Khái niệm chung về rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại công ty TNHH văn chung (Trang 33 - 35)

1.1. Khái niệm về an ninh, an ninh phi truyền thống và quản trị rủi ro nguồn

1.1.5. Khái niệm chung về rủi ro

Rủi ro được Allan H. Willett định nghĩa: “rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”. Rủi ro cũng được định nghĩa là: “rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất”. Đặc biệt Fank H.Knight lại có một quan điểm hoàn toàn khác về rủi ro khi coi “rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”. Như vậy có thể thấy rủi ro là sự kiện không may xảy ra luôn gắn liền với hoạt động và môi trường sống của con người.

Dƣới đây là một số thuộc tính của rủi ro đƣợc các nhà nghiên cứu về rủi ro chỉ ra nhƣ sau:

Thứ nhất, rủi ro chính là những nguy cơ tiềm ẩn nhưng không mang tính chắc chắn. Đó có thể là một sự việc, hiện tượng hoặc một hành động nào đó… có thể xảy ra và có thể gây ra những thiệt hại tuỳ thuộc vào các yếu tố làm phát sinh và tác động đến nó;

Thứ hai, rủi ro được hình thành từ hai yếu tố: tần suất xuất hiện rủi ro và hậu quả của rủi ro. Khi xem xét, đánh giá rủi ro người ta thường xem xét đến khả năng chắn chắn hoặc không chắc chắn xảy ra của rủi ro và mức độ hậu quả nếu rủi ro đó xảy ra.

Thứ ba, rủi ro có tính biến động. Nó luôn thay đổi theo môi trường, theo hoàn cảnh và các yếu tố tác động liên quan khác.

Thứ tư, rủi ro có thể được đo lường bằng việc thông qua đánh giá về mức độ tần suất rủi ro và hậu quả của nó.

Rủi ro đƣợc phân loại theo các nhóm sau:

- Tính chất của rủi ro, bao gồm: rủi ro suy đoán và rủi ro thuần túy;

+ Rủi ro suy đoán hay còn gọi là rủi ro đầu cơ hay rủi ro suy tính, tồn tại cơ hội kiếm lời cũng như nguy cơ tổn thất. Đây là loại rủi ro gắn liền với khả năng thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và đầu cơ. Ví dụ, mua cổ phiếu, chứng khoán: khoản đầu tư này có thể lãi, cũng có thể hòa, hoặc lỗ vốn;

+ Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà một khi nó xảy ra thì chỉ có thể dẫn đến tổn thất, mất mát chứ không có cơ hội kiếm lời. Ví dụ như rủi ro về thiên tai: bão lũ, động đất, sóng thần, hỏa hoạn...

- Phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, bao gồm: rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt: + Những rủi ro ro phát sinh từ nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của con người được xếp vào phạm vi của rủi ro cơ bản. Hậu quả của nó thường vô cùng nghiêm trọng, khó lường trước và có ảnh hưởng tới toàn cộng đồng cũng như xã hội. Ví dụ như: khủng hoảng kinh tế, lạm phát, ...

+ Rủi ro riêng biệt là loại rủi ro có nguyên nhân xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách quan của mỗi cá nhân, tổ chức khác nhau. Loại rủi ro này chỉ ảnh hưởng đến lợi ích, quyền lợi của mỗi cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với một cá nhân hoặc doanh nghiệp nhưng không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế xã hội. Ví dụ như: đắm tầu, cháy nổ, v.v...

Nguyên nhân của rủi ro bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan:

+ Những rủi ro xảy ra ngoài ý muốn của con người và không thể lường trước hay kiểm soát được là những rủi ro do các yếu tố khách quan mang lại. Đây thường là những nguyên nhân xảy ra từ môi trường tự nhiên như: động đất, bão lũ, gió, mưa, hạn hán, cháy nổ … rủi ro do khủng hoảng kinh tế hoặc có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và điều hành vĩ mô của chính phủ;

+ Rủi ro do các yếu tố chủ quan là loại rủi ro có nguyên nhân từ hành vi trực tiếp của con người hoặc từ các tổ chức xã hội, tổ chức kinh doanh. Ví dụ như: thể chế chính trị không ổn định, hệ thống pháp luật luôn thay đổi, quyết định một chính sách quản lý vĩ mô lệch hướng...

Tác động của môi trường vĩ mô gây ra rủi ro như: rủi ro kinh tế, chính trị, rủi ro pháp luật, rủi ro văn hóa, rủi ro do điều kiện tự nhiên (thiên tai..)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại công ty TNHH văn chung (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)