Quản lý thu chi tài chính BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong quản lý thu – chi tài chính tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 28 - 32)

1.3.1. Khái niệm Quản lý tài chính BHXH

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Vận dụng khái niệm này vào lĩnh vực tài chính BHXH, chúng ta có thể xác định khái niệm quản lý tài chính BHXH nhƣ sau:

“Quản lý tài chính BHXH là sự tác động của cơ quan quản lý BHXH tới lĩnh vực tài chính BHXH nhằm đạt mục tiêu trong một thời kỳ nhất định”

Cơ quan quản lý (chủ thể quản lý) của quản lý tài chính BHXH là cơ quan BHXH các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam. Ở địa phƣơng, cơ quan quản lý BHXH có BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng;

BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Đối tƣợng quản lý ở đây là lĩnh vực tài chính BHXH, bao gồm năm lĩnh vực. Một là, toàn bộ sự vận động của quỹ BHXH nói chung; Hai là, các hoạt động tài chính về thu các chế độ BHXH; Ba là, các hoạt động tài chính về chi các chế độ BHXH; Bốn là, các hoạt động tài chính liên quan đến bảo toàn giá trị, tăng trƣởng quỹ BHXH và sử dụng lợi nhuận phát sinh từ hoạt động đó; năm là, hoạt động tài chính trong cơ quan BHXH.

1.3.2. Quản lý thu BHXH Xây dựng kế hoạch thu BHXH Xây dựng kế hoạch thu BHXH

Thu BHXH là nguồn cơ bản hình thành quỹ BHXH, để thực hiện tốt công tác quản lý thu BHXH cần phải xây dựng kế hoạch thu BHXH rõ ràng, cụ thể, sát với thực

tế lao động và quỹ lƣơng tham gia BHXH và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng; trên cơ sở tổng số lao động, tổng quỹ lƣơng tham gia BHXH và tình hình kinh tế xã hội để xác định số phải thu. Cơ sở xác định tổng số phải thu của kế hoạch thu chủ yếu là tổng số lao động, tổng quỹ lƣơng tham gia đóng BHXH và dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội. Sau khi xây dựng đƣợc kế hoạch thu BHXH, cơ quan BHXH trình dự tốn thu BHXH với cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở dự tốn đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao, cơ quan BHXH phân bổ cho các đơn vị cấp dƣới triển khai thực hiện theo kế hoạch năm.

Tổ chức thực hiện thu BHXH

Đặc điểm của thu BHXH là số tiền thu rất lớn và của nhiều đối tƣợng khác nhau, với nhiều hình thức nhƣ thu bằng tiền mặt, chuyển khoản, séc, ủy nhiệm chi. Do vậy, hệ thống BHXH phải thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn, thống kê, báo cáo và kiểm tra tồn bộ số tiền thu BHXH theo đúng quy định của pháp luật, quản lý chặt chẽ đúng nguyên tắc tài chính. Cơ quan BHH phải phối hợp với hệ thống ngân hàng, kho bạc để tổ chức thu BHXH. Khi các đơn vị sử dụng hệ thống lao động nộp tiền BHXH vào ngân hàng, kho bạc huyện, BHXH huyện phải chuyển tồn bộ số tiền đó vào tài khoản chuyên thu BHXH của ngân hàng, kho bạc tỉnh. Định kỳ hàng tháng, ngân hàng, kho bạc, cơ quan BHXH Trung ƣơng. BHXH cấp tỉnh, huyện không đƣợc phép sử dụng tiền thu BHXH vào các mục đích khác.

Tổ chức kiểm tra thu BHXH

Kiểm tra thu BHXH nhằm rà sốt, chấn chỉnh, uốn nắm những sai sót, đơn đốc thu và phát hiện những bất cập trong quá trình quản lý. Theo pháp luật quy định, cơ quan BHXH đƣợc quyền kiểm tra việc chấp hành thu BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động đƣợc phân cấp thu và cơ quan BHXH cấp dƣới trong việc thực hiện thu BHXH. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH đƣa ra những kiến nghị để các đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH cấp dƣới thực hiện đúng các quy định về thu BHXH và có các biện pháp thích hợp, kịp thời xử lý các bất cập trong quá trình thực hiện thu BHXH. Đối với những trƣờng hợp có sai phạm lớn, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Các phƣơng thức kiểm tra hoạt động của BHXH gồm có: Kiểm tra của các cơ quan quyền lực Nhà nƣớc, kiểm tra chuyên ngành (gồm thanh tra nhân dân, kiểm tra của các tổ chức Đảng, đồn thể…) Tùy thuộc vào mục đích, u cầu, nội dung và thời gian kiểm tra để có loại hình kiểm tra phù hợp: Theo thời gian thì có loại hình thƣờng xuyên hay định kỳ; kiểm tra trƣớc, kiểm tra sau, kiểm tra đột xuất; nếu vi phạm trách nhiệm thì có kiểm tra nội bộ, kiểm tra ngoài hệ thống theo quy định của pháp luật (tổ chức thanh tra Nhà nƣớc, thanh tra nhân dân, thanh tra lao động…). Nội dung kiểm tra BHXH gồm hai nội dung:

 Kiểm tra việc chấp hành đóng, nộp BHXH tại đơn vị sử dụng lao động bao gồm: Danh sách lao động tham gia BHXH; quỹ tiền lƣơng tham gia BHXH; mức lƣơng của ngƣời lao động tham gia BHXH; thực hiện việc chuyển tiền nộp BHXH về cơ quan BHXH.

 Kiểm tra việc thực hiện việc thu BHXH của cơ quan BHXH các cấp, bao gồm việc quản lý lao động và quỹ lƣơng tham gia BHXH của các đơn vị sử dụng lao động; chấp hành quản lý và hạch toán tiền thu BHXH.

1.3.3. Quản lý chi BHXH Lập kế hoạch chi BHXH Lập kế hoạch chi BHXH

Kế hoạch chi BHXH đƣợc xây dựng phải sát với nhu cầu chi ở từng địa phƣơng (tỉnh, huyện), đảm bảo đủ nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời đƣợc hƣởng, tránh tồn đọng quá lớn trên các tài khoản ở BHXH tỉnh, huyện sẽ gây lãng phí việc sử dụng vốn. Căn cứ để xây dựng kế hoạch chi hàng năm của BHXH các cấp đó là:

 Căn cứ vào đối tƣợng đang hƣởng lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH

 Dự báo tăng giảm đối tƣợng hƣởng BHXH do Nhà nƣớc điều chỉnh tăng giảm tiền lƣơng tối thiểu hoặc thay đổi chính sách tiền lƣơng cho ngƣời hƣởng trợ cấp BHXH

Trên cơ sở dự tốn đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao, BHXH Việt Nam phân bổ và giao kế hoạch chi cho BHXH cấp tỉnh triển khai thực hiện.

Tổ chức quản lý chi BHXH

 Quản lý đối tƣợng đƣợc hƣởng các chế độ BHXH. Theo quy định hiện hành, chế độ BHXH gồm có: Chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp TNLĐ-BNN; chế độ hƣu trí; chế độ tử tuất. Đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH có thể là chính bản thân ngƣời lao động, cũng có thể là những ngƣời thân ruột thịt của ngƣời lao động (bố, mẹ, vợ chồng, con) trực tiếp phải ni dƣỡng. Đối tƣợng có thể đƣợc hƣởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng nhiều hay ít, tùy thuộc vào mức độ đóng góp (thời gian đóng góp và tiền lƣơng làm căn cứ đóng góp); các điều kiện lao động và các biến cố rủi ro mà ngƣời lao động có thể gặp phải. Điều quan trọng nhất là cơ quan BHXH phải quản lý cụ thể, chính xác từng đối tƣợng theo loại chế độ đƣợc hƣởng và mức đƣợc hƣởng; thời gian đƣợc hƣởng của họ.

 Quản lý chi trả các chế độ BHXH. Việc chi trả các chế độ BHXH phải phù hợp với từng loại đối tƣợng và từng loại trợ cấp, đảm bảo nguyên tắc chi trả đúng đối tƣợng, đúng chế độ, đầy đủ, kịp thời, chính xác và an toàn. Hầu hết việc chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời đƣợc hƣởng chủ yếu bằng tiền mặt. Khối lƣợng tiền mặt chi trả hàng tháng rất lớn, địa bàn chi trả rộng khắp các miền, vùng trong cả nƣớc và đối tƣợng chi trả thƣờng xuyên rất lớn, thời gian chi trả phải tập trung từ mùng 1 đến 5 trong tháng.

 Quản lý kinh phí chi BHXH. Để đạt đƣợc mục tiêu chi trả đầy đủ, kịp thời cho các đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH, một yêu cầu cần đặt ra là phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí để chi trả cho các đối tƣợng hƣởng BHXH, đảm bảo đƣợc yêu cầu chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời đƣợc hƣởng; tránh tồn đọng quá lớn tiền mặt trong chi trả. Để có cơ sở quản lý, điều hành và kiểm soát chặt chẽ nguồn kinh phí chi trả, BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố đƣợc mở các tài khoản chuyên chi BHXH ở hệ thống ngân hàng. Các đơn vị chỉ đƣợc sử dụng nguồn kinh phí này để chi trả cho bất kỳ một nội dung chi nào khác. Nhờ đó mà BHXH có thể kiểm tra, kiểm sốt số kinh phí đã sử dụng và số kinh phí cịn dƣ trên tài khoản của đơn vị cấp dƣới dễ dàng và thuận tiện.

Kiểm tra thực hiện chi BHXH

Nội dung kiểm tra thực hiện chi BHXH gồm có:

 Kiểm tra việc giải quyết, thanh toán, chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời đƣợc thụ hƣởng. Quá trình này liên quan trực tiếp đến ngƣời đƣợc thụ hƣởng, đến cơ quan BHXH và các cơ quan có liên quan nhƣ chủ sử dụng lao động, cơ quan giám định sức khỏe.

 Kiểm tra việc quản lý đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH thƣờng xuyên, tình hình biến động tăng giảm đối tƣợng.

 Kiểm tra việc chấp hành công tác quyết tốn, chấp hành cơng tác kế tốn - thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong quản lý thu – chi tài chính tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)