Nâng cao chất lượng huấn luyện an toàn sức khỏe và vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân tại các cơ sở sửa chữa trang, thiết bị kỹ thuật thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Trang 50 - 54)

sinh lao động

Đây là yếu tố quan trong hàng đầu trong bảo đảm ANSK người lao động. Vì, huấn luyện và đào tạo là cách thức hiệu quả giúp người lao động biết tới và học được những kỹ năng, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), vì một môi trường làm việc an toàn hơn. Thông qua huấn luyện giúp người lao động hiểu rõ và thành thục kỹ năng, đồng thời nâng cao ý thức tự giác thực hiện các biện pháp, giải pháp an toàn lao động. Đầu tư vào công tác này không chỉ giúp thúc đẩy văn hóa an toàn và giảm thiểu các rủi ro tai nạn, mà còn góp phần gia tăng năng suất lao động.

Muốn bảo đảm an toàn sức khỏe cho công nhân, phòng chống bệnh nghề nghiệp một cách hiệu quả cần phải coi phòng ngừa là nguyên tắc cơ bản. Theo TS Chang Hee Lee, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, để có thể phòng tránh được hầu hết những tổn thất do mất an toàn lao động, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và công nhân phải tuân thủ hướng dẫn an toàn. Người lao động và người sử dụng lao động đều cần nhận thức rõ hơn về những rủi ro, làm thế nào để giảm thiểu rủi ro qua công tác đào tạo, huấn luyện, có đủ kỹ năng cần thiết để đối mặt, quản lý và kiểm soát các nguy cơ rủi ro trong lao động. Cải thiện điều kiện làm việc, không để xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng, hạn chế thấp nhất các TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; xây dựng cho được văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

Để đạt được mục đích bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động thì ngay từ khi lập dự án xây dựng các cơ sở sửa chữa và triển khai các dự án nâng cao năng lực về công nghệ trong sửa chữa VKTB, phải nắm vững các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động đề xuất về quy mô xây dựng, đầu tư trang bị. Trong đó, yêu cầu khi quy hoạch cơ sở sửa chữa phải quan tâm đến môi trường (mặt bằng quy hoạch bảo đảm khoa học), phù hợp với tính chất quy mô các công nghệ; Công nghệ phải phù hợp với điều kiện về

ngân sách nhưng cũng phải thân thiện với môi trường và bảo đảm phát triển bền vững, phù hợp định hướng kết nối với nền kinh tế chung của đất nước, có hướng tới yếu tố quốc tế trong các hoạt động quân sự.

Mặt khác, quy hoạch phải bảo đảm sự hài hòa, cân đối trong tổng thể phát triển của một cơ sở (nhà máy), đó là yếu tố xã hội, đời sống của người lao động. Nếu bỏ qua yếu tố này sẽ rất khó khăn trong quá trình tồn tại và phát triển của cơ sở (nhà máy).

Kỹ thuật an toàn trong bảo vệ sức khỏe người lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm đối với người lao động trong sản xuất. Trong huấn luyện an toàn, bảo hộ lao động phải trực quan hướng tới nâng cao kỹ năng sử dụng trang bị kỹ thật an toàn, kỹ năng lao động, kỹ năng khắc phục khi có sự cố.

Các cơ sở nói riêng, toàn Tổng cục nói chung cần chủ động huy động tối đa các nguồn lực để đa dạng các hình thức huấn luyện; đầu tư trang, thiết bị, nguồn kinh phí cho các cơ sở tự mở lớp bồi dưỡng hoặc tập trung đào tạo, huấn luyện lực lượng nòng cốt cho các đơn vị để bảo đảm chất lượng. Nghiên cứu, biên soạn các tài liệu, giáo trình phù hợp với đặc thù của ngành trên cơ sở phát triển các tài liệu huấn luyện của Cục an toàn lao động – Bộ Lao động, thương binh và xã hội. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động thông tin, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, đồng thời xây dựng các giải pháp, mô hình điển hình đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động để nhân rộng ra trong toàn ngành.

Mặt khác, chú trọng huấn luyện cho người lao động cần chủ động chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các nội qui, qui trình, biện pháp an toàn vệ sinh lao động; chủ động bảo đảm các trang bị bảo hộ, trau dồi kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn, đồng thời nâng cao một bước ý thức tự giác của mọi cá nhân trong chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động.

Đây là yếu tố hết sức quan trọng, vì người lao động trong các cơ sở sửa chữa chủ yếu là công nhân trình độ là cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Đặc thù của lao động là ít tiếp xúc với công nghệ mới, thường chủ quan trong việc phòng ngừa tai nạn cũng như phòng chống tác hại của yếu tố độc hại trong môi trường. Trong quá trình sản xuất, việc nâng cao kỹ năng nghề là yếu tố quyết định để phòng chống tai nạn và nhiễm độc trong quá trình lao động. Với môi trường làm việc đặc thù tại các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật của TCKT, là yếu tố phải được quan tâm như công nhân ở các xưởng cơ khí phải được bảo đảm đầy đủ nút tai nghe, khẩu trang, mặt nạ phòng độc để giảm thiểu tác động của tiếng ồn, giảm nhiễm độc bụi TNT qua đường thở…Công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn, ngoài nội dung huấn luyện kỹ năng vận hành các trang bị chung như quạt hút gió, các phương tiện bốc xếp vận chuyển tránh những tai biến cháy nổ... cũng cần huấn luyện các kỹ năng lao động khác từ tư thế, động tác, thao tác vận hành máy móc ... sao cho đúng, bảo đảm an toàn nhằm giảm thiểu nguy cơ có ảnh hưởng xấu đến năng suất làm việc và sức khỏe người lao động.

Trong điều kiện hiện nay, các cơ sở sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật trong Quân đội cần xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, tổ chức tốt kiểm tra, giám sát quá trình người lao động trong việc chấp hành các quy tắc an toàn vệ sinh lao động, từ tổ sản xuất đến cơ quan thanh tra an toàn của Tổng cục. Từ đó nâng cao trình độ của người lao động để có thể sử dụng và sử dụng an toàn phương tiện trong quá trình lao động, hình thành thói quen tự giác chấp hành các quy tắc, quy định an toàn cho người lao động. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các đơn vị và các kỹ thuật viên an toàn tại cơ sở. Định kỳ tổ chức huấn luyện, diễn tập phương án phòng chống và khắc phục sự cố, thảm họa để người lao động có thể sẵn sàng ứng phó khi xảy ra. Mặt khác, cần có giải pháp cảnh báo, răn đe và chế tài với người lao động khi vi phạm quy định về an toàn bảo hộ lao động.

Với đặc thù của các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật trong Tổng cục Kỹ thuật, việc định hình các nội dung về huấn luyện và bảo đảm an toàn

trong lao động đã được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Kỹ thuật quan tâm. Công tác huấn luyện đã trở thành quy định bắt buộc với tất cả các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật, công tác kiểm định an toàn đã trở thành quy định của toàn quân. Bộ quốc phòng đã thành lập Phòng An toàn-Bảo hộ lao động quân đội; Bộ Tham mưu Tổng cục Kỹ thuật có phòng kiểm định an toàn đối với trang bị kỹ thuật trong quân đội. Tuy nhiên, do đặc điểm về công nghệ và thực trạng công tác an toàn hiện nay đòi hỏi chất lượng huấn luyện về an toàn, bảo hộ lao động trong các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật phải nâng cao một bước. Vì vậy, các đơn vị cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau đây.

Thứ nhất, Các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật phải phối hợp với Cục

Hậu cần và Bộ Tham mưu của Tổng cục trong công tác quy hoạch cơ sở (nhà máy) về cấu hình, quy mô và công tác bảo vệ môi trường.

Thứ hai, Xác định công nghệ phù hợp bảo đảm hiện đại và thân

thiện với môi trường.

Thứ ba, Tiến hành tiếp nhận công nghệ mới chặt chẽ và tổ chức vận

hành đúng quy trình.

Thứ tư, Tổ chức huấn luyện sử dụng công nghệ mới đúng quy định.

Trong đó tập trung đầu tư biên soạn giáo trình mới phù hợp trang bị công nghệ, duy trì chặt chẽ nề nếp huấn luyện về kỹ năng an toàn cho người lao động. Xây dựng và ban hành chế tài quản lý lao động, các quy chế, quy định an toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; xây dựng và đề xuất các giải pháp bảo đảm an toàn, đề xuất cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Về vệ sinh lao động, cần phải xác định rõ các nội dung của vệ sinh lao động đối với công nghệ đang sử dụng, trong đó phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động các yếu tố đối với người lao động. Trên cơ sở đó, xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại và xây dựng các biện pháp về vệ sinh lao động như xác định khoảng cách an toàn trong sản xuất, các yếu tố có hại tới

sức khỏe người lao động dựa trên tài liệu công nghệ và các nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất. Các biện pháp tổ chức huấn luyện, kiểm tra và theo dõi công tác thực hiện; quy định về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân sau lao động; Các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu tác động bất lợi của môi trường lao động (hóa chất, phóng xạ, tiếng ồn, cháy nổ...).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số giải pháp bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân tại các cơ sở sửa chữa trang, thiết bị kỹ thuật thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)