dày lên với dàn thiết bị hùng hậu. Ngoài thiết bị, UDIC xây dựng đội ngũ trên 70 kỹ sư xây dựng trình độ cao có thể đảm nhiệm chỉ huy trưởng, giám sát thi công và quản lý dự án.

Đến nay, Nhà thầu UDIC đã thắng thầu và thi công nhiều công trình lớn tại các tỉnh thành trong cả nước.

c. Công ty hoạt động đấu thầu xây lắp với mọi nguồn vốn cung cấp cho gói thầu như gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, gói thầu sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, gói thầu sử dụng vốn đầu tư tư nhân (vốn doanh nghiệp) và vốn hỗn hợp có liên quan đến nhiều chủ thể quản lý

Thực tế trong quá trình hoạt động cho thấy nguồn vốn được cung cấp cho các gói thầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Căn cứ vào tình hình thực tế của dự án trúng thầu mà công ty sẽ có kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư vào từng dự án khác nhau sao cho việc sử dụng nguồn vốn tối ưu nhất.

49

Bảng 2.2. Thống kê các nguồn vốn cung cấp cho cá gói thầu Công ty đã tham gia đấu thầu

Vốn ngân sách

nhà nước Vốn nhà nước ngoài ngân sách Vốn khác

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Các nguồn vốn không nằm trong dự toán ngân sách Nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, quy định chi tiết tại Luật đấu thầu, bao gồm:

- Công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

- Vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. - Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. - Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh.

- Vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước.

- Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. - Giá trị quyền sử dụng đất. Trường hợp không thuộc vốn Ngân sách nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách.

Trong những năm qua, với rất nhiều dự án công ty từng thực hiện, tỷ lệ các dự án được thực hiện có vốn ngân sách nhà nước là nhiều nhất, chiếm trên 95%, sau đó là vốn tư nhân. Nguyên nhân của việc nguồn vốn ngân sách nhà nước chiểm tỷ trọng lớn là do công ty là doanh nghiệp CP có vốn đầu tư của Nhà nước nên hầu hết các dự án công ty thực hiện được nhà nước chỉ định hoặc trúng thầu đa phần là dự án đầu tư của nhà nước. Bảng 2.3. Tỷ lệ nguồn vốn từ năm 2017 – 2020 Năm/Nguồn vốn Đơn vị tính 2017 2018 2019 2020 Vốn ngân sách NN % 95 96 97 98 Vốn NN ngoài ngân sách % 0 0 0 0 Vốn tư nhân % 5 4 3 2 Vốn hỗn hợp khác % 0 0 0 0 Tổng 100 100 100 100

50

d. Công ty tham gia đấu thầu xây lắp chủ yếu là loại hợp đồng trọn gói, hợp đồng đơn giá cố định và hợp đồng đơn giá điều chỉnh

Luật đấu thầu quy định có 4 loại hợp đồng tuy nhiên trên thực tế công ty chỉ tham gia đấu thầu với 3 loại hình hợp đồng, đó là hợp đồng trọn gói, hợp đồng đơn giá cố định và hợp đồng đơn giá điều chỉnh.

- Hợp đồng trọn gói:

Là loại hợp đồng cơ bản theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Hợp đồng trọn gói thường áp dụng cho các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản. gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ.

Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng trọn gói liên quan đến khối lượng công việc xây lắp cần đòi hỏi việc tính toán khối lượng ban đầu phải hết sức cẩn thận, chính xác đến từng chi tiết. Ngoài ra, với sự biến động giá nguyên nhiên liệu, vật liệu hết sức khó lường như trong giai đoạn hiện nay thì việc áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói cũng là một rủi ro đối với nhà thầu và chính Chủ đầu tư. Do vậy cần có sự cân nhắc kỹ càng trước khi phê duyệt hình thức hợp đồng trong kế hoạch đấu thầu của Chủ đầu tư các dự án.

- Hợp đồng theo đơn giá cố định:

Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.

- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công

51

việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh.

e. Công ty có nhiều tham vọng trong việc đổi mới quản trị kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh trong công tác đấu thầu xây lắp khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã và đang diễn ra mạnh mẽ

Kinh tế thị trường luôn biến động, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng với sự biến động đó. Quản trị kinh doanh hiện đại cho rằng không thể chống đỡ được với những thay đổi thị trường nếu doanh nghiệp không có một chiến lược kinh doanh và phát triển thể hiện tính chất động và tấn công. Chỉ có trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới phát hiện được những thời cơ cần tận dụng hoặc những đe dọa có thể xảy ra để có đối sách thích hợp.

Trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, khi mà các doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước ngày một tăng lên cả về số lượng và chất lượng thì việc đổi mới và nâng cao năng lực quản lý để thúc đẩy hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết.

Là một công ty con trực thuộc Tổng công ty, có chức năng chính là xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, … trong những năm qua, công ty đã tham gia đấu thầu và giành được những hợp đồng kinh tế có giá trị cao, tuy nhiên như mọi doanh nghiệp xây dựng khác, công ty phải chịu sức ép cạnh tranh ghê ghớm từ các đối thủ cạnh tranh khác đến từ trong và ngoài nước. Để có thể tồn tại và phát triển ngày một lớn mạnh, đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. Để làm được điều đó, công ty phải có phương án để đổi mới cách thức quản trị kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Trước hết là học hỏi cách thức quản lý từ những doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước để từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những thiếu sót mà doanh nghiệp hiện có. Đồng thời liên tục nâng cao trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, tuyển dụng thêm nhân sự có trình độ cao và dày dặn kinh nghiệm.

Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công ty cần đầu tư thỏa đáng để phát triển quy mô bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động, đội ngũ trí thức có chất lượng cao trong doanh nghiệp. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ

52

sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu nguyên vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến,...

Đặc biệt là cán bộ quản trị, giám đốc phải được tuyển chọn kỹ càng, có trình độ hiểu biết cao. Giám đốc là nhà lãnh đạo kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên giám đốc phải có kiến thức về công nghệ, khoa học, về giao tiếp xã hội, về tâm lý, kinh tế,... tổng hợp những tri thức của cuộc sống và phải biết vận dụng kiến thức vào tổ chức, ra quyết định những công việc trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong công tác đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng và phát triển công trình hạ tầng (Trang 56 - 62)