Thực trạng quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong quản lý thu – chi tài chính tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 45 - 50)

2.2. Thực trạng công tác QTRR trong quản lý thu chi tài chính tại BHXH Việt Nam

2.2.1. Thực trạng quản lý thu BHXH

Nguồn thu vào Quỹ BHXH gồm có:

 Thu từ sự đóng góp của ngƣời sử dụng lao động.

 Thu từ sự đóng góp của ngƣời lao động.

 Thu từ lãi hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng Quỹ BHXH.

 Kinh phí đƣợc Nhà nƣớc chuyển từ ngân sách vào Quỹ BHXH để chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH đối với ngƣời hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH trƣớc ngày 01/01/1995; đóng BHXH cho cho ngƣời lao động có thời gian

làm việc trƣớc ngày 01/01/1995 trong khu vực Nhà nƣớc; Kinh phí hỗ trợ đóng góp của NSNN.

 Các nguồn thu hợp pháp khác.

Các hoạt động chính của quản lý thu BHXH bao gồm:

a. Quản lý đối tượng tham gia BHXH

Quản lý đối tƣợng tham gia BHXH đƣợc thực hiện theo một quy trình quản lý thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: quản lý đăng ký, quản lý quá trình tham gia đóng góp và hƣởng các chế độ BHXH; quản lý hƣởng chế độ BHXH khi đã ngừng đóng góp; thân nhân hƣởng chế độ tử tuất khi đối tƣợng qua đời; cắt hƣởng trợ cấp theo quy định và dữ liệu về đối tƣợng tham gia đƣợc đƣa vào quản lý lƣu trữ. Quản lý đối tƣợng tham gia BHXH phải đảm bảo các tiêu thức: thống nhất trên toàn hệ thống, đảm bảo yếu tố cần và đủ thông tin trƣớc mắt và trong tƣơng lai; thông tin về đối tƣợng tham gia phải dễ nhận biết, rõ ràng, minh bạch, có độ tin cậy cao; quản lý đối tƣợng tham gia không chỉ đơn thuần quản lý con ngƣời, hồ sơ mà quản lý đối tƣợng tham gia cũng chính là quản lý tài chính thu, chi chế độ BHXH.

Đối tƣợng tham gia là những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm đóng góp để tạo lập quỹ BHXH. Hiện nay BHXH chia các đối tƣợng này thành hai loại: đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện và đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc.

 Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc: là những ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia đóng BHXH theo pháp luật BHXH.

 Đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện: là ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động không thuộc đối tƣợng quy định bắt buộc nhƣng tự nguyện tham gia BHXH cho chính họ và ngƣời lao động của họ. Vì vậy, các đối tƣợng này thƣờng khó quản lý và khó thực hiện các công tác thu nộp cũng nhƣ chi trả cho các đối tƣợng. Việc triển khai thực hiện BHXH đối với các đối tƣợng này cịn gặp nhiều khó khăn so với mục tiêu tiến đến thực hiện BHXH toàn dân.

Đối tƣợng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: là những ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm.

Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm bồi thƣờng thiệt hại về thu nhập cho ngƣời lao động khi họ bị mất việc làm. Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp là trợ giúp về

tài chính cho ngƣời bị thất nghiệp để ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất định, tƣ vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề từ đó để họ có cơ hội tham gia vào mơi trƣờng lao động để họ có nhiều cơ hội mới về việc làm. BHXH Việt Nam có những biện pháp quản lý các đối tƣợng tham gia thông qua việc cấp sổ BHXH. Đây không chỉ là cách quản lý về số lƣợng mà cịn quản lý về thời gian cơng tác, ngành nghề cơng tác, mức đóng, từ đó làm căn cứ để chi trả cho các đối tƣợng. Việc quản lý cấp sổ đƣợc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nƣớc, các thơng tin trong sổ mang tính chính xác. Quản lý việc cấp sổ là trách nhiệm của cả ngƣời sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Số đối tƣợng tham gia BHXH tăng do chính sách quy định mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, mặt khác quy định về chế tài đã phát huy tác dụng đến nghĩa vụ của ngƣời sử dụng lao động.

Bảng 2.2. Tổng hợp số đối tƣợng tham gia BHXH giai đoạn năm 2014 – 2016

Đơn vị: Người

STT Đối tƣợng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 BHXH bắt buộc 11.452.522 12.072.860 13.055.704

2 BHXH tự nguyện 193.329 217.669 203.871

3 BH thất nghiệp 9.221.782 10.310.210 10.994.650

Tổng cộng 20.867.633 22.600.739 24.254.225 Nguồn: Báo cáo quyết toán ngành BHXH Việt Nam

Qua bảng trên ta thấy số ngƣời tham gia BHXH nói chung tăng lên qua từng năm với xu hƣớng năm sau cao hơn năm trƣớc. Cùng với số đối tƣợng tham gia tăng, số thu cũng không ngừng tăng lên, đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo chi trả chế độ cho ngƣời lao động khi họ gặp phải các rủi ro trong quá trình lao động nhƣ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, thất nghiệp…

Nhƣ vậy, việc quản lý đối tƣợng tham gia có hiệu quả, sau đổi mới ngƣời lao động có ý thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ lợi ích mà họ nhận đƣợc. Tuy số ngƣời tham gia tăng nhanh song nhìn chung tại các địa phƣơng thì cơng tác mở rộng đối tƣợng tham gia là còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các đối tƣợng lao động trong tổ hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc.

b. Quản lý tiền thu BHXH

Tại Việt Nam hiện nay hình thức thu chủ yếu đƣợc thực hiện chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng. BHXH Việt Nam hình thành các “tài khoản chuyên thu”, các tài khoản này đƣợc mở tại các NHNN hoặc tại Kho bạc. Tùy theo thực tế địa phƣơng mà cơ quan BHXH sẽ mở tài khoản có thể là ở cấp tỉnh hoặc huyện. Về cơ bản BHXH sẽ không thu nộp bằng tiền mặt, ngân phiếu hay hiện vật, trong trƣờng hợp đặc biệt ngƣời sử dụng lao động nộp bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thì cơ quan BHXH phải có hƣớng dẫn cụ thể để ngƣời sử dụng lao động nộp trực tiếp vào tài khoản chuyên thu BHXH. Định kỳ hàng tháng ngƣời sử dụng lao động sau khi trả lƣơng cho ngƣời lao động sẽ nộp tiền BHXH bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của họ ở một ngân hàng hay kho bạc sang tài khoản chuyên thu BHXH. Sau đó cơ quan BHXH cấp huyện và cấp tỉnh sẽ phải chuyển số thu này lên cơ quan cấp trên mà không đƣợc sử dụng tiền thu để chi bất cứ việc gì.

Kết quả thu BHXH từ năm 2014 - 2016 đƣợc thể hiện qua bảng 2.4 bên dƣới:

Bảng 2.3. Tình hình thu BHXH giai đoạn năm 2014 – 2016

Đơn vị: VNĐ

STT Đối tƣợng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 BHXH bắt buộc 130.990.356.713.822 147.549.390.481.136 175.611.378.589.312 2 BHXH tự nguyện 742.730.810.485 825.704.539.075 1.107.955.892.601 3 BH thất nghiệp 11.995.623.629.322 9.710.342.431.661 11.861.432.853.578

Tổng cộng 143.728.711.153.629 158.085.437.451.872 188.580.767.335.491 Nguồn: Báo cáo quyết tốn ngành BHXH Việt Nam

Nhìn chung, số thu BHXH tăng hàng năm chủ yếu do lộ trình tăng mức đóng theo Luật BHXH và tăng lƣơng tối thiểu.

c. Tình hình nợ BHXH

Nợ BHXH, BHYT, BHTN xảy ra tại hầu hết các địa phƣơng, trong đó số tiền ngân sách địa phƣơng nợ chiếm tỷ lệ còn cao. Nguyên nhân là do: một số đơn vị thực sự khó khăn trong sản suất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp thuộc các ngành xây dựng, thủy lợi, giao thơng vận tải nên đơn vị khơng đủ kinh phí trả lƣơng

gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc cịn hạn chế nhất là khu vực ngồi nhà nƣớc, chủ sử dụng lao động cố tình khơng đóng hoặc chỉ đăng ký đóng BHXH cho một số ngƣời lao động trong khung cán bộ quản lý; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với cơ quan BHXH trong việc kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT còn hạn chế, chƣa có biện pháp xử lý triệt để; việc phối hợp tổ chức các cuộc thanh tra liên ngành về thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở địa phƣơng cịn ít, chƣa thƣờng xun.

Bảng 2.4. Tình hình nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn năm 2014 - 2016

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng/ số phải thu (%) Số nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng/ số phải thu (%) Số nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng/ số phải thu (%) Tổng cộng 2.931 3.63% 6.420 6% 8.002 5.66% 1 BHXH 2.472 5.50% 4.496 6.67% 5.393 6.00% 2 BHTN 76 2.08% 375 6.67% 546 6.29% 3 BHYT 383 1.75% 1.549 5% 2.063 5.13%

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngành BHXH Việt Nam

Từ thực trạng trên, cơ quan BHXH đã thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục nhƣ: phối hợp kiểm tra liên ngành, thành lập tổ thu nợ liên ngành, đăng lên các phƣơng tiện thông tin đại chúng danh sách các đơn vị nợ tiền BHXH và thực hiện việc khởi kiện đơn vị sử dụng lao động ra tòa án dân sự... nhƣng kết quả còn hạn chế.

Để đảm bảo thu đúng thời hạn BHXH Việt Nam có quy định kể từ ngày hạn nộp trong vòng 30 ngày ngƣời tham gia BHXH phải nộp BHXH. Khoảng thời gian 30 ngày này là khoảng thời gian ân hạn, nếu quá thời gian ân hạn mà chƣa chuyển tiền thì đƣợc coi là vi phạm pháp luật BHXH và sẽ bị xử phạt. Những trƣờng hợp vi phạm sau đây:

 Nợ (chậm đóng BHXH): Đây là trƣờng hợp vi phạm ngƣời tham gia BHXH tính đến thời điểm quy định vẫn chƣa đóng BHXH. Nợ đƣợc chia làm ba loại:

 Nợ gối đầu: là trƣờng hợp nợ mà số tiền nợ nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình qn một tháng.

 Nợ chậm đóng: là trƣờng hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân một tháng và nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình qn ba tháng.

 Nợ đọng: là trƣờng hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình qn 3 tháng.

d. Về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Mức tiền lƣơng, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH cịn khoảng cách lớn với mức tiền lƣơng, tiền công thực tế của ngƣời lao động, nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng lao động bằng mức tiền lƣơng tối thiểu hoặc ký 2 hợp đồng với ngƣời lao động ở các mức khác nhau và lấy hợp đồng có số tiền lƣơng phải trả ít hơn số thực trả để đăng ký với cơ quan BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong quản lý thu – chi tài chính tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)