Định hƣớng pháttriển của Khoa Quảntrị và Kinh doanh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đảm bảo an ninh thương hiệu HSB của khoa quản trị và kinh doanh, đại học quốc gia hà nội (Trang 61 - 64)

2.3 .Đánh giá công tác đảm bảo an ninh thƣơng hiệu tại HSB

3.1. Định hƣớng pháttriển của Khoa Quảntrị và Kinh doanh trong

gian tới

3.1.1. Tầm nhìn và sứ mệnh -Tầm nhìn -Tầm nhìn

Đến năm 2020 VNU-HSB sẽ trở thành một tổ chức nghiên cứu, tư vấn và đào tạo liên ngành hàng đầu tại Việt Nam và Asean về quản trị chiến lược, công nghệ, doanh nghiệp và phát triển bền vững.

- Sứ mệnh

VNU-HSB đào tạo các nhà lãnh đạo, quản trị và điều hành chuyên nghiệp cho cả khu vực công và khu vực tư, và đóng góp tích cực trong quá trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các khoa học quản trị liên ngành tại Việt Nam.

- Mục tiêu chung

Đảm bảo phát triển bền vững thương hiệu HSB trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, gắn kết chặt chẽ công tác nghiên cứu khoa học với việc giảng dạy, tư vấn và chuyển giao công nghệ quản trị cho các tổ chức và doanh nghiệp.

3.1.2. Yêu cầu của Ban chủ nhiệm Khoa đảm bảo an ninh thương hiệu

Về nhận thức: tất cả các cấp từ lãnh đạo tới quản lý cấp trung, cán bộ nhân viên đều phải có kiến thức từ cơ bản tới đầy đủ về những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, làm ảnh hưởng tới an ninh thương hiệu.

Về nhân sự: thành lập theo lộ trình các nhóm chuyên gia về an ninh thương hiệu (giai đoạn 1); xử lý khủng hoảng thương hiệu (giai đoạn 2). Mỗi phòng ban, bộ phận phải có ít nhất một người chuyên trách về xử lý các công tác được phân công liên quan tới an ninh thương hiệu.

Về các hoạt động giáo dục, đào tạo: Tiếp tục duy trì đồng thời cải tiến các quy trình đào tạo, ngay lập tức phải tuyển dụng giảng viên cơ hữu có chất lượng, trình độ cao.

Về kế hoạch thực hiện:

+ Căn cứ vào các yếu tố thông qua phương trình an ninh thương hiệu lập kế hoạch thực hiện đảm bảo an toàn, ổn định, phát triển bền vững thương hiệu, tăng chi phí quản trị rủi ro, giảm các chi phí xử lý khủng hoảng;

+ Kế hoạch phải đầy đủ những nội dung, công cụ, văn bản hướng dẫn các cá nhân, đơn vị thực hiện;

+ Đào tạo, huấn luyện cho các cấp về các yếu tố ảnh hưởng tới công tác đảm bảo an ninh thương hiệu. Chỉ ra những kỹ năng trong các tình huống cụ thể phát sinh.

Nguồn: Phỏng vấn Ban chủ nhiệm Khoa HSB (2017)

3.1.3. Phân tích SWOT của HSB

Căn cứ vào tình hình các yếu tố môi trường bên ngoài và tình hình hoạt động của HSB thời gian vừa qua, tác giả có buổi trao đổi làm việc với lãnh đạo cấp cao của HSB và thiết lập ma trận SWOT tổ chức này như bảng dưới.

Bảng 3.1. Ma trận SWOT của HSB Các yếu tố Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài Các yếu tố môi trƣờng bên trong

Cơ hội: O (Opportunities)

- O1: Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, đã giao quyền tự chủ toàn diện hơn trong các lĩnh vực hoạt động (tự chủ về học thuật, chuyên môn, tài chính, nhân sự, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế...).

- O2: Vị trí của Khoa ở trung tâm,

Nguy cơ: T (Threaten)

- T1: Nhiều trường đại học tại Hà Nội có đào tạo thạc sĩ Quản

trị Kinh doanh,

chương trình ngắn hạn.

- T2: Bão hòa về đào tạo Thạc sĩ.

Điểm mạnh: S (Strength) - S1: Là đơn vị tự chủ, hạch toán độc lập ngay từ khi thành lập. - S2: Là đơn vị trực thuôc VNU.

Chiến lƣợc SO: Phát huy điểm mạnh,

tận dụng thời cơ.

- SO1: Phát huy tinh thần tự chủ hơn nữa thực hiện các công tác như một doanh nghiệp.

- SO2: Tận dụng uy tín, vị trí của Khoa nằm trong Đại học Quốc gia, gần một số trường: Thương mại, Điện lực...doanh nghiệp: Viettel, Sông Đà... tổ chức những sự kiện lớn thu hút sinh viên, các cơ quan để quảng bá hình ảnh của Khoa. Chiến lƣợc ST: Phát huy điểm mạnh, né tránh nguy cơ. - ST1: Luôn có biện pháp duy trì uy tín đào tạo, tạo sự khác biệt với các chuyên ngành đào tạo mới (như Quản trị An

ninh phi truyền

thống) để xã hộicó nhiều lựa chọn sản phẩm đào tạo của Khoa hơn. Điểm yếu: W (Weakness) - W1: Hoạt động đào tạo chưa thực sự tốt - W2: Truyền thông của Khoa nói chung còn yếu

Chiến lƣợc WO: Khắc phục điểm

yếu, tận dụng cơ hội

- WO1: Khảo sát học viên ở nhiều khía cạnh về nhu cầu hoạt động đào tạo để đưa ra các biện pháp đáp ứng

hiệu quả và kinh tế nhất

- WO2: Tận dụng lợi thế là đơn vị trực thuộc ĐHQGHN để truyền thông bằng các phương pháp marketing online đang phát triển.

. Chiến lƣợc WT: Khắc phục điểm yếu, né tránh nguy cơ. - WT1: (W1, W2 + T1)

Tập trung vào cải tiến chất lượng đào tạo cân bằng giữa dịch vụ và học thuật. - WT2: Truyền thông theo hướng chọn lọc, tạo điểm riêng biệt: Ví dụ chương trình lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam và Đông Nam Á: Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống.

Nguồn: Phỏng vấn ban lãnh đạo cấp cao HSB, tham khảo ý kiến chuyên gia và tổng hợp của tác giả (2017)

3.2. Đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đảm bảo an ninh thương hiệu HSB của khoa quản trị và kinh doanh, đại học quốc gia hà nội (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)