Hình 3 .5 Ống đồng, thép hoặc nhôm
9. Dự kiến cấu trúc của luận văn
1.3. Thiết kế thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lý ở THPT
1.3.1. Vai trò và tính chất của thiết kế thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lý
1.3.1. Vai trò và tính chất của thiết kế thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lý ở THPT lý ở THPT
Vật lí học là môn khoa học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Trong Vật lí học, làm thí nghiệm là tạo ra một hiện tượng xác định trong những điều kiện có thể khống chế và thay đổi được để khảo sát một mối quan hệ, một tính chất của sự vật, hiện tượng, thí nghiệm cung cấp những thông tin về dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng có thể quan sát được trong những điều kiện xác định cho trước riêng lẻ. Muốn nhận biết phát hiện được những mối quan hệ giữa các dấu hiệu đó, cần phải thực hiện những thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, mỗi thí nghiệm chỉ cho biết
15
hiện tượng xảy ra trong một điều kiện cụ thể. Để có những kết luận rút ra từ thí nghiệm có giá trị khái quát thì phải dùng phép quy nạp để rút ra cái chung cho nhiều trường hợp với các điều kiện khác nhau. Như vậy, muốn rút ra được những tính chất, bản chất, những mối quan hệ khách quan, phổ biến giữa các hiện tượng thì phải thực hiện hai hoạt động song song xen kẽ, đó là làm thí nghiệm quan sát các dấu hiệu cụ thể bên ngoài của hiện tượng và thực hiện các phép suy luận trong đầu để tìm ra những mối quan hệ trừu tượng ẩn giấu bên trong. Vì vậy thí nghiệm vật lí có vai trò rất quan trọng trong việc giảng dạy và học tập.
Tự thiết kế các dụng cụ thí nghiệm vật lí là một trong những phương hướng quan trọng của công tác giáo dục cả về mặt sư phạm lẫn kinh tế. Các dụng cụ thí nghiệm Vật lí tự thiết kế chứng tỏ sự nhiệt tình, sáng tạo của GV và HS. Quá trình tự thiết kế và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm trong các bài học sẽ tạo ra động cơ học tập tốt hơn, giúp HS tập trung chú ý cao và việc nắm kiến thức mới sâu sắc hơn. Từ đó rèn luyện cho HS tính cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, ý thức tổ chức kỉ luật, phát triển năng lực thực nghiệm cho HS.
Các thí nghiệm có thể được dùng ở tất cả các giai đoạn khác nhau trong quá trình dạy học: Hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, tìm tòi sáng tạo, kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS.