Khả năng và hiện thực

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TRIẾT HỌC MARX LENIN (Trang 31 - 32)

II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

3. Các cặp phạm trù cơ bản của PBC duy vật

3.6. Khả năng và hiện thực

a. Khái niệm khả năng và hiện thực

+ Hiện thực là phạm trù chỉ cái đang tồn tại thực sự.

+ Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa có, chưa tới nhưng sẽ có, sẽ tới khi có

điều kiện thích hợp.

Chú ý: Phân biệt hiện thực với vật chất, khả năng với cái ngẫu nhiên.

b. Phân loại khả năng

c. Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

* Khả năng và hiện thực thống nhất với nhau không tách rời nhau.

+ Hiện thực nào cũng được chuẩn bị bởi khả năng. Khả năng hướng tới biến thành hiện thực.

+ Hiện thực nào cũng chứa đựng khả năng biến thành hiện thực khác.

* Khả năng và hiện thực đối lập nhau.

+ Hiện thực là cái đã có, là cái đang tồn tại.

+ Khả năng là hiện thực chưa có, là cái sẽ có trong tương lai khi có những điều kiện tương ứng.

* Khả năng và hiện thực chuyển hoá lẫn nhau.

+ Khả năng biến thành hiện thực.

- Cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng phát triển.

- Việc biến khả năng thành hiện thực phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. - Hiện thực sinh ra khả năng mới: Sự biến đổi của hiện thực làm xuất hiện những khả năng mới và trong điều kiện nhất định biến thành hiện thực mới… → tạo thành quá trình phát triển vô tận: hiện thực - khả năng - hiện thực - khả năng…

* Vai trò của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong sự chuyển biến khả năng thành hiện thực

Chú ý :

Hiện thực

chỉ cái đã ra đời là cái đang tồn tại

Khả năng

Cái sẽ ra đời khi có điều kiện thích hợp chỉ cái còn là mầm mống trọng sự vật

32 - Quá trình chuyển biến khả năng thành hiện thực là một quá trình khách quan, tuân theo những quy luật khách quan, do những mâu thuẫn khách quan của sự vật quy định.

- Quá trình chuyển biến khả năng thành hiện thực diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội có những đặc điểm khác nhau :

* Trong tự nhiên: Tự phát hoặc có sự tác động của con người

* Trong xã hội: Muốn biến KN thành hiện thực nhất thiết phải có sự tham gia

của con người - Nhân tố chủ quan có vai trò đặc biệt quan trọng:

Vai trò của nhân tố chủ quan: Dựa vào quy luật khách quan & hoàn cảnh khách quan phát hiện khả năng và lựa chọn khả năng phát triển , tạo điều kiện thích hợp để biến khả năng thành hiện thực theo quy luật khách quan

• Ảnh hưởng của nhân tố chủ quan.

- Có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình biến khả năng thành hiện thực. - Có thể điều khiển khuynh hướng phát triển của khả năng

d. Ý nghĩa phương pháp luận Gợi ý :

- Vì sao hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, không dựa vào khả năng, nhưng phải tính đến khả năng?

- Căn cứ vào đâu để xác định khả năng phát triển của sự vật?

- Cần phải lựa chọn khả năng như thế nào? Vì sao phải tính đến mọi khả năng? - Phải làm gì để biến khả năng thành hiện thực?Vai trò của nhân tố chủ quan?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TRIẾT HỌC MARX LENIN (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)