Đánh giá công tác an toàn thương hiệu HSB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đảm bảo an ninh thương hiệu HSB của khoa quản trị và kinh doanh, đại học quốc gia hà nội (Trang 38 - 45)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng công tác đảm bảo an ninh thƣơng hiệu tại HSB

2.2.1. Đánh giá công tác an toàn thương hiệu HSB

HSB là một đơn vị giáo dục sớm thấy yếu tố cần thiết, bắt buộc của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu nhằm mục đích độc quyền khai thác lợi ích từ nhãn hiệu của mình trong thời gian bảo hộ đồng thời cũng tránh gây nhầm lẫn nhưng theo thu thập dữ liệu thứ cấp tại HSB cho thấy HSB chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu

Bảo hộ thương hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam như thế nào? Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý... được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký các đối tượng đó theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (Điều 752, Bộ luật Dân sự 2005). Theo khoản 3, Điều 6, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước tuân theo các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản có liên quan. Theo đó, các chủ thể có nhãn hàng hóa, tên thương mại đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại các Điều 72, 76, Luật Sở hữu trí tuệ đều có quyền nộp đơn xin bảo hộ độc quyền thương hiệu, để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền.

a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều 105 và điều 106 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Còn tên thương mại được bảo hộ cho đến khi chủ thể đó chấm dứt hoạt động kinh doanh. Đối với chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa, Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý đó. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Chủ thể có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ là cơ quản quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký thương hiệu ra nước ngoài được thực hiện theo các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia. Trong điều kiện hội nhập thì việc bảo hộ thương hiệu không chỉ đặt ra đối với thị trường trong nước, mà đó cũng là vấn đề quan trọng,cần thiết đối với thị trường quốc tế. Nó là điều kiện tốt để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất. Theo quy định của pháp luật

Việt Nam thì khi đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam, thương hiệu đó không đương nhiên được bảo hộ tại các quốc gia khác trừ trường hợp hiệp định song phương giữa các quốc gia có quy định khác. Vì vậy, để thương hiệu của mình được bảo hộ ở quốc gia khác hay bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới thì các chủ thể cũng phải tiến hành đăng ký bảo hộ theo quy định của các điều ước quốc tế. Việt Nam đã là thành viên của Thoả ước Madrid (do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO quản trị) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, với hơn 50 quốc gia là thành viên. Đăng ký theo Thoả ước này, chủ thương hiệu chỉ cần dùng 1 đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, đánh dấu những nước thành viên doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký theo hệ thống này khá đơn giản, tiện lợi và chi phí có thể rẻ hơn gấp 10 lần so với việc đăng ký trực tiếp ở từng nước. Tuy nhiên, đơn đăng ký này chỉ được thực hiện khi thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Thời hạn xem xét đơn đăng ký quốc tế trong vòng 01 năm. Nếu các doanh nghiệp quan tâm đến các thị trường là thành viên của Thoả ước thì nên thực hiện việc đăng ký theo hình thức này. Mặt khác, từ ngày 11/7/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu bảo hộ ở các nước đã là thành viên của Thoả ước hoặc Nghị định thư. Với những nước không phải là thành viên của Thoả ước Madrid, khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước khác các doanh nghiệp sẽ phải đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia đó. Thủ tục đăng ký được tiến hành tại các cơ quan sở hữu công nghiệp của các nước đó. Để nộp đơn và làm thủ tục đăng ký, doanh nghiệp có thể sử dụng đại diện hoặc chi nhánh tại các quốc gia đó; hoặc sử dụng Công ty đại diện sở hữu công nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

Tên trường đại học và nhãn hiệu của trường đại học là các đối tượng khác nhau. Quyền đối với tên trường đại học tự động phát sinh kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập trường đại học có hiệu lực pháp luật. Nhưng quyền đối với nhãn hiệu thì không tự động phát sinh, nó chỉ phát sinh với 2 điều kiện:

- Trường đại học có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

- Được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi tác giả tiến hành tra cứu thương hiệu với tên gọi, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Quản trịKinh doanh, (Đại học Quốc gia Hà Nội), HSB...trên website chính thức của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam http://iplib.noip.gov.vn thì thu được 02 kết quả như sau:

Điều đó cho thấy HSB chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hiện tại HSB đã chú trọng đến vấn đề bản quyền của các chương trình nhưng với việc thương hiệu tồn tại tương đối lâu như HSB (22 năm) và được Đại học Quốc gia Hà Nội (một cơ quan ngang bộ) cấp quyết định thành lập, cùng với việc là một tổ chức giáo dục nên có thể nói rằng việc đăng ký nhãn hiệu chưa được thực sự được quan tâm.Cũng như nhận thấy tầm quan trọng của nhãn hiệu trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Việc tranh chấp và khả năng xảy ra tranh chấp nhãn hiệu giữa các trường đại học là có thật, nguyên nhân thuộc về các trường đại học có một phần, phần khác thuộc về quy định pháp luật cho hoạt động của hệ thống quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, khi mà quyền quản lý tên thương mại và nhãn hiệu lại thuộc về các cơ quan khác nhau, sự phối hợp giữa các cơ quan

Để làm rõ không chỉ vấn đề an toàn thương hiệu mà phải đi đến an ninh thương hiệu, trong quá trình nghiên cứu tác giả có tiến hành khảo sát để đánh giá các yếu tố liên quan đến an ninh thương hiệu cụ thể: số lương phiếu thống kê cho phần trả lời được trình bày ở bảng dưới

Bảng 2.1. Thống kê phiếu khảo sát tại HSB

Đối tƣợng Số phiếu phát ra Số phiếu nhận về Số phiếu hợp lệ

Lãnh đạo và nhân viên HSB 30 30 30

Người học HSB 40 28 (*) 23

Cán bộ tại các trường trực thuộc VNU 30 25 22 (**)

Tổng cộng 100 93 75

Ghi chú: * do học viên không đến lớp; ** do điền thiếu thông tin

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017)

Trong tổng số 100 phiếu hỏi, có 75 phiếu nhận về hợp lệ, trong đó có 30/30 phiếu đánh giá từ phía cán bộ của HSB, 23/40 phiếu đánh giá từ phía người học và 22/30 phiếu đánh giá từ phía cán bộ quản lý VNU.

Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp liên quan đến yếu tố an toàn thương hiệu cho thấy kết quả như bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Đánh giá mức an toàn thƣơng hiệu HSB

Nội dung biến đo lường Chỉ số thống kê mô tả

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ nổi tiếng của thương hiệu

HSB tại thị trường Việt Nam

6,2 0,83

Mức độ nổi tiếng của thương hiệu HSB tại các thị trường nước ngoài

4,8 1,1

Mức độ cạnh tranh 5,8 0,83

Đánh giá theo từng yếu tố trong bảng:

- Về mức độ nổi tiếng của thương hiệu HSB tại thị trường Việt Nam đượcđánh giá ở thang điểm/mức điểm 6,2/10. Đây là mức điểm trung bình chứng tỏ thương hiệu HSB chưa phải là một thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam. Điều này có thể được lý giải do, HSB mới là mô hình theo hình thức “Khoa” chưa thực sự là một “Trường” ngay từ khi thành lập HSB tới năm 2012, HSB luôn tập trung tới vấn đề giảng dạy và định hướng theo hiệu quả kinh tế, dẫn tới các yếu tố tiên quyết làm nên thương hiệu HSB bị thiếu hụt trầm trọng, muốn tạo thương hiệu đại học, trước hết chất lượng đào tạo phải đảm bảo. Muốn có chất lượng, phải có một đội ngũ cán bộ giảng dạy vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ. Bởi, nét đặc trưng của việc giảng dạy bậc sau đại học, là người dạy phải dạy cái mình nghiên cứu cho học viên, chứ không phải là trình bày lại kết quả nghiên cứu của người khác. Nguồn giảng viên thuộc diện biên chế thực thụ của HSB chưa nhiều, chủ yếu mời thỉnh giảng ở các trường.Có một điểm cộng cho thương hiệutrước đây, HSB rất chú ý mời các học giả, đó là những người dù không có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ nhưng là những nhà nghiên cứu, có kiến thức chuyên môn sâu, có công trình nghiên cứu được xã hội công nhận đến dạy.

- Về mức độ nổi tiếng tại thị trường nước ngoài: lý giải dù HSB đã có một số chương trình liên kết nhưng những chương trình/quốc gia này chưa phải là những chương trình có ranking cao hoặc đưa về đào tạo tại HSB gặp nhiều vấn đề về pháp lý, một số chương trình đào tạo chỉ mang tính ngắn hạn và không thực sự tạo được tiếng vang, mức độ phủ sóng/tuyển sinh chưa được nhiều. Hiện tại việc hợp tác với các đối tác nước ngoài còn mang tính thụ động, chưa thực sự có bộ phận chuyên trách, hay kinh phí cho việc đi tìm kiếm đối tác.

trước đây mạnh về chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, hay các chương trình đào tạo ngắn hạn, chuẩn chức danh, không có các chuyên ngành đào tạo phong phú khác cũng như chỉ có duy nhất cấp đào tạo Thạc sĩ và các chương trình ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đảm bảo an ninh thương hiệu HSB của khoa quản trị và kinh doanh, đại học quốc gia hà nội (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)