1.2. Quản trị rủi ro hoạt động của công ty bảo hiểm nhân thọ
1.2.3. Quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Quản trị rủi ro của tổ chức và doanh nghiệp là các quy trình mà ở đó những ngƣời có trách nhiệm tiến hành mọi hoạt động và sử dụng mọi công cụ có thể để nghiên cứu, dự báo, hoạch định và thực thi các chiến lƣợc và các kế hoạch để phòng ngừa các rủi ro và ứng phó với các khủng hoảng để đảm bảo duy trì đƣợc khả năng cạnh tranh bền vững hay sự phát triển bền vững của tổ chức hay doanh nghiệp (Nguồn: Giáo trình Quản trị rủi ro và An ninh doanh nghiệp năm 2015, PGS.TS. Hoàng Đình Phi, HSB 2015).
Quản trị rủi ro hoạt động là quá trình doanh nghiệp tiến hành các hành động tác động đến rủi ro hoạt động bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phƣơng pháp quản lý để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là: nhận diện, đo lƣờng, báo cáo, quản lý, kiểm soát nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra. Quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhƣng trong mức độ dự đoán trƣớc và công ty có thể kiểm soát đƣợc.
Khung quản trị rủi ro hoạt động:
Quản trị rủi ro tại công ty BHNT hiện đại nên tổ chức theo mô hình “3 lớp phòng vệ” với các đặc điểm quan trọng nhƣ sau:
HĐQT/HĐTV giám sát rủi ro một cách tách biệt với Ban điều hành. Lớp phòng vệ thứ 1 – Bản thân các bộ phận kinh doanh có trách nhiệm quản lý rủi ro trong phạm vi bộ phận.
Lớp phòng vệ thứ 2- Bộ phận quản lý rủi ro tập trung và độc lập có trách nhiệm phát triển, duy trì và giám sát quản lý rủi ro toàn doanh nghiệp;
Lớp phòng vệ thứ 3 – Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập, giám sát đảm bảo tính tuân thủ với chiến lƣợc, chính sách và các quy định quản trị rủi ro đã đặt ra. (Hình 1).
Hình 1.1: Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ”
Quy trình quản trị rủi ro hoạt động
Hình 1.2. Quy trình quản trị rủi ro
(Nguồn: PGS.TS. Hoàng Đình Phi, HSB 2015)
Mỗi loại rủi ro có thể có một quy trình quản trị riêng tùy theo quy định của pháp luật và khẩu vị chấp nhận rủi ro của DN. Đối với rủi ro hoạt động, quy trình quản trị rủi ro hoạt động cũng tƣơng tự nhƣ quy trình quản trị rủi ro nhƣ trên. Tuy nhiên trong luận văn này, để phù hợp với loại rủi ro đang nghiên cứu là rủi ro hoạt động, luận văn sẽ trình bày quy trình quản trị rủi ro hoạt động bao gồm các bƣớc sau:
Bước 1: Đặt mục tiêu.
Trƣớc hết, DNBH cần đặt mục tiêu QTRR hoạt động.
Mục tiêu của QTRR hoạt động trong DNBH là kiểm soát đƣợc biên độ và tần suất xảy ra rủi ro hoạt động với chi phí thích hợp, đảm bảo duy trì và gia tăng hiệu quả kinh doanh của DNBH trong mọi tình huống. Với mục tiêu này, nhà QTRR phải nhận diện, đo lƣờng các khả năng xảy ra, mức độ thiệt hại ứng với từng tình huống cụ thể, dự tính chi phí phòng ngừa có thể chấp
1. ĐẶT MỤC TIÊU 2. NHẬN DIỆN RỦI RO 3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO 4. PHÂN LOẠI RỦI RO 5.XỬ LÝ RỦI RO 6. THEO DÕI - BÁO CÁO
nhận đƣợc với từng loại rủi ro… để nhằm chủ động ứng phó giảm thiểu, chuyển giao rủi ro ngay cả khi tình huống xấu nhất xảy ra.
Bước 2: Nhận diện rủi ro hoạt động.
Nhận diện hay xác định rủi ro hoạt động là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của DNBH. Quá trình nhận diện rủi ro nhƣ vậy sẽ bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động và toàn bộ hoạt động của DN nhằm thống kê đƣợc tất cả các rủi ro hoạt động phát sinh (kể cả những rủi ro hoạt động đã và đang xảy ra lẫn những rủi ro tiềm ẩn), tính chất và mối đe dọa của các rủi ro đó, trên cơ sở đó, các nhà quản trị có thể đƣa ra các biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát rủi ro.
Trên thực tế, cũng có những rủi ro hoạt động ban đầu nhà quản trị không đề cao, cho rằng không quan trọng nhƣng các rủi ro riêng rẽ đó có thể tích lũy hoặc tác động trong mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau, dẫn đến trở thành một rủi ro gây thiệt hại lớn hơn trong DN. Các nhà quản trị cũng cần nhận thức rằng theo thời gian và tình hình, một số rủi ro nhất định có thể thay đổi rất nhanh hoặc gây ra một chuỗi rủi ro và có thể mang đặc trƣng của khủng hoảng.
Các hệ quả tài chính nhƣ bị phạt do không tuân thủ nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm, tổn thất bằng tiền hay hủy hoại, mất tài sản,…. Và các hệ quả phi tài chính ảnh hƣởng tới thƣơng hiệu làm mất khách hàng, gián đoạn hoạt động,… đến từ rủi ro hoạt động đƣợc cho là xuất phát từ 7 nhóm sự kiện chính sau đây:
(i) Nội bộ xảy ra gian lận: Do chính nhân viên DNBH hoặc tiếp tay với tội phạm hoặc tự ý gây ra các sự kiện gian lận, chiếm đoạt tài sản, biển thủ tham ô tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo,... gây tổn thất cho DNBH.
(ii) Gian lận bên ngoài: Nguyên nhân có phần đến từ sự yếu kém trong quản trị nội bộ của DNBH hoặc trình độ năng lực kém hoặc sơ hở của chính
(iii) Chính sách lao động và môi trƣờng làm việc: Vấn đề xuất phát từ các quy định, chính sách lƣơng thƣởng và nhân sự hoặc quyền lợi ngƣời lao động – một trong các nhóm lợi ích liên quan đƣợc đề cập ở trên trong quản trị doanh nghiệp, đã không đƣợc DNBH xử lý, quan tâm, đảm bảo một cách thỏa đáng và hợp lí.
(iv) Khách hàng, sản phẩm dịch vụ và thực tiễn môi trƣờng kinh doanh: Xuất phát từ sơ suất trong việc đáp ứng trách nhiệm nghề nghiệp với khách hàng hoặc các sai sót, lỗi không cố ý, hoặc không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn thực hành của môi trƣờng kinh doanh tạo nên khả năng tổn thất. Đây là một mục tiêu quan trọng trong quản trị doanh nghiệp.
(v) Bị phá hoại, mất mát các tài sản cố định, dụng cụ hay công cụ do thiên tai, chiến tranh, cháy nổ,…
(vi) Hệ thống thông tin bị lỗi hoặc gián đoạn hoạt động.
(vii) Nhóm lợi ích quan trọng khác cần lƣu ý của quản trị doanh nghiệp: Các hoạt động, quá trinh thực hiện giao dịch hàng ngày, quan hệ nhà cung cấp, đối tác hay phân phối dịch vụ sản phẩm,… đều cần đƣợc quan tâm, chú trọng quản lý.
Rủi ro hoạt động có thể đƣợc nhận diện thông qua lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro hoạt động và tiến hành điều tra. Câu hỏi có thể đƣợc sắp xếp theo nguồn phát sinh rủi ro hoạt đông, đối tƣợng phát sinh rủi ro hoạt động…Các câu hỏi cần đƣợc trả lời chi tiết theo các vấn đề nhƣ: DN đã và đang gặp phải những rủi ro nào, thiệt hại rủi ro nhƣ thế nào, tần suất xuất hiện rủi ro là bao nhiêu (trong một khoảng thời gian cụ thể - khoảng thời gian này có thể xác định theo kỳ kinh doanh của DN).
Các rủi ro tiềm ẩn nhiều khi sẽ cần đến một danh sách dài sau quá trình xác định rủi ro bởi số lƣợng quá lớn của chúng.
Tuy vậy, ta sẽ nhận diện rõ ràng hơn những rủi ro thực sự là mối nguy lớn đối với DN thông qua các bƣớc tiếp theo của quy tình quản trị rủi ro
Bước 3: Rủi ro hoạt động: Đo lường – Đánh giá.
Đo lƣờng rủi ro hoạt động là quá trình đánh giá định tính hoặc định lƣợng mức độ nghiêm trọng của rủi ro hoạt động trong DN nhằm phục vụ hoạt động QTRR đạt hiệu quả. Để đánh giá mức độ nghiêm trọng hay mức tổn thất của mỗi rủi ro hoạt động, nhà QTRR thƣờng sử dụng hai chỉ tiêu là mức độ tổn thất tối đa và khả năng xảy ra tổn thất.
a) Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động
Để đo lƣờng rủi ro hoạt động, các DN có thể có thể sử dụng kết hợp phƣơng pháp đo lƣờng định lƣợng và các phƣơng pháp định tính.
Ƣu điểm lớn của phƣơng pháp định lƣợng chính là giúp các nhà quản trị hình dung khả năng xảy ra và mức độ ảnh hƣởng của rủi ro thông qua các thông tin định lƣợng. Tuy vậy, mặt hạn chế của phƣơng pháp định lƣợng vẫn có ví dụ nhƣ:
Mô hình thƣờng phức tạp, dựa trên nhiều giả định về đối tƣợng đo lƣờng. Cần có một bộ cơ sở dữ liệu lớn đủ cho hoạt động đo lƣờng.
Vì cơ sử dữ liệu của mô hình đƣợc tạo lập bởi khá nhiều giả định nên khi môi trƣờng kinh tế thay đổi dù một chút cũng sẽ ảnh hƣởng lớn đến các tiêu chí tạo lập cơ sở dữ liệu, thay đổi cơ sở dữ liệu và thay đổi kết của mô hình. Chính vậy nên ta nói mô hình trên rất nhạt cảm với việc môi trƣờng kinh tế biến đổi.
Các phƣơng pháp đo lƣờng định tính: Đối với những rủi ro khó có thể lƣợng hóa đƣợc thì có thể dùng phƣơng pháp định tính nhƣ dựa trên các ý kiến của chuyên gia.
b)Đánh giá kết quả đo lường
Kết quả của công tác đo lƣờng là rủi ro hoạt động đƣợc phân hạng từ cao đến thấp dựa theo các giá trị tính toán đƣợc. Những rủi ro sẽ đƣợc đƣa vào kiểm soát theo các mức ƣu tiên khác nhau tùy vào các nhà quản trị thuộc các
Bước 4: Rủi ro hoạt động: Kiểm soát – xử lý.
Tr ên cơ sở kết quả đo lƣờng rủi ro hoạt động, kiểm soát rủi ro hoạt động là việc sử dụng các chiến lƣợc, các chƣơng trình hành động, công cụ, kỹ thuật phù hợp… nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hƣởng không mong đợi của rủi ro.
DN có thể kiểm soát rủi ro bằng các biện pháp sau đây:
Tránh rủi ro bằng cách không tham gia vào hoạt động có rủi ro. Với biện pháp này, nhà quản trị sẽ tránh cho DN không tham gia các dự án kinh doanh có nguy cơ xảy ra rủi ro cao, nhờ vậy mà không phải chịu rủi ro. DN có thể không phải chịu bất kỳ hậu quả xấu nào do rủi ro đã đƣợc phát hiện đem lại tuy vậy những cơ hội kiếm lời cũng có thể bị bỏ lỡ bằng biện pháp né tránh rủi ro này. Tuy nhiên có rất nhiều rủi ro mà DN không thể tránh đƣợc.
Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro là nhóm các giải pháp có mục tiêu là giảm thiểu rủi ro có thể đến với DN tới mức tối đa. Nguyên nhân gây ra rủi ro tạo nên rủi ro cho DN chính là mục tiêu chính của ngăn ngừa rủi ro. Nhà quản trị sẽ phải tìm cách nhằm giảm thiểu số lần xảy ra rủi ro trong trƣờng hợp không né tránh rủi ro. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng sẽ tìm cách giảm thiểu tối đa những tổn thất có thể có do rủi ro đem lại.
Chấp nhận rủi ro là việc chấp nhận tìn h trạng rủi ro và xác định chiến lƣợc tốt nhất có thể để giải quyết với những tổn thất và tác động của rủi ro. Việc chấp nhận rủi ro có mục đích để tránh không bỏ lỡ những cơ hội kiếm lời. Khi đã chấp nhận rủi ro, các nguồn lực tài chính cần đƣợc dự phòng hợp lý và kịp thời để bù đắp lại những tổn thất có thể có từ rủi ro để hoạt động kinh doanh chung của DN sẽ không bị ảnh hƣởng. Tuy nhiên, dự phòng quá nhiều sẽ làm ảnh hƣởng tới nguồn tài chính mà DN cần để sản xuất kinh doanh.
Chuyển giao rủi ro là hoạt động có liên quan đến thay đổi thiệt hại khi rủi ro xảy ra bằng cách dịch chuyển rủi ro cho một bên khác nhƣ tái bảo hiểm.
Tài trợ chi phí/tổn thất rủi ro tài chính, một khi xảy ra thiệt hại do rủi ro gây ra, DN cần tìm biện pháp bù đắp cho thiệt hại đó.
Bước 5: Theo dõi và lập báo cáo hàng năm.
Doanh nghiệp phải theo dõi và lập báo cáo về rủi ro hoạt động và việc xử lý rủi ro hoạt động của doanh nghiệp.
Bộ phận chuyên môn quản lý rủi ro hàng năm cần phải tiến hành đánh giá và lập báo cáo rủi ro. Báo cáo về rủi ro phải có những đánh giá so sánh giữa chi phí để quản trị rủi ro và khả năng xảy ra cũng nhƣ chi phí để khắc phục tổn thất khi rủi ro xảy đến trên cơ sở nhận diện và phân tích rủi ro. Đây là cơ sở chính để quản lý doanh nghiệp tìm và đƣa ra những quyết định, giải pháp kiểm soát, xử lý rủi ro.
Tóm lại, 5 Bƣớc trên trong quy trình QTRR hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu không làm tốt công tác nhận diện, DN sẽ bỏ sót rủi ro. Không đo lƣờng rủi ro thì sẽ dẫn tới xác định không chính xác mức độ ảnh hƣởng của chúng tới DN và đƣa ra các quyết định kiểm soát không chính xác hoặc sai lầm. Để thực hiện đƣợc các bƣớc trên thì vấn đề thông tin truyền thông là vô cùng quan trọng. Nếu quan điểm quản trị rủi ro của nhà lãnh đạo, các chính sách, quy trình thực hiện rủi ro không đƣợc phổ biến rộng rãi tới các phòng ban, nhân viên thì việc quản trị rủi ro sẽ bị “ nghẽn” và thƣờng không mang lại hiệu quả cao. Do vậy, thông tin và truyền thông đƣợc coi là “chất xúc tác” trong công tác QTRR.