hiện có và định hướng cho công nghệ mới, thiết bị mới
Đây là giải pháp cơ bản, có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng sức khỏe cho công nhân. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, công nghệ là yếu tố cốt lõi, chìa khóađảm bảo cho nền công nghiệp quốc gia phát triển nhanh và bền vững. Khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quân sự quốc phòng. Nhiều loại vũ khí, trang
bị mới ra đời đã làm thay đổi phương thức, nghệ thuật tác chiến. Là một mặt công tác bảo đảm tác chiến, kỹ thuật quân sự không thể nằm ngoài xu thế phát triển đó. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm TBKT, vũ khí với chất lượng tốt, đủ nhu cầu cho lực lượng vũ trang SSCĐ và chiến đấu thắng lợi, đòi hỏi ngành kỹ thuật toàn quân cần có bước chuyển mạnh mẽ cả về nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ tiên tiến.
Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cuộc cách mạng 4.0) đang đặt ra những yêu cầu mới về công nghệ sản xuất, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật. Thế hệ vũ khí trang bị trên thế giới phát triển với tốc độ rất cao, các nước có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại đã trang bị cho quân đội thế hệ vũ khí thứ 5, vũ khí công nghệ cao, số hóa trong điều khiển tác chiến. Việc lựa chọn công nghệ trong sửa chữa trang bị kỹ thuật phải có tầm nhìn chiến lược, định hướng lâu dài cho tương lai tránh lãng phí và nhanh chóng lạc hậu, phải lựa chọn đội ngũ chuyên gia có đủ năng lực để tham mưu cho QUTW và BQP xây dựng chiến lược về trang bị, định hướng trang bị của các quân chủng, binh chủng và phải phù hợp với quan điểm, chiến lược quân sự của Đảng. Trong đó, quan tâm đến các yếu tố ở tầm chiến lược như định hình, dự báo về quy mô, tính chất của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai; Nhu cầu khối lượng trang bị kỹ thuật sử dụng chủ yếu trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Khả năng bảo đảm ngân sách của nhà nước cho công tác mua sắm trang bị kỹ thuật và khả năng về nguồn nhân lực và kinh phí ngân sách phục vụ cho nhiệm vụ sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật…
Căn cứ vào những định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước, của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng để đề xuất chiến lược cho ngành kỹ thuật, xác định lộ trình để triển khai thực hiện, phải có tính khả thi cao, kiên quyết lựa chọn công nghệ thân thiện với môi trường bảo đảm an ninh sức khỏe cho người lao động. Tập trung những vấn đề cốt lõi sau đây.
Một là, xây dựng chiến lược về trang bị-định hình công nghệ sửa chữa
Ba là, đào tạo nhân lực có đủ năng lực để tiếp nhận, sử dụng hiệu quả nguồn lực được đầu tư.
Bốn là, xây dựng quy hoạch, lựa chọn công nghệ phải hướng tới môi
trường (công nghệ xanh) yếu tố an ninh sức khỏe cho người lao động phải được đặt lên hàng đầu.
Về trang bị máy móc tại các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật, cần kết hợp giữa mua sắm, đầu tư trang bị mới với cải tiến nâng cấp, kéo dài niên hạn sử dụng các trang bị đáp ứng các tiêu chí như: Bảo đảm yêu cầu tự động hóa những khâu có nguy cơ cao nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đối với con người. Có khả năng sản xuất vật tư phục vụ cho công tác sửa chữa thay thế; Đạt yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động. Quy hoạch, lựa chọn dây chuyền sản xuất phải khoa học, tránh tác động chéo trong quá trình sản xuất.
Về an toàn lao động và an ninh sức khỏe của người lao động, xuất phát từ đặc điểm của công nghệ sửa chữa trong lĩnh vực quân sự. Quá trình lao động, công nhân phải làm việc với những trang bị cơ khí lớn như súng, pháo, xe tăng, đạn, thuốc nổ và hóa chất độc hại tác động thường xuyên đến người lao động trong quá trình sản xuất. Vì vậy quá trình tổ chức lao động phải quan tâm quy hoạch khu vực sản xuất, dây chuyền công nghệ khoa học; bảo đảm các yếu tố về vật lý, sinh hóa phù hợp để giảm thiểu tác động bất lợi, tạo môi trường lao động an toàn như: bảo đảm ánh sáng trong sản xuất, xây dựng nhà xưởng có độ bền cao, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường; bảo đảm nhiệt độ trung bình, nhiệt độ cao nhất trong khu vực sản xuất nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép; có đầy đủ hệ thống thông gió, hút bụi cho nhà xưởng; bố trí đủ các công trình phụ trợ bảo đảm cho sản xuất (khu vực thay quần áo, nghỉ giữa ca, khu vực vệ sinh, nhà tắm vv...);
Bên cạnh đó, nhất thiết phải xây dựng hệ thống quan trắc về môi trường và chuẩn bị phương án xử lý sự cố về môi trường, khắc phục tai nạn lao động nhằm chủ động ứng phó khi tình huống xảy ra. Trang bị hệ thống giám sát và
xây dựng các chế tài đối với người lao động, nếu vi phạm những quy định về an toàn, vệ sinh lao động đồng thời xây dựng quy trình kiểm định, bảo dưỡng máy móc trong quá trình sản xuất, bảo đảm an toàn cho người lao động.
Mặt khác, cần làm tốt công tác vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe công nhân (người lao động), từng bước nghiên cứu nhằm hạn chế và tiến tới thay thế các hóa chất độc hại trong sản xuất, giảm phát thải trong môi trường lao động và môi trường bên ngoài. Cung cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động như nút tai chống ồn, mặt nạ phòng độc... quần áo bảo hộ đặc chủng cho các vị trí sản xuất đặc thù. Thường xuyên, định kỳ tổ chức khảo sát, kiểm tra môi trường lao động theo quy định để phát hiện sớm các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Xây dựng nội quy với tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh môi trường phòng chống tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp.
Đối với cấp ủy, chỉ huy các đơn vị, một mặt cần quan tâm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời các bệnh có tính phổ biến tại đơn vị (cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật). Mặt khác, phải xây dựng hệ thống quy định, quy chế phù hợp với điều kiện sản xuất triển khai, duy trì thực hiện nghiêm túc trong quá trình sản xuất. Giáo dục nâng cao ý thức của người lao động trong công tác bảo vệ môi trường, đi đôi với tổ chức tập huấn nâng cao hiểu biết, kỹ năng về vệ sinh, an toàn lao động cho công nhân. Nghiên cứu, bố trí nhân lực, ca lao động phù hợp với điều kiện môi trường lao động và sức khỏe người lao động.