Thực trạng về việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm trong dạy học phần

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học phần “nhiệt học” nằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trung học phổ thông (Trang 33 - 38)

Hình 3 .5 Ống đồng, thép hoặc nhôm

9. Dự kiến cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng về việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm trong dạy học phần

‘‘Nhiệt học” - Vật lí lớp 10 cơ bản

Qua khảo sát thực trạng dạy học tại một số trường trên địa bàn,chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

- Hiểu biết chung của GV về PPTN và thực tế vận dụng phương pháp đó vào trong quá trình dạy học: Hầu hết các GV được khảo sát đều có biết hoặc có nghe về phương pháp này nhưng một số GV vẫn cho rằng PPTN chỉ đơn thuần là sử dụng TN trong dạy học nên việc vận dụng phương pháp này trong giảng dạy là hầu như không có.

- Tình hình dạy học chương chất khí:

+ Việc tiến hành giảng dạy hầu như vẫn được GV diễn đạt bằng lời: mô tả, giải thích hiện tượng, nhấn mạnh cho HS những kiến thức cơ bản và nội dung quan trọng, cuối cùng là yêu cầu HS áp dụng công thức làm bài tập. Một số GV có sử dụng TN trong bộ TN tối thiểu cung cấp để suy ra nội dung định luật Bôilơ – Mariôt và định luật Sáclơ nhưng là TN do GV biểu diễn, HS chủ yếu vẫn là nghe và ghi chép. Và qua nhận xét của các GV thì kết quả thu được từ các TN này cho sai số khá lớn nên tính thuyết phục không cao, nên một số GV ngại sử dụng, mà chỉ sử dụng kết quả TN mà sách giáo khoa cung cấp.

22

+ Hầu hết các GV không sử dụng đến BTTN trong quá trình dạy học.

+ Việc tổ chức cho HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức chưa được các GV quan tâm, lý do được đưa ra là do chất lượng HS còn thấp, chuẩn bị cho một tiết học như vậy tốn khá nhiều thời gian.

- Kỹ năng HS vận dụng PPTN vào quá trình học tập vật lí:

+ HS thật sự thấy lúng túng trong việc trả lời những câu hỏi liên quan đến kỹ năng của PPTN như: đề xuất PATN, tiến hành TN, đo đạc, đọc số liệu, tính toán sai số…

+ HS ít có dịp được thao tác các TN để nâng cao kĩ năng thực hành.

+ Nhiều HS chưa biết cách đi sâu tìm hiểu bản chất vật lí của các hiện tượng. Đặc biệt là liên hệ các quá trình trạng thái với thực tiễn còn hạn chế.

- Thái độ học tập của HS:

+ Có thể dễ thấy rằng số đông HS còn thụ động, chưa tích cực suy nghĩ tìm hiểu những điều mới mẻ mà chỉ ngồi nghe giảng, ghi chép và học thuộc. + Đa số HS thiếu tự tin và khả năng trình bày ý kiến của mình khi thực hiện các yêu cầu được GV giao cho.

2.3. Phân tích nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân khách quan:

- Chương trình SGK còn nhiều hạn chế. Nặng về kiến thức mà coi nhẹ kỹ năng thực hành và ứng dụng thực tế.

- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, dụng cụ TN không đồng bộ, độ chính xác kém, số HS trong lớp đông dẫn đến khó khăn trong việc triển khai các bài học có yêu cầu TN.

- Áp lực thành tích, thi cử, cách thức thi cử còn nhiều nặng nề, chưa hợp lí, từ đó dẫn đến tình trạng đối phó của GV và HS. GV chủ yếu chỉ lo nhồi nhét kiến thức cho HS mà ít quan tâm đến việc rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo cho HS.

23 Nguyên nhân chủ quan:

- Phương pháp giảng dạy truyền thống, chưa kích thích được khả năng tư duy sáng tạo của HS và chưa khơi dậy được lòng đam mê nghiên cứu vật lí của HS.

- Khi làm các TN thì hầu hết các GV đều chọn PATN biểu diễn của GV nên HS không được rèn luyện các kỹ năng thực hành, kỹ năng xử lý các số liệu.

- Năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm của một số GV chưa đạt yêu cầu, chưa đủ khả năng tìm tòi sáng tạo, cách truyền thụ trong các giờ dạy còn thiếu. Hầu hết các em HS chưa có thói quen lao động trí óc, ngại suy nghĩ, gặp những tình huống khó khăn thường trông chờ sự hướng dẫn của GV. - Việc xây dựng các định luật chất khí được hầu hết các GV tiến hành theo đúng trình tự trong sách giáo khoa mà chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS.

24

Kết luận chương II

Trong chương 2, chúng tôi trình bày về thực trạng của đề tài này, với những thông tin đưa ra có thể tóm tắt lại thành những luận điểm chính sau đây:

Môn Vật Lý ở trường THPT chủ yếu là Vật Lý thực nghiệm, các kiến thức được xây dựng chủ yếu bằng con đường thực nghiệm, thí nghiệm Vật Lý đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu và trong việc hình thành tri thức cho học sinh. Tuy nhiên, hầu hết ở các trường phổ thông hiện nay chủ yếu vẫn áp dụng phương pháp dạy học theo lối “thông báo - tái hiện”. Học sinh có quá ít điều kiện để nghiên cứu, quan sát và tiến hành các thí nghiệm Vật Lý, khiến cho khả năng lĩnh hội kiến thứuc và phát triển bản thân của các em bị bó hẹp. Điều này cho thấy việc bồi dưỡng những năng lực thực nghiệm Vật Lý cần thiết cho học sinh như: năng lực xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các dự đoán, giả thuyết; Năng lực thiết kế các phương án thí nghiệm; Năng lực tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế; Năng lực xử lí, phân tích và trình bày kết quả chưa được chú trọng.

Trên cơ sở đó, tôi đưa ra đề suất về một số biện pháp giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức vật lí tốt hơn, tăng khả năng phát triển năng lực thực nghiệm cho các em ở chương kế tiếp.

25

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC PHẦN NHIỆT HỌC

Trước thực trạng trên, vấn đề đặt ra cần thiết là phải có các thí nghiệm phục vụ cho các tiết học, nếu thí nghiệm nào chưa có, chúng ta có thể tự làm ra nó. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi, cố gắng sử dụng các vật dụng thường ngày, ví dụ như: ca đựng nước, phích nước, xi lanh y tế… Chúng tôi đã có thể tạo ra một số bộ thí nghiệm liên quan đến các bài học phần Nhiệt học và với các dụng cụ thí nghiệm này, có thể sử dụng dưới nhiều hình thức ở tất cả các khâu quan trọng trong quá trình dạy học:

- Dùng thí nghiệm trong hoạt động khởi động tăng sự chú ý và hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh tò mò và chăm chú nhiều hơn vào nội dung bài học sắp diễn ra.

- Dùng thí nghiệm trong việc hình thành kiến thức mới cho học sinh: sử dụng thí nghiệm là công cụ hỗ trợ và chứng minh các luận điểm, định nghĩa, công thức của bài học.

- Dùng thí nghiệm trong hoạt động luyện tập: các con số từ kết quả thí nghiệm là điều kiện tuyệt vời để kiểm nghiệm lại nội dung về các định luật và tính chất trong kiến thức vừa được học.

- Dùng thí nghiệm trong ứng dụng thực tế: Cho học sinh thực hiện thí nghiệm để giải thích một số hiện tượng trong đời sống thực tế.

- Dùng thí nghiệm kích thích sáng tạo và tìm tòi ở học sinh: Yêu cầu học sinh thông qua thí nghiệm có sẵn nêu phương án tiến hành thí nghiệm tương đồng hoặc sáng tạo các sản phẩm phục vụ cho thí nghiệm của bài đã học.

26

3.1. Thiết kế các thiết bị thí nghiệm cho một số bài học phần ‘‘Nhiệt học” - Vật lí 10

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học phần “nhiệt học” nằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trung học phổ thông (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)