LÝ LUẬN NHẬN THỨC

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TRIẾT HỌC MARX LENIN (Trang 38 - 40)

1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức con người.

Hai là, công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ba là, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung.

2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức

Triết học Mác - Lênin khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người. Triết học Mác - Lênin cho rằng nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người; là quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách quan trong bộ óc con người.

Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn.

Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.

Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.

3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức3.1. Thực tiễn 3.1. Thực tiễn

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo Tự nhiên và Xã hội.

+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất tức là sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất nhất định, làm biến đổi chúng theo mục đích của mình.

+ Hoạt động thực tiễn là phương thức tồn tại khách quan, cơ bản của con người và xã hội.

39

* Các hình thức cơ bản của thực tiễn: Hoạt động thực tiễn bao gồm nhiều dạng hoạt động: hoạt động lao động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, thực nghiệm khoa học.

Các hoạt động này có quan hệ chặt chẽ trong đó hoạt động lao động sản xuất vật chất là quan trọng nhất

3.2. Vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức

Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và là tiêu chuẩn của nhận thức.

Bởi vì:

- Mọi tri thức (trực tiếp hay gián tiếp) của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.

- Mọi môn khoa học đều ra đời do nhu cầu của thực tiễn, của cuộc sống (Sự xuất hiện của ngôn ngữ, của các môn khoa học như toán học, cơ học, vật lý, logic…).

- Các mâu thuẫn trong quá trình nhận thức nảy sinh và được giải quyết trong quá trình hoạt động thực tiễn (Nêu các ví dụ cụ thể)

- Cơ thể con người, các giác quan và đặc biệt là bộ óc không ngừng được hoàn thiện trong quá trình hoạt động thực tiễn.

- Chính việc người ta biến đổi giới tự nhiên, chứ không phái chỉ một mình giới tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp của tư duy con người .

- Những tri thức mà người ta tiếp thu qua sách, vở... (tri thức gián tiếp) xét đến cùng là những tri thức bắt nguồn từ thực tiễn.

- Trí tuệ của con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cách cải biến tự nhiên.

- Trong quá trình hoạt động thực tiễn biến đổi thế giới con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ của mình.

- Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và quyết định phương hướng phát triển của nhận thức .

- Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người.

- Lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

- Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm tra tính chân thực của nhận thức. - Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Luôn quán triệt quan điểm thực tiễn.

- Xuất phát từ thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.

40 - Không nên tuyệt đối hóa quá lý luận hoặc thực tiễn.

4. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức

Nhận thức là quá trình biện chứng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. * Nhận thức cảm tính (TQSĐ)

+ Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức.

+ Là giai đoạn nhận thức trực tiếp, được thực hiện trong mối liên hệ thống nhất hữu cơ với hoạt động thực tiễn.

+ Thể hiện dưới 3 hình thức: Cảm giác,Tri giác, Biểu tượng .* Nhận thức lý tính (TDTT)

Thể hiện dưới 3 hình thức : Khái niệm, Phán đoán, Suy luận * Sự thống nhất giữa Nhận thức cảm tính và Nhận thức lý tính. + Quan niệm của CNDVBC:

Cơ sở so sánh Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính

Trình độ Giai đoạn đầu, thấp Giai đoạn tiếp theo, cao Tính chất

- P.ánh bằng các giác quan - Phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động

- P.ánh bằng các thao tác tư duy. - P.ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát.

Kết quả

- Phản ánh hình ảnh bề ngoài, chưa sâu sắc, chưa bản chất về sự vật.

- Phản ánh những mối liên hệ bên trong, bản chất, phổ biến, tất yếu. * Tóm lại:

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của quá trình nhận thức thống nhất của con người. Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính là sự chuyển hoá biện chứng, là bước nhảy vọt trong nhận thức .

5. Chân lý

Chân lý là tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó được kiểm tra và chứng mình bởi thực tiễn.

* Các tính chất của chân lý + Tính khách quan

+ Tính cụ thể

+ Tính tương đối và tính tuyệt đối

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TRIẾT HỌC MARX LENIN (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)