Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (Quy luật Mâu thuẫn)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TRIẾT HỌC MARX LENIN (Trang 35 - 36)

II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

4. Những quy luật cơ bản của PBCDV

4.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (Quy luật Mâu thuẫn)

thuẫn)

a. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn

+ Mặt đối lập: dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại tạo điều kiện, tiền đề tồn tại cho nhau.

+ Thống nhất của các mặt đối lập: Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự

nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.

+ Đấu tranh của các mặt đối lập: Là sự tác động qua lại theo xu hướng bài

trừ và phủ định lẫn nhau

+ Mâu thuẫn: dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá

giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau.

b. Tính chất của mâu thuẫn

- Tính khách quan - Tính phổ biến - Tính đa dạng

c. Nội dung của quy luật (Quá trình vận động của mâu thuẫn)

Giai đoạn 1: Hình thành mâu thuẫn

Sự khác nhau → Khác nhau cơ bản → Đối lập → Chuyển hoá các mặt đối lập

Giai đoạn 2: Giải quyết mâu thuẫn

* Chuyển hoá các mặt đối lập:

(A >< B ) ➔ (B’ >< A’) Sự vật cũ Sự vật mới

Đấu tranh của các mđl là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.

36 - Sự thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tương đối, đó là sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của sự vật.

- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối. vì đó là sự đấu tranh có mối quan hệ gắn bó với tính tuyệt đói của sự vật động và phát triển. Mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

4.2.3Phân loại mâu thuẫn (Sinh viên tự nghiên cứu)

Gợi ý: - Các mâu thuẫn đa dạng

Cơ sở phân loại Các loại mâu thuẫn - Vị trí của hệ thống - Mâu thuẫn bên trong

- Mâu thuẫn bên ngoài - Vai trò của sự phát triển - Mâu thuẫn cơ bản

- Mâu thuẫn không cơ bản - Tính chất xuất hiện - Mâu thuẫn tất nhiên

- Mâu thuẫn ngẫu nhiên Tính chất và khuynh hướng phát triển - Mâu thuẫn đối kháng

- Mâu thuẫn không đối kháng

* Tóm tắt nội dung của quy luật

Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới

d. Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động, phát triển.

- Mâu thuẫn có tính đa dạng trong hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm lcihj sử cụ thể, cần phân biệt vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh điều kiện nhất định.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TRIẾT HỌC MARX LENIN (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)