.2 Bảng các nghề nghiệp đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại công ty TNHH manulife (việt nam) chi nhánh hà nội (Trang 55 - 59)

NGHỀ NGHIỆP MÔ TẢ RỦI RO

Thám hiểm đại dƣơng Môi trƣờng làm việc đặc biệt mà cơ thể không dễ thích nghi, phải sử dụng thiết bị thăm dò dƣới những tầng nƣớc khá sâu.

Phá nhà cao tầng Những ngôi nhà cấu trúc yếu có khả năng sập, gây nổ và việc sử dụng các chất nổ khác có thể rất nguy hiểm. Lính cứu hỏa và dập khói Hít thở phải khó bụi, các thiết bị có thể sự cố và không

hoạt động, có thể bị mắc kẹt.

Thợ mỏ và ngƣời khai thác đá Nguy cơ tai nạn, đá rơi và sập hầm, cháy và nổ, ngạt thở và hít phải khí độc.

Diễn viên đóng thế Nguy cơ tai nạn từ các hoạt động: lái xe tốc độ cao, nhảy vọt lên cao, lặn, dễ gặp rủi ro cháy nổ.

Phân tích kim loại phóng xạ Tiếp cận với các phóng xạ độc hại và các tác nhân có khả năng gây ra ung thƣ.

Các nghề nghiệp đƣợc liệt kê trong sổ tay bảo hiểm, khi thẩm định thông thƣờng phải tính phí dƣới chuẩn. Nếu có thay đổi nghề nghiệp thì thời gian ít nhất là 1 năm. Thói quen giải trí và các hoạt động thể thao chuyên nghiệp cũng có nguy cơ rủi ro cao và sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Manulife. Để loại trừ các trƣờng hợp này Manulife thu thập thông tin bằng cách yêu cầu khách hàng trả lời một số câu hỏi liên quan đến hoạt động này.

Bên cạnh việc xem xét các nhân tố về y tế và cá nhân, các chuyên viên đánh giá rủi ro cũng phải xem xét đến yếu tố về tài chính của ngƣời yêu cầu bảo hiểm. Nếu ngƣời tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm vƣợt quá khả năng đóng góp và nhu cầu của họ thì họ sẽ không có khả năng đóng phí lâu dài, sẽ ảnh hƣởng đến tuổi thọ của hợp đồng bảo hiểm, khi đó sẽ gây tổn thất cho chính ngƣời tham gia bảo hiểm và cũng làm ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty bảo hiểm. Hơn nữa việc mua bảo hiểm vƣợt quá nhu cầu và khả năng tài chính có thể tiềm ẩn khả năng đầu cơ và sự lựa chọn bất lợi. Do đó, các chuyên viên đánh giá rủi ro chỉ chấp nhận bảo hiểm dựa trên nguyên tắc nhu cầu thật sự của ngƣời yêu cầu bảo hiểm bao gồm cả tổn thất về tài chính. Nguồn thông tin về tài chính của Ngƣời yêu cầu bảo hiểm dựa trên kê khai của chính ngƣời yêu cầu bảo hiểm và báo cáo của đại lý khai thác.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu ĐGRR thực hiện qua các năm (2014-2016)

CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

% khám sức khỏe/GYCBH 28%/GYCBH 30%/GYCBH 31%/GYCBH % châp nhận dƣới chuẩn/tổng

số GYCBH 7%/Tổng số GYCBH 10,6%/Tổng số GYCBH 11%/Tổng số GYCBH

Nguồn: báo cáo nội bộ Manulife

- Tỷ lệ khách hàng đƣợc kiểm tra sức khỏe trƣớc khi chấp nhận bảo hiểm luôn vƣợt mức đề ra (25%).

- Số lƣợng khách hàng đƣợc chấp nhận bảo hiểm dƣới chuẩn đã tăng dần qua các năm. Việc mở rộng các đối tƣợng đƣợc chấp nhận bảo hiểm với mức phí

dƣới chuẩn đã làm giảm đi số các trƣờng hợp bị từ chối trong khi tỷ lệ kiểm tra sức khỏe vẫn đƣợc duy trì ở mức cao.

- Số lƣợng khách hàng bị từ chối chấp nhận bảo hiểm qua hồ sơ khám sức khỏe chiếm 6%.

(ii)Quản trị công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm:

Tƣơng tự nhƣ nghiệp vụ đánh giá rủi ro chấp nhận bảo hiểm, nghiệp vụ giải quyết quyền lợi bảo hiểm cũng thực hiện mô hình quản lý tập trung từ năm 2011. Phòng giải quyết quyền lợi bảo hiểm đƣợc thành lập trực thuộc Khối nghiệp vụ gồm các chuyên viên kinh tế với chức năng tham mƣu cho Lãnh đạo Manulife trong việc: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng không may gặp rủi ro đồng thời giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

Một trong những mục đích quan trọng nhất của công tác đánh giá rủi ro là bảo vệ cả Công ty bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm tránh những rủi ro lớn. Do vậy, công tác đánh giá rủi ro hiệu quả sẽ giúp công ty bảo hiểm thực hiện những trách nhiệm của mình đối với những ngƣời tham gia bảo hiểm trong việc: Giải quyết chi trả tất cả các yêu cầu bồi thƣờng hợp lệ một cách nhanh chóng và chính xác hoặc từ chối những yêu cầu bồi thƣờng gian lận hoặc ngoài phạm vi bảo hiểm.

Các chuyên viên giải quyết quyền lợi bảo hiểm phải đảm bảo tất cả các yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm đều đƣợc giải quyết một cách chính xác. Sai sót trong giải quyết quyền lợi bảo hiểm có thể là nguyên nhân gây rắc rối về tài chính và pháp lý, đồng thời làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của công ty. Chính vì vậy nghiệp vụ giải quyết quyền lợi bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong khối quản trị rủ ro của doanh nghiệp bảo hiểm. Qua nghiệp vụ này có thể phát hiện những trƣờng hợp trục lợi bảo hiểm từ đó có những điều chỉnh kịp thời giữa các nghiệp vụ đánh giá rủi ro, quản lý hợp

ban hành quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhằm đảm bảo tính thống nhất, chuyên nghiệp từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu giám định xác minh và giải quyết chi trả tiền bảo hiểm cho các khách hàng không may gặp rủi ro.

Công tác giám định xác minh trƣớc khi ra quyết định chi trả quyền lợi bảo hiểm là một hoạt động không thể thiếu tại. Để có thể kiểm soát chi phí đầu ra Manulife luôn chú trọng và tăng cƣờng công tác giám định xác minh trƣớc khi giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Gian lận, trục lợi có tác động rất mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, vì vậy giám định xác minh đƣợc xem nhƣ một chiếc “barie” để ngăn chặn hiện tƣợng gian lận, trục lợi bảo hiểm.

Để giải quyết một Đơn yêu cầu đòi tiền bảo hiểm, chuyên viên giải quyết quyền lợi và giám định viên phải cùng hợp tác nghiên cứu hồ sơ, xem xét các thông tin do khách hàng cung cấp có hợp lý, logic không? lƣu ý những mâu thuẫn giữa các thông tin giấy tờ để xác định mức độ trung thực của từng hồ sơ.

Các giám định viên phải trực tiếp đến địa bàn nơi xảy ra sự kiện bảo hiểm để thu thập chứng cứ, xác định thời gian, địa điểm, nguyên nhân, hậu quả của sự kiện. Ghi hình chứng cứ, sao chép biên bản tai nạn tại các cơ quan công an, sao chép bệnh án tại các bệnh viện, lấy xác nhận của các cơ quan chức năng để hoàn thành báo cáo giám định xác minh.

Căn cứ vào báo cáo giám định xác minh, kết hợp quá trình nghiên cứu phân tích thông tin trên hồ sơ, Chuyên viên giải quyết quyền lợi bảo hiểm sẽ tra cứu “Cẩm nang giải quyết quyền lợi bảo hiểm” để ra quyết định chấp thuận chi trả hay từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

Kết quả thực hiện trong 3 năm (2014-2016)

Manulife đã giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho hơn 34 nghìn khách hàng với số tiền gần 130 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bảo Việt Nhân thọ cũng phát hiện và từ chối các trƣờng hợp gian lận, trục lợi bảo hiểm của khách hàng. Cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại công ty TNHH manulife (việt nam) chi nhánh hà nội (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)