IV. Ý THỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
* Tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
+ Những sinh hoạt vật chất là: những sinh hoạt kinh tế, những hoạt động sản xuất vật chất, quá trình sinh con đẻ cái để duy trì giống nòi.
+ Những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội là những điều kiện vật chất khách quan trong đó người ta hoạt động như môi trường sống, điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số. Mỗi xã hội cụ thể tồn tại trong những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định.
* Chú ý:
Tồn tại xã hội khác với tồn tại nói chung. Tồn tại xã hội là những tồn tại mang tính xã hội. Có những cái tồn tại tự nhiên thuần tuý không mang tính xã hội.
* Ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Chú ý:
+ Ý thức xã hội là sự phản ánh của TTXH (Đối lập với TTXH)
+ Ý thức xã hội không chỉ phản ánh TTXH mà còn bao gồm toàn bộ những hoạt động sản xuất tinh thần như: (Quá trình sản xuất, Quá trình phân phối, Quá trình tiêu dùng)
+ Ý thức xã hội vừa là sản phẩm của những hoạt động mang tính xã hội củacon người vừa là sự phản ánh của con người về đời sống xã hội của họ.
+ Ý thức xã hội phản ánh TTXH trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định nên không thể có ý thức xã hội chung cho mọi xã hội.
+ Ý thức cá nhân không đồng nhất với ý thức xã hội. ý thức cá nhân mang tính xã hội.
Kết cấu của ý thức xã hội
Dựa vào trình độ phản ánh và phạm vi phản ánh, ý thức xã hội được chia thành: ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.
* Khái niệm
***Ý thức xã hội thông thường: là những tri thức, những quan niệm của con
người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá.
52
*** Ý thức lý luận: là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái
quát hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật
* Quan hệ giữa ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
- Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận tuy khác nhau về trình độ phản ánh nhưng chúng đều cùng phản ánh về TTXH, do đó chúng có quan hệ mật thiết với nhau.
- Ý thức xã hội thông thường là cơ sở, là tiền đề quan trọng cho việc hình thành các lí thuyết khoa học
- Ý thức lý luận khi đã thâm nhập vào cuộc sống sẽ là cơ sở khoa học định hướng cho ý thức xã hội thông thường.
* Dựa vào mức độ phản ánh ý thức XH được chia thành: Tâm lý XH và hệ tư tưởng.
*. Khái niệm:
***Tâm lý xã hội: bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán
của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày và phản ánh đời sống ấy.
***Hệ tư tưởng: là sự nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những
quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo.
* Chú ý:
+ Hệ tư tưởng bao giờ cũng là hệ tư tưởng của một giai cấp nhất định.
+ Hệ tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm nghiên cứu tự giác của các nhà tư tưởng.
+ Cần phân biệt giữa hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học. - Hệ tư tưởng khoa học: phản ánh chính xác, khách quan các mối quan hệ vật chất của xã hội.
- Hệ tư tưởng không khoa học: phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội dưới một hình thức sai lầm, hư ảo, xuyên tạc.
* Mối quan hệ giữa Tâm lý xã hội và Hệ tư tưởng.
- Tâm lý xã hội có thể tạo ra điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho việc tiếp thu hệ tư tưởng.
- Hệ tư tưởng làm tăng yếu tố trí tuệ cho TLXH.
Hệ tư tưởng khoa học thúc đẩy TLXH phát triển theo chiều hướng đúng đắn, lành mạnh.
Hệ tư tưởng phản động, phản khoa học kích thích yếu tố tiêu cực của TLXH phát triển.
53 2. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.
* Những quan niệm sai lầm.
+ CNDT: Coi tinh thần, tư tưởng là nguồn gốc cảu mọi hiện tượng xã hội, quyết định tiến trình phát triển của mọi xã hội.
+ Một số khác lại cho rằng: Đạo đức là nguồn lực của lịch sử.
* Cơ cở xuất phát:
+ Mác- Ăngghen đã chứng minh rằng: Đời sống tinh thần của xã hội được hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó. Nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất.
+ Sự biến đổi của một thời đại nào đó sẽ không thể giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại ấy.
C. Mác: "không thể nhận định được về một thời đại đảo lộn như thế nếu căn cứ
vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý thức bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các LLSX và QHSX"
*Biểu hiện của mối quan hệ
+) TTXH quyết định ý thức xã hội bởi vì: ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
+) Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội như thế nào:
* Tồn tại xã hội là nguồn gốc khách quan, là cơ sở của sự hình thành, ra đời của ý thức.
* TTXH quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của các hình thái ý thức xã
hội.
* TTXH thay đổi thì kéo theo sự thay đổi của YTXH (Khi TTXH thay đổi thì
YTXH cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, mức độ và nhịp điệu thay đổi của các bộ phận YTXH diễn ra khác nhau, có những bộ phận biến đổi nhanh, có những bộ phận biến đổi chậm).
* Trong XH có giai cấp (tức tồn tại XH có giai cấp )thì YTXH cũng mang tính
giai cấp.
Tuy nhiên, không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái YTXH nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại mà chỉ khi nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được Tính phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.
54 3. Sự độc lập tương đối của ý thức XH.
- Với tính cách là cái phản ánh các quá trình XH, YTXH chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp bao gồm cả hiện tượng kinh tế XH, hiện tượng tinh thần của đời sống kinh tế XH.
- Là một chỉnh thể tương đối độc lập phản ánh tồn tại XH dưới những góc độ khác nhau, các hình thái ý thức XH có quy luật nội tại riêng, lôgic của sự phát triển riêng của nó.
- Trong XH có những lực lượng XH cố duy trì, sử dụng YTXH phục vụ lợi ích riêng. Do đó, YTXH không phụ thuộc hoàn toàn vào TTXH mà có tính độc lập tương đối.
* Thứ nhất, YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH.
+) Lạc hậu : là đi sau (ra đời sau, biến đổi sau), phát triển chậm hơn TTXH.
* Biểu hiện:
- YTXH là cái phản ánh nên là cái có sau TTXH. TTXH cũ bị thay thế bằng TTXH mới. Phương thức SX cũ mất đi phương thức sản xuất mới ra đời nhưng YTXH cũ chưa mất đi.
- Tính lạc hậu được biểu hiện trong YTXH thông thường, ý thức lý luận và đặc biệt (trong tâm lý XH, tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán)
* Nguyên nhân:
- TTXH thường biến đổi với tốc độ nhanh mà YTXH có thể phản ánh không kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa YTXH là cái phản ánh nên chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của TTXH. Nói cách khác, YTXH là cái phản ánh, TTXH là cái bị phản ánh cho nên TTXH bao giờ cũng biến đổi trước còn YTXH là cái biến đổi sau.
- Do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái YTXH.
- YTXH mang tính giai cấp nên những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các thế lực XH phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống các lực lượng xã hội tiến bộ.
* Ý nghĩa:
Những tư tưởng lạc hậu, tiêu cực thường không mất đi một cách dễ dàng. Do đó, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư cũ, đồng thời ra sức giữ gìn và phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp.
* Thứ hai, YTXH có thể vượt trước TTXH
55
+ Biểu hiện:
- Trong những điều kiện nhất định, những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của TTXH, dự báo tương lai, tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất mà XH đặt ra.
- Chú ý:
Có tư tưởng vượt trước là khoa học có tư tưởng vượt trước là không khoa học. Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội, dự kiến được quá trình khách quan của sự phát triển xã hội không có nghĩa là tư tưởng khoa học không còn bị tồn tại xã hội quyết định nữa,tư tưởng khoa học tiên tiến không thoát ly tồn tại xã hội mà căn cứ vào tồn tại xã hội, phản ánh sâu sắc chính xác tồn tại xã hội.
* Nguyên nhân:
Những tư tưởng khoa học có thể vượt trước tồn tại xã hội vì nó phản ánh được quy luật vận động (cái tất yếu) từ quá khứ đến hiện tại nên có thể dự báo được tương lai.
* Ý nghĩa:
Những tư tưởng khoa học vượt trước có vai trò định hướng, chỉ đạo hoạt động của con người. Nếu không có tư tưởng, ý thức soi đường thì sẽ mò mẫm trong hành động.
* Thứ ba, tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội.
* Kế thừa: ý thức của một thời đại không chỉ phản ánh tồn tại xã hội ấy mà còn tiếp thu yếu tố tư tưởng của thời đại trước.
* Nguyên nhân:
Xuất phát từ quy luật phủ định biện chứng cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ. * Biểu hiện:
- Những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước đó.
- Một trong những hình thức quan trọng của cái được kế thừa trong ý thức xã hội là truyền thống
* Chú ý:
Do ý thức có sự kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải thích được một hiện tượng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, mà không chú ý đến các giai đoạn phát triển trước đó.
56 Thừa nhận tính kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng giúp chúng ta giải thích hiện tượng vì sao một nước có trình độ phát triển tương đối kém về kinh tế nhưng tư tưởng lại ở trình độ phát triển cao.
Trong xã hội có giai cấp, tính kế thừa của YT gắn với tính giai cấp của nó. Những giai cấp có lợi ích khác nhau thì kế thừa những nội dung YT khác nhau của các thời đại trước.
* Ý nghĩa:
- Tính kế thừa của YTXH có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tinh thần của xã hội XHCN. Lênin nhấn mạnh rằng văn hoá XHCN cần phải phát huy những thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nền văn hoá nhân loại từ cổ tới kim trên cơ sở thế giới quan Mác xít.
- Đảng ta khẳng định: "Phát triển văn hoá dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới".
- Khi nghiên cứu các HTYTXH chúng ta phải nghiên cứu: Bối cảnh xuất hiện tư tưởng đó (TTXH), Những tư tưởng tiền bối (Tính kế thừa).
*Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các HTYTXH.
+ Các HTYTXH như chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, triết học, văn học, phản ánh TTXH bằng những hình thức và phương diện khác nhau nhưng giữa chúng có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau
- Giống nhau: Cùng chung nguồn gốc là TTXH, phản ánhTTXH. - Khác nhau về hình thức phản ánh và phương diện phản ánh.
+ Trong mỗi thời đại, tuỳ theo những hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể mà thường có những HTYTXH nào đó nổi lên hàng đầu. ở chúng tập trung YT của thời đại đó và tác động mạnh đến các HTYTXH khác.
+ Trong sự tác động lẫn nhau giữa các HTYTXH thì Triết học có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó có chức năng TGQ và chức năng PPL để từ đó hình thành nhân sinh quan tích cực hoặc tiêu cực.
+ Có các hình thức khác nhau của TGQ:
- Thời Nguyên thuỷ: TGQ thần thoại là HTYT chiếm ưu thế. - Thời cổ đại: TGQ Triết học
- Thời Trung cổ: TGQ Tôn giáo
- Hiện nay: TGQKH chiếm ưu thế và chi phối các HTYTXH khác.
* Ý nghĩa:
Khi phân tích một HTYT nào đó thì không nên chỉ chú y tới các điều kiện kinh tế xã hội sinh ra nó và những yếu tố mà nó kế thừa được của các thời đại trước mà còn
57 phải chú y tới sự tác động của nó tới các HTYT khác, gắn bó nó bởi TTXH và các HTYT có liên quan.
* Thứ năm, ý thức XH tác động trở lại TTXH
- CNDVLS chống lại:
- Quan điểm DT: Tuyệt đối hoá vai trò của YT
- Quan điểm DV tầm thường: Phủ nhận tác dụng tích cực của YTXH trong đời sống XH.
- CNDVLS một mặt thấy được vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH, mặt khác cũng thấy được sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH.
+ Vì sao YTXH tác động trở lại TTXH?
- YTXH có tính vượt trước.
- Tất cả mọi hoạt động của con người đều do YT chỉ đạo.
+ YTXH tác động trở lại TTXH như thế nào?
- Bản thân YTXH tự nó không trực tiếp làm biến đổi TTXH mà phải thông qua hoạt động thực tiễn.
- YT tác động thông qua hoạt động nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
o Tác động tích cực: Những YT tư tưởng tiến bộ Cách mạng, phản ánh đúng hiện thực khách quan.
o Tác động tiêu cực: Những YT tư tưởng lạc hậu, phản ánh không đúng hiện thực khách quan.
- Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển của XH phụ thuộc vào: - Tính khoa học của YT tư tưởng.
- Mức độ phổ biến của tư tưởng ấy. - Lợi ích của người sử dụng tư tưởng ấy.
- Những lực lượng vật chất được huy động vào việc sử dụng tư tưởng ấy.
+ Ý nghĩa:
- Phải phát huy được vai trò của YT tiến bộ, cách mạng.
- Coi trọng đẩy mạnh CMXHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.
- Thấy được tầm quan trọng trong vai trò của YT đối với quá trình hình thành nền văn hoá mới và con người mới.
V. TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
1. Khái niệm con người và bản chất con người
1.1. Khái niệm
* Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội
+ Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với động vật.