Thực trạng môi trường và các yếu tố sinh hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân tại các cơ sở sửa chữa trang, thiết bị kỹ thuật thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Trang 28 - 32)

Về các điều kiện bảo đảm sản xuất, qua khảo sát tại các cơ sở sửa chữa của TCKT như Z153, Z133, Z151, Z751, người lao động phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao, nhiều xưởng có yếu tố độc hại như a xít, thuốc nổ TNT, chất tẩy rửa, bụi, nhiệt độ khu vực sản xuất tăng cao về mùa hè.

Ở các phân xưởng cơ khí, khâu đúc, hàn, rèn, gò... là khu vực thường phát sinh nhiệt, tiếng ồn, đặc biệt là khi sử dụng các máy công cụ đã qua nhiều năm sử dụng, tiếng ồn cao là nguyên nhân phát sinh BNN như điếc, bụi phổi...

Các phân xưởng bảo quản, sửa chữa vũ khí đạn, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với nhiệt, tiếng ồn, sơn, a xít, thuốc nổ TNT, xăng dầu, mỡ... là những chất dễ phát tán vào không khí là nguyên nhân gây bệnh bụi phổi và nhiễm độc TNT. Đây là tác nhân gây ra các bệnh về tim, gan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể:

Khảo sát vi khí hậu tại 4 cơ sở (phụ lục 4)

Nhiệt độ trung bình và tốc độ gió không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (36% đạt về nhiệt độ và 69% khu vực khảo sát không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép), các vị trí như phân xưởng tạo phôi, nhiệt luyện, cơ khí đều vượt từ 2÷70C. Về độ ẩm không khí 90% các mẫu đo về độ ẩm đạt yêu cầu.

Kết quả khảo sát ở phụ lục 4 cho thấy hầu hết các mẫu đo độ ẩm đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép chiếm tỷ lệ 90%, tuy nhiên ở một số vị trí như xưởng sửa chữa vũ khí Z133 độ ẩm 85÷96%, phân xưởng cơ khí Z151 là 85÷86%, ở các vị trí này khả năng bay hơi của mồ hôi giảm, lượng mồ hôi thoát giảm dẫn đến quá trình thải nhiệt của cơ thể kém, nhiệt độ của cơ thể tăng cao rất nguy hiểm cho công nhân trực tiếp lao động, trong 157 mẫu đo tốc độ gió có 109/157 mẫu đo tốc độ gió không đạt chiếm tỷ lệ 69%, ở nhiều phân xưởng tốc độ gió nhỏ hơn 0,5m/s, khả năng luân chuyển nhiệt, thoát bụi kém dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao, người lao động thường xuyên hít phải bụi si líc, bụi TNT, bụi sắt phát tán trong không khí dẫn đến nhiễm độc phổi, bụi TNT trong dung môi là mồ hôi phát tán qua da.

Nhiệt độ của môi trường lao động (phân xưởng, xưởng...) cũng phụ thuộc theo mùa, thời gian khảo sát tiến hành vào mùa hè nên nhiệt độ ngoài trời thường lớn hơn 300C, nhiệt độ trong một số phân xưởng cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 1÷12,50C và cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 0,5÷50C (xưởng rèn, rập, đúc, vị trí đánh rỉ, xì cát...), cá biệt có khi tới 350C cao hơn

nhiệt độ ngoài trời 40C và vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 30C. Quá trình khảo sát cũng cho thấy nhiệt độ tại các phân xưởng rất khác nhau nồng độ bụi trong không khí, thành phần bụi cũng khác nhau như bụi si líc, bụi TNT, hơi xăng dầu, a xít vv... khi bụi TNT bám vào mặt da ướt mồ hôi sẽ thẩm thấu qua da, là nhân tố nguy hiểm dẫn đến bệnh bụi phổi và nhiễm độc TNT qua đường thở, qua da. Kết quả khảo sát cho thấy, có 56/157 mẫu vượt TCVSCP chiếm tỷ lệ 36%, nhiệt độ trung bình tại nhiều phân xưởng cao hơn 320C (thấp nhất 26,1 ± 0,2, cao nhất 34,7 ± 1,4).

Các vị trí lao động trong cùng một phân xưởng cũng khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhà xưởng. Do các cơ sở sửa chữa có hệ thống nhà xưởng hình thành từ lâu, công nghệ sản xuất lạc hậu như lò mạ, lò rèn, công nghệ đúc, hàn vv... công nghệ phun cát, khu vực sửa chữa đạn, thuốc nổ phát sinh bụi si líc, TNT, nhà xưởng thấp, bố trí dây chuyền công nghệ không hợp lý, vấn đề an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động chưa được quan tâm... Tuy đã được từng bước cải tiến lắp đặt thêm hệ thống hút gió, làm mát, diện tích một số nhà xưởng đã được mở rộng và có tôn chống nóng, xong còn rất nhiều nhà xưởng chật hẹp, dây chuyền công nghệ cũ chưa hợp lý. Hệ thống hút gió kém, chủ yếu sử dụng quạt tại chỗ nên chưa khắc phục được các yếu tố vi khí hậu tác động bất lợi đến sức khỏe người lao động. Cơ thể con người có nhiệt độ tương đối ổn định ở 370C quá trình điều nhiệt do trung tâm điều nhiệt điều khiển. Để duy trì sự cân bằng nhiệt ở điều kiện nóng, cơ thể sẽ thải nhiệt bằng cách tăng nhịp tim, tăng thông khí phổi, giãn mạch ngoại vi và tăng cường bài tiết mồ hôi. Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ da làm cho cơ thể tăng tiết mồ hôi (có thể đến 1310g nước/4 giờ lao động), mồ hôi thoát ra nhiều sẽ tăng hiện tượng mất muối, mất nước, cơ thể mệt mỏi kém tập trung dễ gây ra tai nạn, ảnh hưởng đến năng xuất lao động.

Khảo sát tiếng ồn (phụ lục 5, 6).

Tại Z751 và Z151, tổng số mẫu đo tiếng ồn là 65 mẫu. Trong đó có 43 mẫu có mức áp âm chung cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép chiếm tỷ

lệ 66,2%. Cường độ ồn tăng từ tần số 500Hz trở lên, tăng cao nhất ở tần số 4000Hz. Hầu hết tiếng ồn ở các vị trí lao động trong các phân xưởng rèn, rập, gò đều vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (từ 100 ÷ 120 dBA vượt giới hạn cho phép 35dBA). Đặc biệt ở vị trí máy búa, máy dập, máy mài cường độ lên tới 100 ÷ 105dBA. Tại bệ bắn thử phân xưởng cơ khí A6-Z751 cường độ ồn lên tới 120dBA, vượt cường độ tối đa cho phép 35dBA. Các phân xưởng đúc có mức áp âm chung trung bình vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Cao nhất là 89,1 ± 6,6 dBA (phân xưởng đúc 1, 2 Nhà máy Z151), thấp nhất là 81,4 ± 6,9 dBA (cơ sở Z751). Mức áp âm chung tại các vị trí đo vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 1÷17dBA.

Tại cơ sở Z153 và Z133, có 43/82 mẫu đo cường độ tiếng ồn vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép chiếm tỷ lệ 52,4%. Hầu hết các phân xưởng khảo sát có mức áp âm chung vượt tiêu chuẩn, tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn giữa các vị trí lao động trong cùng một phân xưởng, điều này được thể hiện ở cao. Cường độ ồn cũng tăng từ tần số 500Hz trở lên, tăng cao nhất ở tần số 4000Hz. Một số vị trí có cường độ ồn cao như vị trí máy bào, máy cưa của phân xưởng mộc của Z133 cường độ ồn là 101÷102dBA; vị trí gõ rỉ cường độ ồn lên tới 115dBA. Trong tổng số 147 mẫu đo có 86 mẫu vượt TCVSCP chiếm tỷ lệ 58,5%. Cường độ ồn tăng từ tần số 500÷8000 Hz, tuy nhiên tăng cao, từ 1000÷4000 Hz. Cường độ tiếng ồn vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép ở dải tần 500÷800Hz và cao nhất là ở tần số 4000Hz. Đặc điểm tiếng ồn là không liên tục song việc bố trí không hợp lý, không có vách ngăn che chắn nên nguồn ồn tràn lan, người lao động phải tiếp xúc với tiếng ồn trong suốt ca làm việc là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thính lực điếc nghề nghiệp (ĐNN). Ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính lực tùy thuộc vào cường độ tiếng ồn cao hay thấp. Với cường độ ồn lớn hơn 85dBA gây giảm thính lực, điếc nghề nghiệp. Từ 120÷140dBA có thể gây đau tai, thủng màng nhĩ, điếc tai. Do vậy, giới hạn cường độ tiếng ồn tối đa cho phép không vượt quá 115dBA. Như vậy cường độ tiếng ồn trong các cơ sở được khảo sát hầu hết đều vượt giới hạn

cho phép, có thể gây suy giảm thính lực. Một số phân xưởng có cường độ ồn vượt quá giới hạn tối đa là 115 dBA phân xưởng (gõ rỉ tại Z133).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân tại các cơ sở sửa chữa trang, thiết bị kỹ thuật thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)