Thực trạng về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân tại các cơ sở sửa chữa trang, thiết bị kỹ thuật thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Trang 41 - 44)

Cùng với sự quan tâm của Đảng, của Quân đội, mặc dù còn nhiều khó khăn về ngân sách bảo đảm cho việc nâng cấp các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật nhưng Đảng ủy, thủ trưởng TCKT đã chỉ đạo các đơn vị quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động, từng bước đổi mới trang thiết bị, cải tiến dây chuyền sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm MTLĐ, xây dựng những định mức lao động hợp lý, đề xuất với BQP những chính sách đặc thù thể hiện sự quan tâm thiết thực đối với cán bộ, công nhân trực tiếp lao động trong môi trường ô nhiễm độc hại.

Trong những năm qua, người lao động trong các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật trong Tổng cục Kỹ thuật được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước ban hành. 100% các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật của Tổng cục Kỹ thuật hàng năm đều được Trung tâm y học dự phòng Quân đội tổ chức khảo sát đánh giá tác động môi trường, trong đó có các khuyến cáo về môi trường lao động, mức độ ô nhiễm, khám sức khỏe giám định bệnh nghề nghiệp.

Bộ Quốc phòng đã đã ban hành các thông tư quy định chăm sóc sức khỏe cho quân nhân, công nhân viên chức khi mắc bệnh đồng thời đầu tư, giao nhiệm vụ cho Khoa A7 Bệnh viện 103 và Khoa A17 Bệnh viện 175 là 2 cơ sở chuyên trách khám sức khỏe, giám định và điều trị bệnh nghề

nghiệp (theo quyết định 96/2003/QĐ-BQP ngày 12 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) cho cán bộ, công nhân quốc phòng trong toàn quân. Số cán bộ, công nhân khi sau giám định được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Tổng cục Kỹ thuật được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thành lập Phòng Thanh tra an toàn lao động trong toàn quân, Tổng cục Kỹ thuật thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh nghề nghiệp trực tiếp chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động trong Tổng cục Kỹ thuật nói chung và trong các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thật nói riêng. Hàng năm tất cả các đầu mối trong toàn ngành kỹ thuật phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100% sỹ quan, chiến sỹ, công nhân viên trong đơn vị. Các cơ quan chức năng đã xây dựng chương trình hành động làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, giải quyết chính sách cho người lao động khi bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, đã biên soạn thông tư về chế độ đặc thù cho sỹ quan, chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng lao động trực tiếp tiếp xúc với vũ khí đạn được hưởng phụ cấp 20%. Đề xuất với Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động thưng binh - xã hội báo cáo với Thủ tướng Chính phủ cho các đơn vị đóng quân ở vùng sâu được hưởng phụ cấp thu hút 70% lương cơ bản. Ngoài những chính sách về vật chất đối với người lao động, Tổng cục Kỹ thuật đã đề xuất với Bộ Quốc phòng về chính sách ưu đãi xây dựng nhà công vụ giúp cho cán bộ, công nhân trong các cơ sở sửa chữa Tổng cục Kỹ thuật trong Tổng cục Kỹ thuật tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, phục hồi sức khỏe sau giờ lao động.

Tuy nhiên, với đặc thù của quân đội, người lao động trong các cơ sở sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật của Tổng cục Kỹ thuật chắc chắn vẫn phải chịu tác động bất lợi của những yếu tố mang tính chất nghề nghiệp. Điều đó đòi hỏi phải có một giải pháp tổng thể để bảo đảm an ninh sức khỏe cho người lao động. Vấn đề này tác giả sẽ đề cập cụ thể trong phần giải pháp ở chương 3.

Kết luận Chương 2

Cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của Quân đội ta, lực lượng công nhân quốc phòng nói chung và người lao động trong các cơ sở sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật thuộc TCKT nói riêng đã không ngừng phát triển cả số lượng và chất lượng, đóng góp công sức rất lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trước đây, mặc dù được Đảng, Nhà nước và Quân đội quan tâm nhưng do điều kiện chiến tranh nên vấn đề bảo đảm an ninh sức khỏe cho người lao động vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong thời bình, nền kinh tế của đất nước đã có những bước phát triển, đời sống của nhân dân dần được nâng cao, việc ứng dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất đã hạn chế được một phần ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc đồng thời một số chính sách về chăm sóc sức khỏe người lao động đã được triển khai thực hiện song với tính chất đặc thù,các cơ sở sửa chữa TBKT thường đóng quân tại những địa bàn rừng núi xa xôi, điều kiện khí hậu khắc nghiệt; cơ sở hạ tầng nói chung, hạ tầng y tế nói riêng chưa phát triển đồng bộ lại thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, lao động trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi, tiếng ồn khi các trang, thiết bị bảo hộ còn thiếu thốn, chưa đáp ứng nhu cầu nên tỷ lệ người lao động mắc bệnh nghề nghiệp còn tương đối lớn, nhất là các bệnh liên quan đến nhiễm độc thuốc nổ TNT và suy giảm sức nghe (Điếc nghề nghiệp). Bên cạnh đó, việc bảo đảm TBKT cho yêu cầu chiến đấu vẫn là ưu tiên hàng đầu trong lúc Quân đội ta đã được trang bị nhiều khí tài mới hiện đại nhưng chưa đủ điều kiện để đầu tư lớn về công nghệ nhằm giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm trong quá trình sửa chữa TBKT. Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế thấp nhất tác động xấu của các tác nhân bất lợi, bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân tại các cơ sở sửa chữa thiết bị kỹ thuật thuộc TCKT là vấn đề rất quan trọng trong điều kiện của Quân đội ta hiện nay nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật nói riêng, bảo đảm kỹ thuật nói chung đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân tại các cơ sở sửa chữa trang, thiết bị kỹ thuật thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)