Sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TRIẾT HỌC MARX LENIN (Trang 45 - 46)

I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI

4. Sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên

phát triển của LLSX chỉ trực tiếp gây ra sự biến đổi của CSHT, và chính sự biến đổi của CSHT, đến lượt nó mới làm cho KTTT biến đổi một cách căn bản.

* Vai trò tác động trở lại của KTTT đối với CSHT.

- Tuy cơ sở hạ tầng quyết định đối với kiến trúc thượng tầng nhưng toàn bộ kiến trúc thượng tầng cũng như các yếu tố cấu thành cảu nó đều có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.

- Sự tác động của KTTT đối với cơ sở hạ tầng thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là duy trì, bảo vệ và củng cố cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ và kiến trúc thượng tầng cũ.

* Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT được biểu hiện theo 2 hướng: + Nếu KTTT tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Nếu KTTT tác động ngược chiều, không phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế .

4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên nhiên

4.1. Khái niệm, cấu trúc hình thái kinh tế – xã hội

* HTKT- XH dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.

+ HTKT- XH bao gồm có những nhân tố cơ bản nào? Trong đó nhân tố nào là quyết định? Tại sao?

4.2. Quá trình lịch sử- tự nhiên của sự phát triển các hình thái KT-XH

C. Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là

một quá trình lịch sử - tự nhiên”

+ Quá trình thay thế nhau của các HTKT - XH trong lịch sử là một quá trình tuân theo những quy luật khách quan.

+ Quá trình thay thế nhau liên tiếp của các HTKT - XH là quá trình đi từ thấp đến cao. Đây là một quá trình phủ định biện chứng.

4.3. Giá trị khoa học của một học thuyết HTKT - XH

Thứ nhất, theo lý luận của hình thái – kinh tế xã hội, sản xuất vật chất chính

46 của nền sản xuất và do đó cũng là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và của lịch sử nói chung. Vì vậy, phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là trình độ phát triển của PTSX của xã hội với cốt lõi của nó là trình độ phát triển của LLSX hiện thực.

Thứ hai, theo lý luận của hình thái kinh tế xã hội, xã hội không phải là sự

kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống động. Vì vậy để lý giải chính xác đời sống xã hội cần phảI sử dụng phương pháp luận trừu tượng hoá khoa học - đó là cần phải xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội để tiến hành phân tích các phương diện khác nhau (chính trị, pháp luật, văn hoá, khoa học…) của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.

Thứ ba, theo lý luận hình thái kinh tế – xã hội, sự vận động và phát triển của

xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên, tức là quá trình diễn ra theo những quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan, do vậy muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề của đời sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TRIẾT HỌC MARX LENIN (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)