Các loại rủi ro hoạt động của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại công ty TNHH manulife (việt nam) chi nhánh hà nội (Trang 28 - 30)

1.2. Quản trị rủi ro hoạt động của công ty bảo hiểm nhân thọ

1.2.2. Các loại rủi ro hoạt động của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ:

Rủi ro hoạt động là những rủi ro liên quan đến việc DNBH (và những ngƣời hoạt động trong/cho DNBH) không đáp ứng tốt các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc, liên quan đến việc thực hiện không đúng các quy trình hoạt động của DNBH. Nhƣ vậy, rủi ro hoạt động có thể phát sinh ngay từ trong hoạt động của DNBH hoặc từ các tác động và sự kiện ở bên ngoài. Có thể nói, rủi ro hoạt động khá đa dạng, ảnh hƣởng đến DNBH nhiều hơn so với các rủi ro khác và đặc biệt có nhiều rủi ro khó lƣợng hoá vì tính chất định tính nhiều hơn trong khi dữ liệu của các DNBH liên quan đến rủi ro này hoặc là không có hoặc là không nhất quán với nhau. Theo điều tra của KPMG, trong tổng số vốn dựa vào rủi ro của một DNBH thì phần vốn cần thiết đề đảm bảo trang trải bù đắp cho các rủi ro hoạt động chiếm từ 8-20%.

Các rủi ro hoạt động thƣờng có trong DNBH là:

Rủi ro tranh chấp: là một dạng rủi ro pháp lý, thƣờng phát sinh trong quá trình giải quyết chi trả bồi thƣờng. Tranh chấp giữa DNBH với ngƣời đƣợc bảo hiểm hoặc ngƣời thụ hƣởng thƣờng xoay quanh phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm và mức chi trả bồi thƣờng. Ngƣời đƣợc bảo hiểm hoặc

ngƣời thụ hƣởng có quyền khiếu nại ra Toà án nhân dân có thẩm quyền khi DNBH từ chối bồi thƣờng chi trả hoặc khi họ thấy không thoả mãn với số tiền mà DNBH bồi thƣờng chi trả.

Nếu việc từ chối bồi thƣờng chi trả của DNBH là chính xác thì chi phí cho vụ kiện của DNBH chỉ giới hạn là chi phí cho việc bảo vệ vụ kiện. Tuy nhiên các chi phí này có thể không nhỏ vì chúng bao gồm không chi phí cho luật sƣ và các chi phí pháp lý khác, mà còn cả chi phí thời gian mà DNBH phải bỏ ra để thu thập thông tin, xin tƣ vấn luật sƣ, cung cấp lời khai bằng chứng, và khai báo trƣớc toà. Mặc dù, các DNBH nói chung sẽ thuê tƣ vấn luật ở bên ngoài nhƣng họ thƣờng phải yêu cầu cả nhân viên của mình và đôi khi cả trung gian BH giúp đỡ thêm cho tƣ vấn luật bên ngoài.

Rủi ro không tuân thủ: phát sinh do DNBH, do nhân viên của DNBH hoặc gián tiếp do các đại lý đã không tuân thủ theo quy định pháp luật trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ. Loại rủi ro này phát sinh từ việc không tuân thủ việc khai thác hợp đồng BHNT nhƣ:

(i) Cạnh tranh bất hợp pháp; (ii) Trục lợi bảo hiểm;

(iii) Vi phạm về bí mật thông tin, vi phạm về sử dụng điều khoản, quy tắc, hoa hồng,

(iv) Vi phạm về tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và hoạt động đại lý,…; (v) Hoặc từ việc không tuân thủ về chế độ tài chính kế toán và báo cáo.

Trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm, việc báo cáo sai các kết quả kinh doanh một cách chủ ý vay vô ý diễn ra khá nhiều. Và đôi khi, các bên có liên quan nhƣ nhà đầu tƣ hay cơ quan quản lý nhà nƣớc lại có thể nhận định, đánh giá khả năng thanh toán và hoạt động của DNBH qua các việc báo cáo sai. Một DNBH gần kề với tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc thậm chí trên thực tế là mất khả năng

thƣờng, phát hành nhiều đơn bảo hiểm hơn với mức phí không đầy đủ và làm cho quy mô của tình trạng mất khả năng thanh toán càng lớn hơn.

Ngoài ra, còn có rất nhiều các rủi ro khác của DNBH đƣợc xếp vào nhóm rủi ro hoạt động nhƣ Rủi ro gian lận (gian lận nội bộ hoặc gian lận từ bên ngoài); Rủi ro thiệt hại về tài sản của DNBH; Rủi ro liên quan đến việc điều hành, phân phối và quản lý quy trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động tại công ty TNHH manulife (việt nam) chi nhánh hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)