Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TRIẾT HỌC MARX LENIN (Trang 41)

I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI

1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội

1.1. Khái niệm sản xuất vật chất và phương thức sản xuất

* Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Bao gồm: - Sản xuất vật chất.

- Sản xuất tinh thần

- Sản xuất ra bản thân con người

- Tại sao sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội?

* Sản xuất vật chất là một trong những hoạt động đặc trưng của con người- đó cũng chính là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội.

- Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng được tiến hành với mục đích nhất định và được tiến hành theo những cách thức xác định. Cách tiến hành đó là phương thức sản xuất.

- Khái niệm phương thức sản xuất dùng để chỉ những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định

1.2. Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất

Sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội

loài người.

Thứ nhất, sản xuất vật chất là điều kiện khách quan của sự sinh tồn xã hội. Thứ hai, hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội khác.

Thứ ba, hoạt động sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tiến bộ xã hội.

*Ý nghĩa phương pháp luận

+ Về lý luận: Khi nghiên cứu các hiện tượng, các quy luật xã hội phải xuất

phát từ việc nghiên cứu hoạt động sản xuất vật chất.

+ Về thực tiễn: Muốn thúc đẩy xã hội phát triển thì phải ưu tiên, tạo điều

kiện phát triển lĩnh vực sản xuất vật chất.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TRIẾT HỌC MARX LENIN (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)